Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì 2? Trình bày tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy

Giúp mình câu 5 với ạ
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...]
(Vũ Quần Phương)
Câu 1: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì 2? Trình bày tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.
Câu 2: Văn bản được viết theo thể thơ nào? Xác định PTBĐ của văn bản.
Câu 3: Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy?
Câu 4: Trong văn bản được gợi nhắc từ đoạn văn trên có hai câu:
                                               “Hoa tay thảo những nét
       Như phượng múa rồng bay.”
Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ ấy.
Câu 5 : Hãy trình bày bài học rút ra từ văn bản em vừa tìm được trong câu 1- Đọc- hiểu
 

4 trả lời
Hỏi chi tiết
4.112
5
3
Nguyễn Anh Minh
09/02/2021 19:46:55
+5đ tặng
Từ nội dung bài thơ “Ông đồ”, em rút ra được rất nhiều bài học trong cuộc sống. Một trong bài học đó là phải biết trân trọng, gìn giữ những truyền thống quý giá của dân tộc. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc gìn giữ và lưu truyền những nét đẹp của dân tộc là một việc vô cùng khó. Bởi lẽ, thế hệ trẻ ngày nay luôn hứng thú với những điều mới lạ, bị thu hút bởi những trò chơi hiện đại chứ chẳng mấy ai còn để ý đến những giá trị được cho là "cổ hủ". Ấy thế mà đâu đây vẫn có những bạn trẻ luôn đi khám phá, tìm hiểu về truyền thống của dân tộc. Thậm chí nhiều bạn còn hứng thú và đem những giá trị tốt đẹp ấy đi quảng bá sang nước bạn. Tuy nhiên, cạnh bên những bạn trẻ ấy vẫn còn những người chà đạp lên giá trị của dân tộc. Thật là đáng phê phán. Gía trị tốt đẹp của dân tộc là một trong những văn hóa tiêu biểu, đặc trưng có dân tộc ta. Nó cần được gìn giữ, lưu truyền và phát huy. Đặc biệt, thế hệ trẻ luôn phải nhớ rằng "Chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Nguyễn Trung Sơn
09/02/2021 20:02:37
+4đ tặng
Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.
3
3
Hương Lê
09/02/2021 20:03:44
+3đ tặng

3, 

- Khoảng thời giản "“một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến ý nói đến những giá trị tốt đẹp trong thời xưa nay đã không còn được thịnh hành như trước nữa. Thậm chí, nó đang dần mai một và sẽ mất đi vào một ngày không xa.

- Số phận ông đồ trong thời buổi ấy sẽ không còn được người ta chú ý đến. Sẽ không thể dùng nghề "cho chữ" để mưu sinh, kiếm sống. Sẽ bị mọi người lãng quên và vùi lấp trong quá khứ.

4,

- Biện pháp nghệ thuật: So sánh " Như phượng múa rồng bay"

- Tác dụng:

+ Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho đoạn thơ

+ Thể hiện những nét chữ uyển chuyển của ông đồ.

0
0
Ñg Hair Nam
09/03/2022 18:02:53
Hay quá, bài văn phải quá ghê gớm và đây là ông đồ, ông đồ ui

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo