Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy cho biết nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật?

câu 1 ; em hãy cho biết nhiệt độ môi trường đã ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật ?, phân biệt nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt                                                                                                                                         b, Nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường ? vì sao ?                                         câu 2: a,Nêu đặc điểm thích nghi của các cây ưa ấm ,cây chịu hạn                                                                            b,Nêu đặc điểm thích nghi của động vật ưa ấm và chịu hạn                                                                                     Câu 3 :a,Độ ấm đã tác động đến đặc điểm nào của thực vật ,động vật                                                                      b,Cos mấy nhóm động vật và thực vật thích nghi với độ ẩm khác nhau                                                                    c,Trong quá trình sống sinh vật đã tác động ngược trở lại đến độ ẩm của mô trường như thế nào ?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
458
1
1
Tú Uyên
05/02/2021 13:38:27
+5đ tặng

Nhiệt độ ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái của sinh vật như:

+ Thực vật:

- Ở vùng nhiệt đới, bề mặt lá có tầng cutin dày để hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ môi trường cao.

- Ở vùng ôn đới, vào mùa đông nhiệt độ thấp cây thường rụng lá để giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, thân cây có các lớp bần cách nhiệt, có vảy mỏng bao bọc chồi lá

+ Động vật:

- Sống ở vùng lạnh: có lông dày dài, kích thước cơ thể lớn hơn

- Sống ở vùng nóng: có lông thưa và ngắn, kích thước cơ thể nhỏ

Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như:

+ Thực vật: nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và hô hấp, khả năng hô hấp và quang hợp của thực vật sẽ giảm khi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

+ Động vật:

- Khi nhiệt độ môi trường quá cao: một số động vật có tập tính ngủ hè, chui vào hang chống nóng

- Khi nhiệt độ môi trường quá thấp: một số động vật có tập tính ngủ đông, chui vào hang để chống lạnh

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Nguyễn Nguyễn
05/02/2021 13:38:52
+4đ tặng
1- ảnh hưởng tới hình thái và sinh lí của sinh vật
1
1
Kim Huệ
05/02/2021 13:38:53
+3đ tặng
Câu 3 : 

– Đối với thực vật: tùy khả năng thích nghi với độ ẩm, thực vật được chia thành 2 nhóm là thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn.

Thực vật ưa ẩm: Sống nơi ẩm ướt, lá to và mỏng, tầng cutin rất mỏng. Khả năng điều tiết nước yếu, gặp điều kiện khô hạn như khi nắng nóng quá cây thoát nước nhanh nên bị héo.

Thực vật ưa hạn: có các cơ chế chống mất nước (lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, phiến lá dài hẹp), dự trữ nước (thân có nhiều tế bào chứa nước, khi gặp mưa cây tích luỹ một lượng nước trong cơ thể, trong củ), lấy nước (rễ mọc sâu trong lòng đất, hoặc lan rộng để hấp thụ nước,…), trốn hạn (khi khô hạn lâu, hoạt động sinh lí của cây yếu, ban ngày lỗ khí đóng để hạn chế mất nước; hạt rụng xuống, ngủ nghỉ khi gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm).

– Đối với động vật: tùy thuộc vào khả năng thích nghi với độ ẩm, động vật được chia thành 2 nhóm động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.

Động vật ưa ẩm (ếch, nhái, giun đất…) nhu cầu về độ ẩm môi trường hoặc trong thức ăn cao. Da ẩm ướt và là cơ quan trao đổi nước, khí của cơ thể (ếch nhái). Hoạt động nhiều vào ban đêm, trong bóng râm hoặc trốn tránh vào các hang hốc. Vào mùa đông lạnh hoặc khi thiếu nước thì ếch nhái có thể ngủ thời gian dài trong hang hoặc vùi mình trong bùn ẩm ướt.

Động vật ưa khô sống được ở nơi có độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài. Có một số đặc điểm: Chống thoát hơi nước (giảm lỗ chân lông, hoá sừng, phân khô, nước tiểu ít), chứa nước (tích luỹ dưới dạng mỡ (bướu ở lạc đà), ốc miệng có nắp chứa nước), lấy nước (chủ động tìm nguồn nước, sử dụng các loại nước (lạc đà sử dụng cả nước mặn), uống nước nhiều, một số ĐV có thể tạo nước trong có thể nhờ quá trình phân giải mỡ), trốn hạn (khi thời tiết khô thì di trú đến nơi có độ ẩm cao và ổn định, di cư trốn hạn (nhiều loài côn trùng), hoạt động về đêm,…)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×