Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Quan niệm về chí làm trai trong "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu mới mẻ và tiến bộ hơn quan niệm về chí làm trai của xã hội phong kiến ở điểm nào?

Quan niệm về chí làm trai trong " lưu biệt khi xuất dương" của Phan bội châu mới mẻ và tiến bộ hơn quan niệm về chí làm trai của xã hội phong kiến ở điểm nào?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
628
0
1
Nguyễn Nguyễn
07/02/2021 17:36:48
+5đ tặng
Xuất dương lưu biệt” là bài thơ trực tiếp bộc lộ chí khí, hoài bão của tác giả, ít nhiều gần gũi với loại thơ nói chí phổ biến trong văn học thời trung đại như Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ, nhưng tâm hồn và ý chí con người thì đã mang nhiều dấu ấn của thời đại mới. Đó là gan ruột, là tâm huyết mà tác giả muốn gửi gắm cho đời. Tất nhiên, ông đã từng thể nghiệm nó bằng chính cuộc đời mình, và đến đây, ta thấy ông biểu hiện nó trong thơ

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Snwn
07/02/2021 18:05:14
+4đ tặng
Nhắc đến Phan Bội Châu, hẳn chúng ta đều biết đến ông là nhà cách mạng tiêu biểu của nước Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn là nhà thơ xuất sắc. Trong số những tác phẩm nổi tiếng của Phan Bội Châu thì bài thơ để lại ấn tượng nhất có lẽ là "Lưu biệt khi xuất dương". Thi phẩm đã thể hiện trọn vẹn chí làm trai, lí tưởng sống của thi nhân.
 
Cái chí làm trai mà nhà thơ nói đến trong bài thơ trước hết là “phải lạ ở trên đời”. Đó là một lí tưởng sống, một khát vọng lớn lao. Đấng nam nhi phải làm được những việc lớn lao, phi thường, phải chủ động xoay chuyển trời đất, không để cho trời đất tự chuyển vần. Nhà thơ chuyển chữ ta thành chứ tớ . Tớ phản ánh được cái hăm hở, lạc quan, trẻ trung. Hai câu thơ trên dường như có chút ngông nghênh tự phụ nhưng thực ra là sự bộc lộ sâu sắc về cái tôi cá nhân tích cực. Cái tôi này chẳng những khẳng định trách nhiệm đối với hiện tại, với vận mệnh hôm nay của đất nước mà còn khẳng định nghĩa vụ với lịch sử. Đó là tư thế của người có chí khí lớn, muốn vươn tới những đỉnh cao của lịch sử.
 
Cái chí làm trai mà cụ Phan nói trong bài thơ chắc chắn khiến chúng ta thấy cảm phục về những con người sống ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với lịch sử.
 
Mỗi con người sống là phải gắn liền với đất nước, dân tộc, biết sống chết cùng dân tộc. Rõ ràng nhân vật trữ tình tuy đang nói về mình nhưng thực chất là tiếng nói đại diện cho cả một tầng lớp, một thế hệ và cao hơn là cả dân tộc. Cách nhìn nhận, suy nghĩ của tác giả là hướng về tương lai phía trước chứ không phải là lối sống hoài niệm. Đây cũng chính là một điểm rất tiến bộ mà thông qua bài thơ chúng ta không chỉ cảm nhận được ý nghĩa của chúng mà còn học tập được vào thực tế cuộc sống của mình. Lời thơ kết của bài thơ với hai câu tuyệt đẹp, đầy cảm hứng lãng mạn. Con đại bàng đã tung cánh bay ra biển khơi, bay vào thời đại “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”.
 
Bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bằng chữ Hán, với giọng thơ trang nghiêm hào hùng mạnh mẽ, lôi cuốn đã toát lên một chí lớn phi thường không cam tâm làm nô lệ, quyết đi tìm đường cứu nước. Đó không còn là lời nói mà đã biến thành hành động vượt bể Đông của ông. Bài thơ là một khúc anh hùng ca kêu gọi lên đường cứu nước mang giá trị khích lệ động viên, tuyên truyền cách mạng không chỉ đối với thế hệ thanh niên ở giai đoạn đó mà còn là lời nhắn nhủ chung đối với thanh niên các thế hệ sau.
 
Mở đầu bài thơ, tác giả nêu lên quan niệm về chí nam nhi: “Sinh vi nam tử yếu vi kỳ, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”. Tôn Quang Phiệt dịch là:
 
“Làm trai phải lạ ở trên đời
 
Há để càn khôn tự chuyển dời”
 
Phan Bội Châu nêu lên quan niệm về chí làm trai mà các nhà nho trứ danh đều đồng tình. Nguyễn Công Trứ, trong bài thơ “Chí nam nhi” cũng từng nói: “Thông minh nhất nam tử, Yếu vi thiên hạ kỳ”. Làm đấng nam nhi trên đời này phải làm điều kì lạ, kỳ tích để giúp đời, giúp dân, giúp nước. Làm trai là phải tung hoành ngang dọc, dời non lấp bể:
 
“Há để càn khôn tự chuyển dời”
 
Phải là bậc hào kiệt trên đời này thì mới phát ngôn như vậy. Nội lực mạnh mẽ phi thường. Con người muốn tham gia vào sự vận động của vũ trụ. “Há để càn khôn tự chuyển dời” là câu hỏi tu từ vừa khẳng định vừa muốn đối thoại với hết thảy các đấng mày râu trên đời này. Nhận thức về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ về sự tác động của con người đối với vũ trụ như vậy thật là tích cực, thật là cách mạng. Câu thơ làm thức dậy nội lực của mỗi con người để họ tham gia cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.
 
Sau khi tỏ bày quan niệm về chí nam nhi, về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, tác giả nói về trách nhiệm của chính mình với thời đại của mình: “Ư bách niên trung tu hữu ngã, Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy”. Hai câu thơ đó được Tôn Quang Phiệt dịch là:
 
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ
 
Sau này muôn thuở há không ai?”
 
Trong một nền văn học phi ngã (tôi) mà hiện lên một chữ “ngã” sừng sững, phải nói là “kì” (lạ)!
 
“Ư bách niên trung tu hữu ngã”
 
Nhận thức về sự hiện hữu của cái “tôi”, trách nhiệm của cái “tôi” đối với thời đại như vậy chẳng khác nào một ngọn lửa giữa đêm đông, một cây tùng giữa băng tuyết. Không phải là cái “tôi” hưởng lạc mà là cái “tôi” hành động, cái “tôi” tham gia vào sự “chuyển dời” của “càn khôn”. “Giữa cuộc sống tối tăm của đất nước lúc đó, có được một ý thức về cái “tôi” như thể, quả là cứng cỏi, là đẹp vô cùng, cũng như có được một ý thức lưu danh thiên cổ bằng sự cứu nước quả là cần thiết, là cao cả vô cùng” (Nguyễn Đình Chú).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư