"Ba thứ mà virus không thích: 1. Ánh sáng mặt trời, 2. Nhiệt độ, và 3. Độ ẩm", giáo sư nói khi trả lời một câu hỏi về thời gian ông cho rằng các ca nhiễm bệnh lên tới đỉnh điểm.
"Ánh sáng mặt trời sẽ triệt tiêu một nửa khả năng phát triển của virus", ông Nicholls giải thích. "Ánh sáng mặt trời thực sự rất tốt để diệt virus". Vì thế, những khu vực như Australia, châu Phi và Nam bán cầu sẽ không hứng chịu tỷ lệ lây nhiễm cao vì họ đang ở vào giữa mùa hè.
Về nhiệt độ, Nicholls cho biết, thời tiết càng ấm thì càng ngăn chặn tốt sự lây lan của virus. "Virus có thể tồn tại nguyên vẹn ở khoảng 4 độ C (39 độ F) hoặc 10 độ C (50 đồ F) trong một khoảng thời gian dài hơn", ông nói. "Nhưng ở mức 30 độ C (86 độ F) thì nó sẽ ngừng hoạt động. Và độ ẩm cao virus cũng không thích".
Tuy nhiên, giáo sư Nicholls cho biết, ông không coi SARS hay MERS - một virus mới Trung Đông lây lan năm 2012, giống như ổ dịch năm nay.
"So với SARS và MERS, chúng ta đang nói về một loại virus corona có tỷ lệ tử vong thấp hơn 8-10 lần so với SARS và MERS", ông nói. "Vì vậy, so sánh đúng thì không phải là với SARS hay MERS mà là với cảm lạnh. Về cơ bản nó là một dạng cảm lạnh nghiêm trọng".
Ông giải thích thêm, tương tự cảm thông thường, môi trường xung quanh ổ dịch đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tốc độ sinh tồn và lây lan của virus. Do mùa thay đổi nên ông hy vọng sự lây lan của virus mới sẽ được kiềm chế trong vài tháng tới.
"Tôi nghĩ nó sẽ tự diệt trong khoảng 6 tháng nữa", vị giáo sư nhận định. "Môi trường là một yếu tố quan trọng. Môi trường vào khoảng tháng 5 sẽ không thuận lợi cho sự phát triển của virus", ông nói. "Bằng chứng là hãy xem cảm lạnh thông thường - luôn luôn vào mùa đông. Vì vậy, môi trường tự nhiên ở châu Á sẽ không thuận lợi (cho virus) vào khoảng tháng 5".