Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em có nhân xét gì về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Thái Nguyên đầu thế kỉ XV?

em có nhân xét gì về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân thái nguyên đầu thế kỉ XV

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
354
0
1
Nguyễn Nguyễn
05/02/2021 11:01:21
Vào thời kì lịch sử này, có thể nói, tỉnh Thái Nguyên là một trọng điểm về phong trào dấy binh cứu nước, cả về số lượng lẫn chất lượng. Cũng có thể có một nguyên nhân lớn là tỉnh Thái Nguyên trong những năm tháng đó là một trong những nơi bị giặc Minh đàn áp, cướp bóc khốc liệt nhất. Các nhà sử học đã có nhiều nhận định minh chứng cho việc này: “Tại Thái Nguyên, quân Minh đi đến đâu chúng đều tàn phá, cướp bóc đến đấy. Chúng còn dùng thủ đoạn lừa bịp, phao tin trong dân chúng cốt làm cho mọi người tưởng rằng quân Minh sang nước ta với mục đích vô tư là giúp phục hồi nhà Trần. Chúng cho thả xuống sông Cầu và sông Công những tấm thẻ viết lời tuyên bố hòa bình bịp bợm đó”. Những chính sách bóc lột bằng thuế khóa, lao dịch bất công, bắt phu, bắt lính, những thủ đoạn đốt sách, cướp vàng bạc châu báu, bắt nhân tài, thợ giỏi về Trung Hoa nhằm đồng hóa văn hóa, đồng hóa dân tộc, chúng cũng rất nặng tay với người Thái Nguyên. Vì vậy, cùng với nhân dân cả nước, dân chúng Thái Nguyên đã nổi dậy khắp nơi. Ngay từ năm 1408 những cuộc khởi nghĩa nối khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra không ngừng với các tên tuổi các thủ lĩnh như Trần Nguyên Kháng, Nguyễn Đa Bí, Chu Sư Nhan, Bùi Quý Thăng, Nguyễn Khắc Chẩn, Nguyễn Trà, Dương Khắc Cung, Dương Thế Chân, Nguyễn Nhũ… Trong các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Thái Nguyên vào thời kì lịch sử oanh liệt này, có hai cuộc khởi nghĩa lớn còn lưu mãi sử xanh. Đó là cuộc khởi nghĩa của nghĩa binh Áo đỏ và cuộc Khởi nghĩa Ông Lão. Ban đầu, Khởi nghĩa Ông Lão xây dựng căn cứ ở vùng Đồng Hỷ rồi sau đó phát triển nhanh chóng về Phổ Yên, Phú Bình. Khởi nghĩa Ông Lão lan rộng đến đâu cũng được người dân đồng lòng hưởng ứng. Thừa thế xông lên, nghĩa quân đã mở rộng địa bàn hoạt động và lập căn cứ tại các nơi như Tư Nông (nay là Phú Bình), Cổ Lũng (nay là Hữu Lũng, Lạng Sơn). Nghĩa quân Ông Lão mỗi ngày một lớn mạnh khiến triều đình nhà Minh lo sợ, lệnh cho quan đồng tri phủ Thái Nguyên Mã Bá Hổ tuyển mộ binh lính, tích trữ nhiều lương thảo để đàn áp. Tháng 6 năm 1410, quân Mã Bá Hổ đánh úp căn cứ của nghĩa quân ở Đồng Hỷ. Mặc dù lực lượng mỏng hơn rất nhiều nhưng thủ lĩnh Ông Lão đã chỉ huy nghĩa quân đánh trả quyết liệt. Sau đó, nghĩa quân đã phá vòng vây của quân địch, kéo đến các vùng đất mới, tiếp tục củng cố, xây dựng lực lượng. Từ những căn cứ mới, nghĩa quân đã nhiều lần tiến công diệt giặc, khiến kẻ thù thiệt hại nặng nề. Cuộc khởi nghĩa Ông Lão kéo dài đến tháng 3 năm 1412 mới bị dập tắt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Tuấn Anh SPUR
05/02/2021 11:09:11

Những cuộc khởi nghĩa do con cháu nhà Trần trực tiếp đứng lên lãnh đạo phải kể đến khởi nghĩa của Trần Ngỗi (Giản Định Đế) và Trần Quí Khoáng. Đó là hai cuộc dấy binh lớn nhất lúc bấy giờ. Hai cuộc khởi nghĩa này do các quý tộc tôn thất họ Trần lãnh đạo, ngoài mục đích diệt giặc Minh, giành lại đất nước, còn là sự khôi phục triều Trần. Những cuộc khởi nghĩa này đã nhiều phen làm kẻ thù thất điên bát đảo, nhưng sau đó do sự phân rã lực lượng và mất đoàn kết nội bộ nên chưa được sự đồng tâm hiệp lực của đông đảo nhân dân mọi miền để trở thành phong trào yêu nước có quy mô toàn quốc.
Ngoài những cuộc khởi nghĩa do con cháu nhà Trần chỉ huy, phải kể đến những cuộc khởi nghĩa của dân chúng nổi dậy khắp nơi ở các tỉnh đồng bằng như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình…Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Lê Nhị ở Thanh Oai, Lê Khang ở Thanh Trì, Phạm Tuân ở Đông Kết, Khoái Châu, Đỗ Côi ở Trường Yên… Ở các tỉnh miền núi, phong trào đánh giặc cứu nước của các dân tộc thiểu số cũng vô cùng rầm rộ.
Trước sức đàn áp khốc liệt của nhà Minh, năm 1412 các cuộc khởi nghĩa quanh Đông Quan và các phủ vùng đồng bằng dần dần thất bại. Năm 1413, Trương Phụ tập trung quân mở cuộc tiến công lớn vào phía nam, cuộc khởi nghĩa của Trần Quí Khoáng tan rã.
Vào thời kì lịch sử này, có thể nói, tỉnh Thái Nguyên là một trọng điểm về phong trào dấy binh cứu nước, cả về số lượng lẫn chất lượng. Cũng có thể có một nguyên nhân lớn là tỉnh Thái Nguyên trong những năm tháng đó là một trong những nơi bị giặc Minh đàn áp, cướp bóc khốc liệt nhất. Các nhà sử học đã có nhiều nhận định minh chứng cho việc này: “Tại Thái Nguyên, quân Minh đi đến đâu chúng đều tàn phá, cướp bóc đến đấy. Chúng còn dùng thủ đoạn lừa bịp, phao tin trong dân chúng cốt làm cho mọi người tưởng rằng quân Minh sang nước ta với mục đích vô tư là giúp phục hồi nhà Trần. Chúng cho thả xuống sông Cầu và sông Công những tấm thẻ viết lời tuyên bố hòa bình bịp bợm đó”. Những chính sách bóc lột bằng thuế khóa, lao dịch bất công, bắt phu, bắt lính, những thủ đoạn đốt sách, cướp vàng bạc châu báu, bắt nhân tài, thợ giỏi về Trung Hoa nhằm đồng hóa văn hóa, đồng hóa dân tộc, chúng cũng rất nặng tay với người Thái Nguyên. Vì vậy, cùng với nhân dân cả nước, dân chúng Thái Nguyên đã nổi dậy khắp nơi. Ngay từ năm 1408 những cuộc khởi nghĩa nối khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra không ngừng với các tên tuổi các thủ lĩnh như Trần Nguyên Kháng, Nguyễn Đa Bí, Chu Sư Nhan, Bùi Quý Thăng, Nguyễn Khắc Chẩn, Nguyễn Trà, Dương Khắc Cung, Dương Thế Chân, Nguyễn Nhũ… Trong các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Thái Nguyên vào thời kì lịch sử oanh liệt này, có hai cuộc khởi nghĩa lớn còn lưu mãi sử xanh. Đó là cuộc khởi nghĩa của nghĩa binh Áo đỏ và cuộc Khởi nghĩa Ông Lão. Ban đầu, Khởi nghĩa Ông Lão xây dựng căn cứ ở vùng Đồng Hỷ rồi sau đó phát triển nhanh chóng về Phổ Yên, Phú Bình. Khởi nghĩa Ông Lão lan rộng đến đâu cũng được người dân đồng lòng hưởng ứng. Thừa thế xông lên, nghĩa quân đã mở rộng địa bàn hoạt động và lập căn cứ tại các nơi như Tư Nông (nay là Phú Bình), Cổ Lũng (nay là Hữu Lũng, Lạng Sơn). Nghĩa quân Ông Lão mỗi ngày một lớn mạnh khiến triều đình nhà Minh lo sợ, lệnh cho quan đồng tri phủ Thái Nguyên Mã Bá Hổ tuyển mộ binh lính, tích trữ nhiều lương thảo để đàn áp. Tháng 6 năm 1410, quân Mã Bá Hổ đánh úp căn cứ của nghĩa quân ở Đồng Hỷ. Mặc dù lực lượng mỏng hơn rất nhiều nhưng thủ lĩnh Ông Lão đã chỉ huy nghĩa quân đánh trả quyết liệt. Sau đó, nghĩa quân đã phá vòng vây của quân địch, kéo đến các vùng đất mới, tiếp tục củng cố, xây dựng lực lượng. Từ những căn cứ mới, nghĩa quân đã nhiều lần tiến công diệt giặc, khiến kẻ thù thiệt hại nặng nề. Cuộc khởi nghĩa Ông Lão kéo dài đến tháng 3 năm 1412 mới bị dập tắt.
Song song với cuộc khởi nghĩa Ông Lão, khởi nghĩa Áo Đỏ là cuộc khởi nghĩa gây tiếng vang lớn trên địa bàn cả nước. Khởi nghĩa Áo Đỏ được khởi sự từ năm 1410, tại rừng núi Hùng Sơn, thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, tập hợp được nhiều dân tộc, trong đó nổi lên là người dân tộc thiểu số. Một màu sắc khá lãng mạn của cuộc khởi nghĩa này là khi giao chiến với quân giặc, các nghĩa quân luôn mặc áo đỏ. Màu áo đỏ có lẽ như để minh chứng cho tinh thần quả cảm, quyết chiến và sẵn sàng dâng máu xương cho đất nước. Các căn cứ của cuộc khởi nghĩa Áo Đỏ còn vươn xa hơn cả cuộc khởi nghĩa Ông Lão. Từ Hùng Sơn, phong trào Áo Đỏ lan rộng ra khắp nhiều vùng Việt Bắc, Tây Bắc rồi đến tận miền núi Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay. Những trận đánh xuất quỉ nhập thần của Khởi nghĩa Áo đỏ cùng nhiều cuộc khởi nghĩa khác trong thời kì này đã gây rất nhiều thiệt hại cho chính quyền nhà Minh, làm chúng không thể đặt được nền đô hộ thực sự trên các miền rừng núi bao la hiểm trở của Đại Việt. Chính nhà Minh cũng phải thừa nhận điều này. Sách Bình định Giao nam lục (đời Minh) đã viết: “Lúc bấy giờ, từ Đông Quan về phía đông, giặc cướp nổi lên như ong, gọi là dẹp yên thì chỉ có một thành Giao Châu mà thôi”.
Trước sự đàn áp tàn bạo của giặc Minh, các cuộc khởi nghĩa tuy lần lượt thất bại nhưng đã gây cho địch nhiều tổn thất, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi hoàn toàn vào mùa đông năm 1427.
Nhắc đến các lực lượng của nhân dân Thái Nguyên nổi lên chống giặc Minh, không thể không nhắc đến cha con Lưu Nhân Chú ở xã Thuận Thượng (nay là xã Vân Yên, huyện Đại Từ). Ngay từ năm 2009, Lưu Nhân Chú đã cùng cha là Lưu Trung và em rể là Phạm Cuống tìm đường vào Lam Sơn (quê gốc của Lưu Nhân Chú) và đã được Lê Lợi trọng dụng. Lưu Nhân Chú là một trong 18 người thân tín cùng Lê Lợi tham dự hội thề Lũng Nhai, kết nghĩa anh em, đồng lòng giết giặc cứu nước. Sau khi phất cờ khởi nghĩa, Lê Lợi đã cử Lưu Nhân Chú cùng cha và em rể trở về Thuận Thượng, Đại Từ chiêu mộ quân sĩ, tích trữ lương thảo, đợi thời cơ dấy binh. Trong hai năm 1416, 1417, tại nhiều địa điểm trên đất Đại Từ, Phổ Yên, cha con họ Lưu đã “gây được muôn đội, phục kín chờ vua dấy lên” (theo Gia phả thực lục họ Lưu xã Vân Yên). Trong kháng chiến chống giặc Minh ở Lam Sơn, gia đình họ Lưu, đặc biệt là Lưu Nhân Chú đã phò Lê Lợi, lập nhiều chiến công hiển hách. Ông là một trong những tướng trụ cột đánh tan mười vạn quân cứu viện của giặc Minh, chém chết Liễu Thăng tại ải Chi Lăng, Lạng Sơn.
Khi Lê Lợi thu lại bờ cõi, vương triều Lê thành lập, Lưu Nhân Chú được Lê Thái Tổ phong chức tể tướng, vừa cai quản việc quân vừa cai quản việc hình pháp.

Là người dân Thái Nguyên, không ai được phép quên những trang sử hào hùng, vẻ vang đã diễn ra trên chính mảnh đất của quê hương mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×