Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận về ý nghĩa của lời ru

Nghị luận về ý nghĩa của lời ru

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
743
1
2
Thiên sơn tuyết liên
09/02/2021 10:54:42
+5đ tặng

 À ơi... Những buổi chiều quê yên tĩnh và thanh bình, bỗng một lời ru cất lên. Giai điệu ngọt ngào, sâu lắng của khúc hát ru khiến lòng người xốn xang, bồi hồi.

Hạnh phúc làm sao cho một đứa trẻ nằm ngủ ngon giấc trong nôi, tai vẫn văng vẳng những lời ru âu yếm của bà, của mẹ, êm đềm đưa nhẹ vành nôi. Rồi nó lớn dần theo năm tháng, lời ru cũng đầy lên trong một góc sâu thẳm của tâm hồn, để rồi mai này nó như dòng suối ngọt ngào tưới mát tâm hồn mỗi khi va vấp, buồn đau.

Thuở đất nước còn nhọc nhằn, đau thương, những lời ru cũng buồn:

À ơi... Gió đưa cây cái về trời - Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.

À ơi... Gánh cực mà đổ lên non - Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo.

Trong những lời ru ấy chất chứa bao tủi hờn, sầu thương, ai oán, nghe thật cay đắng, xót xa!

Nhưng rồi những năm tháng ấy qua đi, cuộc đời đã đổi thay, những lời ru buồn cũng ít dần đi (nếu có cất lên cũng chỉ là để nhắc nhở về một thời với bao số phận khổ đau, thiệt thòi, mà đánh thức và nuôi dưỡng niềm thương cảm và những mong ước đẹp hơn).

Song, cuộc sống dù hiện đại thế nào đi chăng nữa cũng không thể thay thế những lời ru xưa bằng những bài ca hiện đại (mà những bài tân nhạc này làm sao có thể trở thành giai điệu hát ru). Vì thế, vẫn những câu hát ru quen thuộc thuở nào lại cất lên bên cánh võng nhẹ tay đưa.

À ơi...Con cò đậu cọc bờ ao - Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua.

À ơi... Con cò chết rũ trên cây - Cò con mở sách xem ngày làm ma - Cà cuống uống rượu la đà - Chim ri ríu rít bay ra chia phần

À ơi... Cái kiến mà leo bờ rào - Leo phải cành cộc leo vào leo ra - Con kiến mà leo cành đa - Leo phải cành cộc leo ra leo vào.

À ơi...Con cá mày ở dưới ao - Tao tát nước vào mày sống được chăng?

Những lời ru như thế nhiều lắm. Mỗi lời ru dẫn dắt tâm hồn ta vào một miền nhớ thương, trăn trở, ưu phiền khác nhau, nuôi dưỡng tâm hồn ta, để ta sống đẹp hơn giữa cuộc đời.

Tôi còn nhớ trong vô vàn những lời ru trầm ấm thiết tha của bà tôi ru tôi thuở ấu thơ, chẳng biết tại sao tôi cứ bị ám ảnh mãi về lời hát ru bài Con cò mà đi ăn đêm:

À ơi...

Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

 À ơi...

Trong lời ru của bà, tôi thấy hiện lên một con cò ướt đẫm, run rẩy. Nó đáng thương và tội nghiệp làm sao! Con cò thật bất hạnh! Một mình nó bươn chải để kiếm sống, nuôi con. Cả ngày khó nhọc lắm cũng chả kiếm đủ ăn. Nó phải bỏ đàn con bé bỏng ở nhà, lần trong đêm tối mịt mù để kiếm thêm vài con tép. Giông tố ở đâu mà kéo đến nhiều thế! Khốn nạn cho con cò yếu đuối, giông tố cuộc đời đã hất nó lộn cổ xuống ao. Tai hoạ quá bất ngờ và cũng quá thảm thương. Con cò cố vùng vẫy. Hình như càng vùng vẫy nó càng có nguy cơ bị nhấn chìm. Nó kêu cứu một cách tuyệt vọng. Tiếng kêu của con cò thảm thiết quá . Chẳng hiểu nó có được vớt lên không? Mà cò được vớt lên thì càng khủng khiếp hơn. Người ta muốn giết thịt nó. Chao ôi, trong lúc đau đớn vì tuyệt vọng, nó đề nghị được xáo bằng nước trong. Để làm gì không biết? Lúc bấy giờ còn bé quá tôi làm sao hiểu nổi! Sau này lớn lên, nghe bà giảng giải, rồi được học bài ca dao đó, tôi mới hiểu về lời đề nghị ấy. Thì ra con cò muốn được chết một cách đàng hoàng (mà ông cha ta quen gọi là “chết trong”), được rửa sạch nỗi oan, tiếng xấu để khỏi đau lòng lũ con nó. Đáng kính làm sao một tấm lòng và một nhân cách! Cách xử thế, ứng xử ở đời được ông cha ta gửi gắm kín đáo vào những lời ca để “ru” lại các thế hệ sau. Nó thật sâu sắc và thấm thía.

Bao nhiêu lời ru xưa là bấy nhiêu cái tình, cái nghĩa của ông cha ta gửi vào trong đó, để truyền lại cho cháu con.

Bao nhiêu lời ru xưa là bấy nhiêu lời nhắc nhở chúng ta về cách đối nhân xử thế đầy tinh thần nhân bản.

Bao nhiêu lời ru xưa là bấy nhiêu những ước mong, khát vọng về con người, về cuộc đời của ông cha mà chúng ta cần trân trọng.

Đáng quý làm sao những người bà, người mẹ nhân hậu, bao dung của bao thế hệ đã “nuôi sống” những lời ru ấy đến tận hôm nay.

Nhịp sống hiện đại xâm nhập khắp nơi. Những lời ru xưa hình như cũng vắng bóng dần. Nghĩ đến điều đó lòng xiết bao đau buồn! Bao giờ những lời ru xưa lại nhiều lên?

Chao ôi, thương nhớ đến nao lòng những lời ru ấy!



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Phùng Minh Phương
09/02/2021 10:54:51
+4đ tặng

Tuổi thơ, chắc hẳn ai đó cũng từng ít nhất một lần được đắm mình trong lời ru ngọt ngào trước khi chìm vào giấc ngủ. Tuổi thơ của tôi có lẽ may mắn hơn rất nhiều người. Nó cứ êm ả trôi qua trong tình yêu thương vô bờ của ông bà, cha mẹ. Từng giấc ngủ của tôi luôn thấm đẫm những lời ru ngọt ngào cùng với tiếng võng đưa kẽo kà kẽo kẹt và tôi lại trôi vào cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng như rơi vào một cõi nào đó mênh mông lắm, êm đềm vô tận. Lúc đó tôi không nghĩ rằng những giai điệu yêu thương đó được bắt nguồn từ xa xưa, có sức sống lâu bền và mãnh liệt và sẽ theo ta đi suốt cả cuộc đời. Nhiều lần nghe bà hát ru, ngây ngô tôi hỏi: ai dạy bà những bài hát này mà bà thuộc nhiều như vậy? Bà chỉ cười móm mém rồi xoa đầu tôi bảo rằng: lời ru không ai dạy cả… Một cách tự nhiên và vô hình những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng ân tình đó đã bồi đắp hồn tôi, gạn đục khơi trong…

Trong nhịp sống tốc độ và hiện đại thời đô thị hoá, công nghiệp hoá, mấy nơi còn tồn tại cảnh bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em trên cánh võng; mấy ai còn được nghe điệu à ơi quen thuộc. Đôi khi, miên man với vô vàn những điều thoáng qua trí nghĩ, bất chợt bắt gặp lời ru con cất lên từ đâu đó, thấy lòng dịu lại, những hình ảnh ấu thơ thi nhau kéo về.

“À ơi!!! Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
Cha mày đi cấy đồng quan chưa về
Bắt được con chép con trê
Cột cổ lôi về cho cái ngủ ăn…”

Tự ngàn đời, những hình ảnh thân thuộc của quê hương như: Bến nước, con đò, đêm trăng, cầu tre lắc lẻo, cánh có bay lả bay la... đã được kết thành lời ru ngọt ngào trìu mến, quyện vào tiếng võng đong đưa cùng tiếng mẹ ru hời đưa con trẻ đi vào giấc ngủ. Năm tháng cứ qua đi, song tiếng ru của mẹ vẫn được giữ gìn trọn vẹn trong tâm hồn của mỗi chúng ta với bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.

Trong câu hát mẹ ru con chứa chan tình mẫu tử...

Lời ru của mẹ bao giờ cũng ngọt ngào êm ái, thân thương, trìu mến. Nghe tiếng hát ru, trẻ thơ cảm nhận được sự yêu thương, nâng niu của bà, của mẹ, của chị dành cho mình. Lời ru của mẹ còn là tri thức sơ khai góp phần định hình tính cách, tâm hồn trẻ thơ. Qua lời ru, lòng nhân ái được hình thành, trẻ thơ biết thương yêu ông bà, cha mẹ, anh chị và những người thân. Trong muôn vàn tín hiệu của tình yêu thương thì lời ru của mẹ có ý nghĩa sâu sắc, đậm đà và để lại những ấn tượng khó phai mờ nhất

1
0
Sau bbi
12/02/2021 15:52:21
+3đ tặng
“Ví dầu cầu ván đóng đinh 
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học , mẹ đi trường đời”
Ôi! Lời ru của ai từ đâu vọng đến mà sao lại ngọt ngào, thiết tha và đằm thắm đến thế. Bỗng dưng tôi thèm được trở về cái tuổi nằm nôi, được mẹ hát ru và được lớn lên bằng chính lời ru của mẹ như đứa con trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và “Con cò” của Chế Lan Viên. Cả hai bài thơ đều là cảm xúc nồng nàn yêu thương của người mẹ. Lời ru của mẹ đưa em vào giấc ngủ thần tiên rồi trở thành bản trường ca theo suốt dấu chân em. Em xin làm thiên ca mang lời ru của mẹ bay vào cuộc sống loài người.Mỗi người trong chúng ta dù giàu sang hay nghèo khổ , dù được sinhra trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì đều trải qua một thời “à ơi…” tiếng mẹ đưa em vào giấc ngủ . Mẹ là người thầy đầu tiên dạy em bài học vỡ lòng , qua lời ru ngọt ngào, trìu mến mẹ đưa em vào thế giới mơ mộng thần tiên, chấp cánh cho tâm hồn em bao ước mơ tươi đẹp. Em cảm nhận được điều đó bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ . Lời ru của mẹ chính là dòng sữa ngọt ngào , nguồn nước trong mát chảy theo em trên suốt cuộc hành trình, để khilớn lên trong nhịp hối hả của cuộc đời với bao lo toan, vất vả, lời ru của mẹ lại chính là nơi ngơi nghỉ của tâm hồn em. Bởi thế mà: Ta đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ru.Như lời ru của mẹ đã thấm vào trong huyết quản, chỉ đợi đến khi chínmùi là cất lên , Nguyễn Khoa Điềm và Chế Lan Viên đã viết lên những khúc ru bất hủ theo từng năm tháng . Mỗi khi lời ca của “ Khúc hát ra những em bé lớn trên lưng mẹ” và “Con cò được cất lên là em như đón nhận được hơi gió mát trong lành và lạ lẫm bởi sự cách tân đổi mới về hình thức lẫn nội dung . Cả hai đều mang âm hưởng của khúc hát dân ca nhưng đã được hình thức hóa thành khúc ca hiện đại, tuy nhiên vẫn giữ được tính chất Việt Nam thuần túy nguyên vẹn.Điểm giống của hai bài là đều có kết cấu ba phần chặt chẽ , cấu trúc như một khúc ru trải dài một mạch cảm xúc . Thế nhưng mạch cảm xúc từng bài lại được cất lên theo từng cung bậc tình cảm khác nhau .“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là khúc ru nồng nàn cảm xúc yêu thương của người mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào lao động vất vả hay đối mặt với kẻ thù hiểm nguy thì lời ru con vẫn luôn ngân vang trong tim mẹ : “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời” . Thật đặc biệt mẹ không đưa em bằng chiếc võng đung đưa, kẽo kẹt mà mẹ đưa em bằng chính đôi lưng của mình khi đang giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ không ru em bằng tiếng “À ơi….gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ vừa năm”Mà mẹ ru em bằng chính lời ca của trái tim “Ngủ ngaon a-kay ơi, ngủngoan a-kay hỡi” Chính lời ca này đã đưa em khôn lớn từng ngày trên lưng mẹ để rồi trong từng nhịp chày nghiêng em nhận ra được nỗi gian lao, vất vả mà mẹ đang phải gánh chịu . Em cảm nhận đượcđiều đó khi “mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”. Như một sự sẻ chia, giấc ngủ của em cũng nghiêng theo nhịp chày của mẹ. Cảm nhận được tình yêu mạ dành cho em để rồi “Từ trên lưng mẹ em đến chiếntrường/ Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn”. Em đi theo tiếng gọi của dân tộc để thực hiện ước mơ của mẹ . Dẫu em chưa biết gì là “Tự do-Hạnh phúc” nhưng em nhận ra được dự hối thúc trong lời ca của mẹ. Em sẽ chóng lớn, sẽ trở thành công dân của một đất nước tự do, em sẽ đi đánh thằng Mĩ, khi đi em cũng không quên mang theo lời ru của mẹ. Bởi nó chính là vũ khí , là niềm tin, là sức mạnh, là động lực để em có thể vượt qua mọi chông gai , lửa đạn của chiếntrường mà hoàn thành ước vọng của mẹ. Thật đặc biệt, chỉ một lời ruthôi nhưng nó lại tác động mạnh đến tâm hồn trẻ thơ như thế.Ru con là một điệu hát dân gian mang âm hưởng nhẹ nhàng và sâu lắng. Hát ru là một truyền thống văn hóa thể hiện bản sắc dân tộc . Thế nhưng không phải bài hát ru nào cũng đều giống nhau. Tùy từngvùng miền khác nhau, mà mỗi bài mang một giai điệu, âm hưởng riêng. Nếu bà mẹ miền tây Thừa Thiên Huế trực tiếp gọi tên con qua lời ru thiết tha, dỗ dành con vào giấc ngủ “Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi” thì bà mẹ miền Nam lại thích dùng những hình ảnh biểu tượng tượng trưng gửi gắm những tâm tình tình cảm của mình qua lời ru trầm bỗng, thiết tha và lai láng.Cái cò….sung chat…đào chuaCâu ca mẹ hát gió đưa về tới Mẹ ru cái lẽ ở đời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×