Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi từ câu tục ngữ Một sự nhịn, chín sự lành

2 trả lời
Hỏi chi tiết
628
2
3
Tú Uyên
08/02/2021 15:04:59
+5đ tặng
Câu 3 :
Tham khảo :

Nguyễn Duy là thơ tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Trong số các tác phẩm của ông, chắc hẳn ai cũng đều biết đến bài thơ “Ánh trăng” được sáng tác năm 1978. Đến với bốn khổ thơ cuối, người đọc sẽ cảm nhận được tâm trạng của nhân vật trữ tình khi đối mặt với vầng trăng của hiện tại:

“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

Ánh trăng trong hiện tại gắn với thời điểm khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc. Người lính từ biệt nơi núi rừng khắc nghiệt để về với thành phố của hòa bình, của hiện đại. Dần quen với những thứ ánh sáng của văn minh là “ánh điện”, “cửa gương”, họ dần quên đi cái vầng trăng từng bầu bạn suốt những năm tháng chiến tranh. Ánh trăng lúc này đã trở thành một “người dưng” - xa lạ, không còn thân quen.

Chỉ đến khi tình huống thật bất ngờ xảy ra, thành phố mất điện, chìm vào bóng tối. Nhân vật trữ tình liền vội vàng “bật tung cửa sổ”, một hành động đầy mạnh mẽ, quyết liệt để tìm kiếm ánh sáng. Thì bỗng nhiên nhìn thấy hiện ra trước mắt là “đột ngột vầng trăng tròn”. Không phải hôm nay, ánh trăng mới xuất hiện, nhưng phải đến hôm nay - khi xảy ra một tình huống thật bất ngờ, nhân vật trữ tình mới nhận ra ánh trăng. Từ láy “đột ngột” diễn tả một sự việc xảy ra không báo trước. Ở đây, nhân vật trữ tình cảm thấy thật ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của vầng trăng - một người bạn đã từng thân quen trong quá khứ.
Trong tình huống bất ngờ ấy, người lính khi xưa giờ mới có dịp đối mặt trực tiếp với vầng trăng năm xưa. Để rồi bao nhiêu kỉ niệm trong quá khứ lại ùa về khiến anh cảm thấy “có gì đó rưng rưng” - thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào. Đó là những năm tháng tuổi thơ hòa mình với thiên nhiên có vầng trăng bầu bạn, những năm tháng sống ở nơi rừng núi, chiến đấu có ánh trăng sẻ chia…

Vầng trăng ấy cứ tròn vằng vặc như vậy, giống như tình nghĩa thủy chung của người bạn tri kỷ dành cho người lính. Không một chút trách móc con người kia đã quá vô tình, quên đi tình nghĩa bao nhiêu năm gắn bó trải qua gian khổ. Ánh trăng vẫn im lặng dõi theo từng bước đi của con người với cái nhìn bao dung, rộng mở. Chính sự cao thượng ấy đã khiến cho “ta giật mình”. Sự giật mình ấy là sự thức tỉnh để rồi chợt nhận ra rằng bản thân đã quá vô tâm, quên đi những người bạn tri kỷ.

Bằng giọng điệu tự nhiên, cùng với việc xây dựng hình ảnh thơ giàu tính biểu cảm, Nguyễn Duy đã gửi gắm một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền hậu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
Wind
08/02/2021 15:13:22
+4đ tặng

Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ vẫn có sức giáo dục vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi con người hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cùng với bao thăng trầm của lịch sử, những câu tục ngữ vẫn luôn là một phần quan trọng trong tâm thức của những người dân Việt Nam. Một trong số đó là câu: “Một điều nhịn chín điều lành”.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ. “Nhịn” ở đây là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau.
Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa. Vậy tại sao ông cha ta lại khuyên như thế? Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn xuôi gió. Đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Trong các trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng, kết quả chẳng những không được như mong muốn mà còn làm rạn nứt các mối quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu. Khi làm việc trong một tập thể mà không biết nhường nhịn nhau thì sẽ dẫn đến nội bộ lục đục. Vợ chồng, bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhường ai thì tình cảm đi xuống, khó có thể chung sống lâu dài. Vậy nên, chúng ta cần dĩ hòa vi quý để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn rất tinh tế trong cách hành xử. Ông đã biết gạt bỏ tư thù, ân oán trong gia đình, cùng với Trần Quang Khải phò tá vua Trần, ba lần đánh thắng giặc Mông Nguyên. Hay trong các cuộc thương lượng, đàm phán, các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận, nhún nhường nhau từng chút một để đi đến đạt được lợi ích chung.
Tuy nhiên, nói “một điều nhịn chín điều lành” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, chỉ biết chiều theo ý người khác. Nhường nhịn ở đây là lùi một bước để tiến hai bước. Tuy nhiên, để bảo vệ danh dự cũng như lợi ích cá nhân, chúng ta cũng phải đấu tranh đến cùng để người khác không vì thấy ta nhẫn nhục mà làm càn tiến tới. Nhẫn nhịn chỉ phát huy tác dụng khi ta bảo vệ cái đúng chứ không phải là điều vô lí.

Qua câu tục ngữ, ta cũng cần phê phán những người không biết nhường nhịn, hay so đo, tính toán, chấp vặt. Những con người ấy sẽ dễ làm mếch lòng người khác trong cuộc sống, không thể đắc nhân tâm vì đã đi ngược lại bài học mà người xưa răn dạy.

Mỗi chúng ta cần vận dụng những điều hay mà ông cha truyền lại để có thể thu phục lòng người, đạt được những kết quả tốt đẹp trong các mối quan hệ và trong công việc. Chi khi ta biết dĩ hòa vi quý đúng lúc thì mới có thể bình yên lâu dài.

Câu tục ngữ là hành trang quý báu sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Qua câu tục ngữ, ta cũng phần nào thấy được sự uyên thâm trong trí tuệ cùng cách ứng xử tinh tế, phù hợp của người xưa.

Wind
Câu 2 đó

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K