Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ về lời xin lỗi và cảm ơn trong cuộc sống(khoảng 300 từ)

suy nghĩ về lời xin lỗi và cảm ơn trong cuộc sống(khoảng 300 từ)
 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
507
3
5
Ngọc Lan
04/02/2021 21:55:37
+5đ tặng

Một con người toàn diện là một con người không chỉ có tài năng xuất chúng mà trước hết phải là một con người có đạo đức và những phẩm chất quý giá. Một trong những phẩm chất tốt đẹp đó là coi trọng tình nghĩa, biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác và nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm. Không được quy định trong bộ luật chính thức nào nhưng nó đã trở quy luật bất thành văn, là thước đo để đánh giá phẩm chất của một con người.

Mọi đứa trẻ khi bắt đầu bước những bước chập chững khám phá thế giới xung quanh đều được bố mẹ, ông bà và thầy cô dạy rằng khi được ai cho đó cho thứ gì hay khi người ta giúp mình việc gì đó thì phải nói “Cảm ơn” để tỏ lòng biết ơn, trân trọng với sự giúp đỡ đó và khi trót phạm lỗi, gây ra rắc rối cho người khác phải biết nói “Xin lỗi” để tỏ lòng biết lỗi, hối hận của bản thân. Hầu như đứa trẻ nào cũng ghi nhớ và thực hành đúng hai câu nói này dưới sự giám sát, nhắc nhở của bố mẹ hay thầy cô nhưng khi lớn lên, chúng dần dần quên đi phải nói hai câu này và đôi khi có nhớ rằng phải nói thì cũng không còn nhớ lí do thực sự tại sao phải nói “Cảm ơn” và “Xin lỗi” nữa. Rộng ra hơn nữa trong xã hội, rất nhiều người đã không còn nhớ bài học đầu đời nhưng vô cùng quan trọng này nữa rồi.

Một cá nhân sống trong tập thể không bao giờ có thể sống một mình tách biệt với mọi người mà luôn luôn có ít nhất một mối quan hệ nào đó với người khác. Bên cạnh đó, không một ai trong xã hội có thể làm mọi việc bằng tự chính bản thân, ví dụ như một cô gái sống một mình thì đôi khi với sức lực yếu ớt của phụ nữ không thể bê một bình nước nặng lên trên nhiều tầng lầu mà không thấy mệt, hay một người không thể hoàn thành tốt một hạng mục công việc khó khăn mà không cần đến ý tưởng và công sức của người khác,….do vậy, chắc chắn ít nhất một lần trong đời bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của người khác, mà khi nhận sự giúp đỡ đó rồi, bạn nên dửng dưng coi như lẽ tất nhiên hay cần có thái độ biết ơn người đó? Câu trả lời tất nhiên là vế thứ hai và để làm được điều đó, một câu “Cảm ơn” ngắn gọn, đơn giản đôi khi cũng là đủ rồi.

Bên cạnh đó, ai đó đã từng nói rằng không một ai trên đời là hoàn hảo, mỗi con người nhất định sẽ mắc ít nhất một lỗi sai nào đó, có những lỗi sai chỉ gây ảnh hưởng cho bản thân, mình sai mình chịu nhưng cũng có những lỗi lầm làm ảnh hưởng đến cả người khác như đi đường không may xô vào làm ngã một người đang ôm một chồng tài liệu dày hay đơn giản là một đứa trẻ nghịch ngợm trót đá bóng làm vỡ ô cửa kính của nhà hàng xóm. Chúng ta không thể vặn ngược thời gian để ngăn chặn những sai lầm đó cho nên khi gây ra lỗi lầm thì chỉ có thể tìm cách khắc phục và trước tiên là phải biết nói với nạn nhân mà chúng ta gây ra lỗi hai tiếng “Xin lỗi”.

Trong xã hội phong kiến không phải đứa trẻ nào cũng được đến trường để học con chữ nhưng bù vào đó là chúng được bố mẹ dạy bảo nghiêm khắc những tiêu chuẩn đạo đức mà biết nói cảm ơn và xin lỗi là một trong những bài học quan trọng. Mặt khác trong xã hội cũ khi nhịp sống còn chậm, mọi người sống với nhau rất tình cảm nên không khó để nhận thấy những biểu hiện chân thành và lời cảm ơn, xin lỗi. Nhưng thời gian trôi đi, xã hội ngày càng phát triển hơn, những tưởng con người ta sẽ nâng cao tầm hiểu biết về vấn đề này nhưng thực tế thật đáng buồn làm sao khi lời cảm ơn và xin lỗi dần ít đi trong xã hội. Nhiều người xin vào cái cớ nếu cứ nói cảm ơn và xin lỗi liên tục thì chỉ là biểu hiện của sự khách sáo xa cách, sự hời hợt và giả tạo mà không bao giờ nói “Cảm ơn” hay “Xin lỗi”. Nhưng theo tôi, đây chỉ là sự ngụy biện cho lối sống đã xuống cấp. Con người ta dần xa cách nhau, mỗi người sống trong thế giới của riêng bản thân mà không cần quan tâm đến cảm nhận của người khác. Các bạn hãy thử suy nghĩ thêm bằng cách đặt bản thân vào vị trí của người khác, khi bản thân mình giúp đỡ ai đó với sự nhiệt tình, chân thành nhưng nhận lại chỉ là sự hờ hững và khi ai đó gây ra lỗi đẩy bản thân mình vào rắc rối mà không chút ăn năn, hối hận với hành động đó thì các bạn sẽ có cảm xúc gì? Câu trả lời của các bạn cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao chúng ta phải biết nói lời cảm ơn và xin lỗi”.

Lời cảm ơn và xin lỗi tưởng rất ngắn gọn nhưng rất đỗi quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Hãy hướng bản thân đi theo con đường của một người không chỉ có tài năng mà còn có những phẩm chất đạo đức quý giá và hãy thực hành nó ngay từ hôm nay bằng cách nói “cảm ơn” và “xin lỗi” với mọi người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
5
Nguyễn Anh Minh
04/02/2021 21:55:38
+4đ tặng
Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội. Lời cảm ơn là một trong những biểu hiện thái độ của ứng xử văn hóa, một hành vi văn minh và lịch sử trong các mối quan hệ xã hội. Biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tọc ta từ ngàn đời nay. Đứng giữa một tập thể, một công đồng, nếu một người nói ra những lời cảm ơn chân thành, sẽ cho mọi người thấy được phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ dàng cư xử và đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Lời cảm ơn trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn.Mỗi khi giúp đỡ ai đó, không mong sẽ được nhận bất cứ thứ gì, không cần người đó phải trả ơn bằng vật chất, cái chúng ta cần có lẽ chỉ là lời cảm ơn chân thành. Bởi thế mỗi chúng ta phải nghĩ đến những ai đã đốt lên ngọn lửa trong chúng ta với lòng biết ơn sâu sắc.Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Bạn hãy nói lời cảm ơn trước tiên đó chính là cha mẹ, vì họ chính là người giúp bạn tồn tại ở cuộc sống này, cũng là người đã nuôi dưỡng dạy dỗ bạn hằng ngày. Hãy cảm ơn những giúp bạn vượt qua những khó khăn, hay người hàng xóm nhắc bạn tắt công tắc nước khi nước tràn bể…..Hãy tự mình thực hiện lời cảm ơn chân thành. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.Dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.
0
5
acccc
04/02/2021 21:56:45
+3đ tặng

Trong cuộc sống lời xin lỗi cùng hai tiếng cảm ơn luôn là những nguyên tắc đạo đức thiết thực nhất mà mỗi người cần có trong văn hóa ứng xử. Biết nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ và biết xin lỗi khi mắc sai lầm cũng là một cách thể hiện lòng tự tôn của chính bản thân mình

Biết cảm ơn và biết nói lời xin lỗi là một nguyên tắc cơ bản nhất trong văn hóa giao tiếp giữa con người với con người. 
Khi được giúp đỡ, con người ta cần phải nói lời cảm ơn đến ân nhân của mình, đó là phép lịch sự tối thiểu. Khi nhận được lời cảm ơn chân thành từ người mình ban ơn, người làm ơn cũng sẽ thấy vui, thấy ấm lòng vì nhận ra rằng sự giúp đỡ của mình là có ích, đã mang lại điều tốt đến cho mọi người.

Khi mắc phải lỗi lầm với người khác thì phải biết xin lỗi, nhận lỗi sai của mình, có như vật, mâu thuẫn giữa mọi người mới được giảm nhẹ, đồng thời cũng thể hiện văn hóa của người mắc lỗi, biết nhận cái sai là sẽ biết sửa sai.

Biết cảm ơn và xin lỗi đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm sẽ giúp lòng mình được thanh thản, nhẹ nhõm hơn. Lời cảm ơn, xin lỗi lịch sự, chân thành sẽ khiến con người với con người gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn, gắn kết nhau hơn vì những điều tưởng như bình dị, giản đơn nhưng có tầm quan trọng vô cùng 

 

Nếu chúng ta không biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, người làm ơn sẽ nhận thấy sự thiếu tôn trọng họ từ bạn, rằng việc làm của họ và vô nghĩa và sự giúp đỡ sẽ không có lần thứ hai. Không chịu xin lỗi, không chịu nhận lỗi khi làm sai sẽ khiến cho mối quan hệ của bạn trở nên căng thẳng, bạn sẽ bị đánh giá là một con người thiếu lễ độ, sự tôn trọng với bạn sẽ bị suy giảm trầm trọng.

Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay là tình trạng những lời cảm ơn, xin lỗi dường như không còn sự phổ biến hay còn tồn tại nhưng lại bao hàm ý nghĩa xã giao rõ rệt. Đặc biệt là các bạn trẻ với lối suy nghĩ đề cao cá nhân, các bạn rất cân nhắc khi đưa ra lời xin lỗi vì cho rằng như vật là tự hạ thấp bản thân mình hay nói ra những lời cảm ơn không có nhiều tình cảm.

Đất nước ngày một đổi mới, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện nhưng với sự nhu nhập của văn hóa và nhu cầu vật chất ngày càng cao khiến cho con người ngày càng thờ ơ, vô cảm với nhau, ít quan tâm nhau và có nhiều sự tính toán thiệt hơn với nhau để giành lấy phần hơn về cho mình. Để rồi, chính những lối ứng xử văn hóa đạo đức tưởng chừng đã trở thành đạo lý, truyền thống cũng bị mai một dần, lời cảm ơn và xin lỗi cũng vậy.

Xem thêm:  Tả người lao động đang làm việc lớp 5, bài văn tả công nhân, bác sĩ, nông dân

 

Không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi sẽ dễ khiến cho tâm hồn con người trở nên chai sạn, vô cảm. Con người với con người trong xã hội mất đi sự gắn kết. Con người không viết nói lời cảm ơn là những người vô ơn bạc nghĩa, những người không biết nói lời xin lỗi là bất nghĩa, thiếu đạo đức

Đừng coi thường lời cảm ơn, xin lỗi tưởng chừng nhỏ bé và vô hại, nó là bề nổi của đạo đức nhưng đừng để nó bị thoái trào. Người ta thường nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để cho thấy tầm quan trọng của ứng xử giao tiếp trong cuộc sống. Văn hóa, đạo đức, lòng tự tôn và cách đánh giá về một con người cũng từ đó mà ra. Tuy nhiên, lời cảm ơn và xin lỗi phải thành tâm, xuất phát từ sự chân thành thì đó mới thực sự tạo nên những ý nghĩa tốt đẹp thực sự.

Hãy biết nói lời cảm ơn khi được nhận ơn và biết nói lời xin lỗi khi mắc sai lầm, đó là phép lịch sự tối thiểu nhất, cũng là thước đo nhân cách của mỗi người. Hãy xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp trước mắt mọi người từ những chuyện nhỏ nhặt nhất, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành.



 
3
3
Wind
04/02/2021 22:11:00
+1đ tặng

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Sẽ có lúc nào đó chúng ta đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, đó là lúc lời cảm ơn cần được sử dụng một cách chân thành. Lời cảm ơn biểu thị sự kính trọng và biết ơn những gì mọi người xung quanh dành cho mình, là một nét đẹp văn hóa của con người. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Không ai có thể sống mà không quan tâm đến người khác. Cho đi những gì mình có và nhận lại những gì mình cần vốn là quy luật của xã hội loài người. Lòng biết ơn và biết nói lời cảm ơn làm cho mối quan hệ giữa người và người thêm gần gũi, thân thiện và bền chặt hơn. Những từ tưởng chừng như một đứa trẻ lên ba cũng có thể thốt lên được ấy lại đóng một vai trò vô cùng to lớn, nó thể hiện nếp văn hóa ứng xử lịch sự trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Hơn nữa, đó còn là một chất keo kết dính mọi người lại với nhau, là sợi dây vô hình gắn kết những mối quan hệ trong xã hội.

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư