Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích: Cảm nhận của em về luận đề chính nghĩa?

viết bài văn phân tích : cảm nhận của em về luận đề chính nghĩa ( phần 1) bài đại cáo bình ngô của nguyễn trãi (ko lấy trên mạng ) tự làm

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.270
1
1
Ng Duy Manh
08/02/2021 14:35:56
+5đ tặng

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba có công lớn trong công cuộc dẹp giặc Minh đem lại nền thái bình thịnh trị cho nước nhà. Ông còn là một nhà văn nhà thơ lớn với khối lượng tác phẩm đồ sộ bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó phải kể đến một số tác phẩm như: Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập, Quốc Âm thi tập, Ức Trai thi tập… Đại cáo bình Ngô được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính nghĩa. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.

Nguyễn Trãi thật tài tình khi nhận ra và khai sáng thành công vấn đề cốt lõi ấy. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là “trừ bạo” ý nói đến quân Minh, bọn gian tà chuyên đi bóc lột nhân dân. Bọn chúng thẳng tay hành hạ, cướp bóc, vùi dập dân ta trong vực thẳm của sự đau khổ. “Yên dân”, “trừ bạo”, hai việc này tưởng như không liên quan đến nhau nhưng lại là hai yếu tố có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, vì nếu không yên dân tất trừ bạo khó yên, chúng được nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc, thống nhất với nhau. Quan tâm đến sự yên ổn, no ấm cho dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của dân, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo ngược, cụ thể là bọn “cuồng Minh” giày xéo lên cuộc sống nhân dân, gây ra bao tai hoạ.

Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là phạm trù đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xã hội: phải chăm lo cho nhân dân được sống cuộc hạnh phúc, yên bình. Điều quan trọng hơn là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí. Ông không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn tác giả đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Khi khẳng định chân lí này, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm được đánh giá là đầy đủ nhất lúc bấy giờ về các yếu tố tạo thành một quốc gia độc lập.Nếu như 400 năm trước, trong Nam Quốc Sơn Hà, Lý Thường Kiệt chỉ xác định được hai yếu tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia cùng độc lập dân tộc thì trong Bình Ngô đại cáo, NguyễnTrãi đã bổ sung thêm bốn nhân tố nữa, gồm văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán và nhân tài. Đây chính là điểm sáng tạo cho thấy trí tuệ của Nguyễn Trãi. Ở mỗi một quốc gia, nền văn hiến ngàn năm không ai có thể nhầm lẫn được, cương thổ, núi, sông, đồng ruộng, biển cả đều được chia rõ ràng. Phong tục tập quán cũng như văn hoá mỗi miền Bắc, Nam cũng khác. Ở đây, Nguyễn Trãi nhấn mạnh cả Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét riêng không thể nhầm lẫn, thay đổi hay xóa bỏ được. Cùng với đó là từng triều đại riêng nhằm khẳng định chủ quyền. Qua câu thơ, Nguyễn Trãi đã đặt các triều đại “Triệu, Đinh, Lí, Trần” của ta ngang hàng với “ Hán, Đường, Tống, Nguyên” của Trung Quốc , điều đó cho ta thấy, nếu không có một lòng tự hào dân tộc mãnh liệt thì không thể nào có sự so sánh cực kì hay và tinh tế như vậy. Cuối cùng chính là nhân tài, con người cũng là yếu tố quan trọng để khẳng định nền độc lập của chính mình. Tuy thời thế “mạnh, yếu từng lúc khác nhau” song hào kiệt thì đời nào cũng có, câu thơ như lời răn đe đối với những ai, những kẻ nào, nước nào muốn thơn tính Đại Việt.

Từ năm yếu tố trên, Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một quốc gia. So với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo thật sự hay hơn , đầy đủ, toàn diện hơn về nội dung cũng như tư tưởng xuyên suốt. Ngoài ra , để nhấn mạnh tư cách độc lập của nước ta, tác giả còn sử dụng cách viết sánh đôi nước ta và Trung Quốc: về bờ cõi, phong tục - hai nước ngang bằng nhau, về triều đại-bốn triều đại cường thịnh của ta so với bốn triều đại của Trung Quốc cùng nhân tài thời nào cũng có đã chứng tỏ ta không hề thua kém chúng.

Xuyên suốt đoạn thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tính chất hiển nhiên vốn có khi nêu rõ sự tồn tại của Đại Việt: “từ trước”, “đã lâu” ,“đã chia”, “cũng khác” đã làm tăng sức thuyết phục lên gấp bội. Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một – cũng như là bài cáo – chính là thể văn biền ngẫu được nhà thơ khai thác triệt để. Phần còn lại của đoạn đầu là chứng cớ để khẳng định nền độc lập, về các cuộc chiến trước đây với phương Bắc trong lịch sử chúng đều thất bại là chứng cớ khẳng định rõ nhất:

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cứ còn ghi.

Nguyễn Trãi đã tổng kết những chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập dân tộc. Cách liệt kê, chỉ ra dẫn chứng rõ ràng, cụ thể, xác thực đã được công nhận bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Người đọc thấy ở đây ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi đã vươn tới một tầm cao mới khi nêu cụ thể, rõ ràng từng chiến công oanh liệt của quân và dân ta: “cửa Hàm Tử”, “sông Bạch Đằng”,..thêm vào đó là sự xem thường, căm ghét đối với sự thất bại của những kẻ xâm lược không biết tự lượng sức : “Lưu Cung..tham công”, “Triệu Tiết… thích lớn”, Toa Đô, Ô Mã, tất cả chúng đều phải chết thảm. Đoạn thơ đã một lần nữa khẳng định rằng: Đại Việt là một quốc gia có độc lập, tự chủ, có nhân tài, có tướng giỏi, chẳng thua kém gì bất cứ một quốc gia nào. Bất cứ kẻ nào có ý muốn thôn tính, xâm lược ta đều phải chịu kết quả thảm bại. Cuộc chiến chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải, chứ không như nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà theo quy luật của tạo hóa.

Đại cáo bình Ngô tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có. Trong đó, phần đầu tác phẩm, với nghệ thuật biền ngẫu, đã nêu được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Đoạn thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Hà Linh
08/02/2021 14:47:02
+4đ tặng

Bình Ngô đại cáo được mệnh danh là áng thiên cổ hùng văn nghìn đời còn vang mãi, là áng văn chính luận mẫu mực và hơn tất cả nó còn là bản tuyên ngôn độc lập đầy tự hào của dân tộc. Tác phẩm được Nguyễn Trãi theo lệnh Lê Lợi viết vào năm 1428, là tác phẩm văn học có giá trị to lớn, thể hiện lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, sự kiêu hùng dũng mãnh của nhân dân ta trong cuộc chiến chống quân Minh, đồng thời cũng phản ánh sự tàn bạo của quân thù khi giày xéo lên mảnh đất quê hương.

Cả bài cáo chia làm 4 phần chính được đánh số số thứ tự, mỗi phần bao hàm một nội dung, nhưng bao quát nhất vẫn là tấm lòng yêu nước thật nồng nàn và sâu sắc, cùng ý chí tự cường của nhân dân ta.

Ở phần đầu tiên, Nguyễn Trãi đã nêu ra luận đề chính nghĩa, để khẳng định nền độc lập của dân tộc đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, đồng thời nêu lên tư tưởng nhân nghĩa. Những lý luận, luận điểm được Nguyễn Trãi đưa ra một cách thật xác đáng, có dẫn chứng cụ thể. Trước hết ở mệnh đề tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi cho rằng "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân", cần phải bảo vệ cuộc sống của nhân dân, cho nhân dân được sống trong thanh bình hạnh phúc, yên ổn làm ăn. "Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", xuất phát từ điển cố trong kinh thư, là bậc quân vương thì phải tiêu trừ tham tàn bạo ngược, trừ hại cho dân. Từ đó, ta thấy được quan điểm mới mẻ và tiến bộ của Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là yêu nước, thương dân, là yêu hòa bình. Lần đầu tiên nhân dân được xuất hiện trong một bộ văn kiện quan trọng, tầm vóc lịch sử của dân tộc, đây là một bước tiến lớn trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có."

Tiếp đến, tác giả khẳng định sự tồn tại có độc lập chủ quyền của Đại Việt thông qua 5 yếu tố: Có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán riêng, có truyền thống lịch sử riêng, chủ quyền riêng "mỗi bên xưng đế một phương". Nguyễn Trãi đã hoàn thiện quan niệm về một quốc gia, dân tộc, tiến một bước dài hẳn so bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là Nam quốc sơn hà. Ông cũng sử dụng nhiều từ ngữ như: "Từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác", đây là những từ ngữ mang sắc thái khẳng định nhằm nhấn mạnh một chân lí không thể dời đổi là nước Đại Việt ta là đất nước có chủ quyền độc lập.

Sang đến đoạn thứ hai, Nguyễn Trãi đi vào vạch rõ những tội ác của giặc Minh, ông đứng trên lập trường của dân tộc, trên lập trường nhân nghĩa để tố cáo sự tàn bạo của kẻ thù. Trước hết, Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc để tố cáo âm mưu cướp nước của giặc Minh, dùng những từ ngữ "nhân" "thừa cơ" để vạch trần luận điệu bịp bợm của nhà Minh "phù Trần diệt Hồ" để che mắt nhân dân ta, nhằm tràn sang xâm lược. Rồi Nguyễn Trãi lại đứng trên lập trường nhân bản, nhân nghĩa, đứng về quyền sống của người dân vô tội để tố cáo chủ trương cai trị phản nhân đạo của kẻ thù. Chúng đã hủy hoại cuộc sống của con người bằng hành động diệt chủng vô cùng tàn bạo "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ". Rồi còn hủy hoại cả môi trường sống "nặng thuế khóa sạch không đầm núi", "tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ". Chúng còn sử dụng người dân như là những công cụ để phục dịch, vơ vét sản vật "Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc", "Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng". Nhân dân vô tội đã hoàn toàn bị triệt tiêu đường sống, khổ không tả xiết, tội ác của quân Minh khiến trời không dung đất không tha. Câu "Ai bảo thần nhân chịu được?" như một câu hỏi, một lời tố cáo đầy căm phẫn với kẻ thù.

Nghệ thuật viết cáo trạng của Nguyễn Trãi ở đây bao gồm nghệ thuật tương phản đối lập giữa nhân dân với kẻ thù, dân ta thì nheo nhóc, góa bụa, phải lao động phục dịch vất vả, lên chốn rừng sâu nước độc, còn quân thù thì "Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán". Tác giả cũng sử dụng những hình tượng gợi tả và gợi cảm "trúc Nam Sơn" và "nước Đông Hải" dùng cái vô cùng của tự nhiên để miêu tả những tội ác nhiều vô số kể của quân Minh. Giọng văn thống thiết đau đớn xót xa khi nói về thảm cảnh của con dân, có lúc lại đanh thép khi kết tội kẻ thù.

Tiếp tục soi chân lý vào thực tiễn tác giả lại nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược, kể lại quá trình chinh phạt đầy gian khổ của nghĩa quân từ buổi đầu đến khi chiến thắng. Giai đoạn đầu đầy cuộc khởi nghĩa bắt đầu với đầy khó khăn và thách thức. Phía quân thù đang mạnh, "hung đồ ngang dọc", thả sức tác oai tác quái, phô trương thanh thế, còn phía ta thì:

"Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc"
"Trông người, người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi"
"Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội."

Chúng ta gần như thiếu tất cả, thiếu người tài, thiếu quân lính, thiếu lương thực, thứ có nhiều nhất ấy là tấm lòng yêu nước, lòng căm thù quân giặc sâu sắc "Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông/Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả". Từ đó, thấy được sự chênh lệch giữa ta và địch là rất lớn, khó khăn chồng chất lên nghĩa quân Lam Sơn, thế nhưng bằng tinh thần kiên cường, bất khuất nghĩa quân vẫn có thể vượt qua tất cả và đi tới thắng lợi. Đó là tấm lòng đoàn kết "nhân dân bốn bể một nhà", "tướng sĩ một lòng phụ tử", là bộ óc thông minh sáng tạo, lòng can trường dũng mãnh "Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh/Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều".

Trong đoạn thứ hai, Nguyễn Trãi còn đề cập đến vai trò của người lãnh tụ, người đóng vai trò nòng cốt lèo lái cuộc khởi nghĩa đó là Lê Lợi. Người anh hùng đã hội tụ đủ những yếu tố của một nhà lãnh tụ vĩ đại đó là: Lòng căm thù giặc sâu sắc "ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống", có lý tưởng cao đẹp, có lòng quyết tâm, coi trọng nhân tài, coi trọng vai trò của nhân dân biết tập hợp sức mạnh dân tộc. Ông còn có khả năng thu phục lòng người, tạo nên khối đoàn kết vững mạnh và một yếu tố không thể thiếu đó là tài mưu lược hơn người.

Từ giai đoạn đầu đầy khó khăn của cuộc khởi nghĩa nhưng với vai trò của người lãnh tụ kiệt xuất Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa đã có nhiều chuyển biến tốt đẹp, bước vào giai đoạn phản công và giành thắng lợi. Ban đầu đó là nghĩa quân tiến đánh các vị trí khác nhau ở phía Bắc để giành lại các cứ điểm quan trọng bao gồm các trận: Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động. Với sĩ khí không ngừng dâng cao "hăng lại càng hăng", ta liên tục thắng trận, thừa thắng xông lên, quân giặc liên tiếp bại trận phải bỏ chạy, nơi nơi thấy xác "thây chất đầy nội", kẻ "bêu đầu", kẻ"bỏ mạng",tướng giặc vô dụng, quân sĩ thì tan tác. Quân đội ta tuy thấy kẻ địch còn thoi thóp nhưng không hề đuổi cùng diệt tận mà vẫn tha cho con đường sống. Ấy thế mà chúng lại mưu tính chuyện phản công, cầu chi viện, thật ngoan cố hết sức. Chính điều đó đã dẫn đến những trận chặn đánh tiếp theo của nghĩa quân ta ở Chi Lăng, Mã An. Quân giặc có ý định đánh nhanh thắng nhanh, nhưng tinh thần giặc đã sa sút, lại gặp sĩ khí quân ta bừng bừng nên sớm phải thất bại, xin hàng. Nghệ thuật miêu tả giàu chất anh hùng ca, sử dụng những hình tượng đo bằng sự hùng vĩ, rộng lớn của thiên nhiên. Dùng nhiều động từ liên tiếp, tính từ ở mức độ tối đa để tạo thế tương phản của ta và địch, câu văn dài ngắn linh hoạt khiến cho nhịp điệu bài cáo nhanh chậm rõ ràng, tựa như tiếng ngựa phi, tiếng bước chân chạy hào hùng. Đọc mà tưởng như nhìn thấu cả cuộc chiến phong vân đổi dời.

Phần bốn là phần tuyên bố chiến quả và khẳng định sức mạnh chính nghĩa. Khác với giọng văn dồn dập, tiết tấu nhanh của đoạn 3, ở đây giọng văn lại mang sắc thái trầm lắng, như qua cơn mưa trời lại sáng, yên ả thanh bình. "Xã tắc từ đây vững bền/ Giang sơn từ đây đổi mới", tuyên bố chiến thắng, khẳng định nền độc lập dân tộc đã được giành lại, vận nước đang lên. Tựa như quẻ Càn, quẻ Khôn trong Kinh Dịch, tựa như quy luật của nhật nguyệt, đó là niềm tin của tác giả vào một tương lai tươi sáng. Từ đây, nước ta chính thức bước vào kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên độc lập vững bền sau hơn 20 năm sống trong cảnh nhọc nhằn. Từ đó, Nguyễn Trãi cũng rút ra những bài học lịch sử sâu sắc, từ quy luật của Càn, Khôn, quy luật của nhật nguyệt giúp ta liên tưởng đến vận mệnh của đất nước, cũng có lúc lên lúc xuống, có hưng thịnh thì cũng có lúc suy tàn. Để vận nước được lâu bền, ta phải lấy nhân dân làm gốc, lấy tư tưởng nhân nghĩa làm đầu, phải tuân theo "thiên mệnh", ghi nhớ công lao của cha ông đã hy sinh cho Tổ quốc, đừng vì sống trong cảnh thanh bình mà quên mất những ngày gian khó.

Bình Ngô đại cáo xứng đáng là bản thiên anh hùng ca bất tận, là áng thiên cổ hùng văn, bản tuyên ngôn độc lập xuất sắc lưu danh mãi muôn đời. Ở đó, thể hiện được những tư tưởng nhân nghĩa và tiến bộ của Nguyễn Trãi trong quan niệm về một quốc gia. Tác phẩm vừa là tuyên ngôn khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, đồng thời cũng là tuyên ngôn về quyền sống của con người, mà trước đây chưa từng một văn bản nào đề cập đến. Nhân dân ta đã được đẩy lên tầm cao mới đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành đất nước, đó là một quan điểm rất tiến bộ và xuất sắc trong nhận thức của đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi.

1
1
Phùng Minh Phương
08/02/2021 14:47:50
+3đ tặng

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”

Năm 1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại rừng núi Lam Sơn - Thanh Hóa. Sau 10 năm chiến đấu gian lao và anh dũng, quân ta đã quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại độc lập, tự do cho đất nước và dân tộc.

Đầu xuân năm 1428, Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi viết bài “Bình Ngô đại cáo”, tổng kết những chiến công oanh liệt trong 10 năm kháng chiến và tuyên bố Đại Việt bước sang một kỉ nguyên mới “Muôn thuở nền thái bình vững chắc”.

Phần đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền vàn hiến rực rỡ lâu đời của Đại Việt. Nhân nghĩa là mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Yên dân, điếu phạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều hướng về con người, về nhân dân đang bị áp bức lầm than. Thuơng dân, đánh kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt lũ tham tàn, bạo ngược (trừ bạo), cứu nhân dân thoát khỏi chết chóc đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân (yên dân), đó là việc nhân nghĩa.

Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước, cứu dân, vì độc lập của đất nước, vì tự do, hạnh phúc, hòa bình của nhân dân. Việc nhân nghĩa nên rất chính nghĩa. Nhân nghĩa là sức mạnh vô địch để chiến thắng quân “cuồng Minh”.

“Đem đại nghĩa để tháng hung tàn 

Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Nhân dân ta giàu nhân nghĩa nên lấy nhân nghĩa để xây dựng và phát triển nền văn hiến lâu đời, rực rỡ của Việt Nam. Nếu ở “Nam quốc sơn hà”, Lí Thường Kiệt chỉ mới nói đến sông núi nước Nam là nơi “Nam đế cư”, lãnh thổ thiêng liêng ấy đã được “định phận rõ ràng ở sách Trời”, thì ở “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đứng trên đỉnh cao thời đại “Bình Ngô” đã có một cái nhìn mới sâu sắc và toàn diện về đất nước, nhân dân Đại Việt:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đà lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cùng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Nước Đại Việt đâu phải “man đi mọi rợ" mà rất đáng tự hào.Có nền văn hiến đã lâu, Có lãnh thổ, núi sông, bờ cõi, Có thuần phong mĩ tục, Có nền độc lập trải qua nhiều triều đại “xưng để một phương”,Có nhân tài hào kiệt.

Năm yếu tố ấy hợp thành đã tạo nên tầm vóc Đại Việt, sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược bành trướng của Thiên Triều, lập nên bao chiến công chói lọi.

“Lưu Cung tham công nên thất bại 

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”.

Giọng văn đĩnh đạc hào hùng. Lí lẽ sắc bén, đanh thép và lối diễn đạt sóng đôi, cân xứng của những câu văn biền ngẫu đã khẳng định và ngợi ca tầm vóc lịch sử lớn lao của Đại Việt, biểu lộ một ý chí, tự cường dân tộc cao độ.

Phần mở đầu đã góp phần thể hiện tuyệt đẹp giá trị tư tưởng và nghệ thuật của “Bình Ngô đại cáo”, bản tuyên ngôn độc lập, áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc.

>> Xem thêmDàn ý chứng minh Bình Ngô Đại cáo là áng thiên cổ hùng văn

PHÂN TÍCH ĐOẠN 1 BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO MẪU SỐ 4:

Nhân nghĩa xưa nay vốn là một nội dung rất tích cực của Nho giáo. Đó là sự hi sinh, thương yêu và đùm bọc giữa con người với nhau. Thế nhưng, Nguyễn Trãi đã định nghĩa “nhân nghĩa” rất lạ. Theo ông “nhân nghĩa” tức là phải yêu dân, phải lo đặt hạnh phúc của nhân dân lên hàng đầu và hãy chiến đấu vì hạnh phúc đó.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Rõ ràng đây là một mục đích cao đẹp: Chiến đấu cho nhân dân. Thế đấy, đối với Nguyễn Trãi, “nhân nghĩa” giờ đây không còn là khái niệm mà phải biến nó thành hành động, thành “việc nhân nghĩa”.

Vì cái đích rất cụ thể là giải phóng đất nước, đưa nhân dân thoát khỏi kiếp lầm than, không phải làm thân phận súc nô và có nguy cơ bị diệt chủng.

Tiếp theo bài cáo, Nguyễn Trãi đã cất giọng, khẳng khái xưng danh hiệu tên nước: “Như nước Đạ Việt ta từ trước” và khẳng định: “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Đúng thế, đây là một quốc gia hoàn toàn độc lập, có một nền văn hiến đã rất lâu đời, có những “phong tục” tập quán rất riêng không trùng lặp với bất cứ quốc gia nào khác, và quan trọng hơn nữa, đã bao thế kỉ qua, nó vẫn cứ tồn tại bình đẳng và đầy kiêu hãnh bên cạnh cách triều đại của các hoàng đế Trung Hoa.

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

Vâng, nước Đại Việt đã bao đời nay vẫn hùng mạnh như thế. Tuy đất nước này chỉ là một quốc gia nhỏ bé thôi nhưng cũng dám xưng “đế” như ai, quyết không chịu làm “vương” dưới chân kẻ khác và còn là một quốc gia đầy “nhân nghĩa”.

Và sau cùng, Nguyễn Trãi đã rất hả hê khi nhắc lại những chiến công oanh liệt do những anh hùng hào kiệt nước Đại Việt lập nên. Ông như muốn cười vào mũi bọn phương Bắc – cái lũ đã xem nước ta như một quận huyện nhỏ của chúng, cái lũ chỉ tham công, thích lớn, thậm chí còn trắng trợn muốn làm cỏ nước Nam – thế mà lại thua te tua và thảm hại, thua hết sức nhục nhã mỗi khi giao chiến với nước Nam nhỏ bé ấy:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;

Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi.

Phần một của bài cáo là một lời khẳng định hết sức tự hào và đầy khoa học về đất nước: Đây là một đất nước có nhân nghĩa, có một nền văn hiến hết sức lâu đời và nhờ lấy “nhân nghĩa” làm triết lí sống nên mới có được nền văn hiến lâu đời đến như vậy, mới đánh thắng được bọn xâm lược phương Bắc, những kẻ không có chút “nhân nghĩa” đó. Hơn nữa, qua phần một của bài cáo, ta còn cảm nhận được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với đất nước: Ông hết sức tự hào về non sông này và ông đã thể hiện niềm yêu nước thật mãnh liệt. Tấm lòng ấy chắc chắn sẽ không bao giờ phai nhạt theo năm tháng và thời gian.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×