Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu những gì em biết về phong tục gói bánh chưng ngày tết

Hãy nêu những gì em biết về phong tục gói bánh chưng ngày tết

3 trả lời
Hỏi chi tiết
411
2
3
nminnhhh
10/02/2021 16:56:46
+5đ tặng

Mỗi độ Tết đến xuân về lòng người lại rộn ràng hơn, người người hối hả tất bật chuẩn bị đón tết. Không khí cận kề những ngày đầu của năm mới luôn đầm ấm, chan hòa tươi vui. Và hình ảnh quen thuộc chắc hẳn ai cũng nhớ đến ngay khi nghĩ về ngày tết đó là nồi bánh chưng bếp lửa bập bùng.

Gói bánh chưng từ lâu đã trở thành phong tục của người Việt mỗi độ xuân về. Được ví như linh hồn của ngày tết, nồi bánh chưng là hình ảnh không thể thiếu của ngày tết quê hương. Được ra đời theo sự giải thích của sự tích bánh chưng bánh giầy của người dân Việt, gói bánh chưng ngày tết đã trở thành phong tục của người Việt từ bao đời. Theo sự tích này, tục gói bánh chưng bánh giầy bắt đầu có ở nước ta từ thời vua Hùng. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, với hơn 1000 năm Bắc thuộc và 100 năm nô dịch phương Tây, gói bánh chưng ngày tết vẫn giữ vẹn nguyên giá trị, trở thành truyền thống của người dân Việt. Trong sự tích trên, bánh chưng bánh giầy được một vị hoàng tử tên là Lang Liêu làm ra để dâng lên vua cha vào ngày lễ cúng tổ tiên. Và vì thế, chàng đã được vua cha nhường ngôi. Kể từ đó, bánh chưng đã trở thành món ăn không thể thiếu để dâng lên tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Ý nghĩa của chiếc bánh chưng đã khiến nó trở thành một món ăn quý. Với hương thơm cùng vị ngon của nó, nó vẫn xứng đáng là món ăn phù hợp với thờ cúng tổ tiên.

Người Việt Nam chúng ta chuộng đạo Phật, những người không theo đạo phật vẫn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Bởi vì thế, mà ngày tết, mâm cơm thờ cúng luôn được các gia đình chs trọng. Chiếc bánh chưng đặt lên mâm thờ phải đẹp phải ngon, đúng với ý nghĩa của chiếc bánh chưng vào dịp Tết. Chính vậy, phong tục gói bánh chưng vẫn cứ mãi trường tồn cùng năm tháng. Ngày cận kề xuân sang, người người nhà nhà đua nhau gói bánh chưng khiến không khí càng thêm đầm ấm vui vẻ. Con cái ở xa về đoàn tụ với gia đình, những người chồng, người vợ tha hương cũng trở về với căn nhà ấm áp để đón xuân. Cả nhà quây quần dưới mảnh chiếu trước sân, cùng lau lá, đãi đỗ, vo gạo, nêm muối để chuẩn bị gói bánh. Các bà các mẹ khéo tay gói từng chiếc bánh một cách cẩn thận, bọn trẻ con cười đùa nhóng nhẽo thấy hay cũng chạy lại đòi gói đòi nêm. Không khí rộn ràng vui tươi càng làm mọi người thêm ấm áp. Cái không khí ấy, một đời người không sao quên được. Những ai xa quê không thể trở về với mái nhà mẹ già đang ngóng, con nhỏ đang trông thật sự thèm lắm cái không khí ấy. Thông thường, mọi người sẽ gói bánh gần ngày 30 Tết, thường là trước ngày 30 Tết một ngày. Mục đích là bởi để đêm ngày 30 Tết sẵn sàng có chiếc bánh chưng thơm ngon để dâng lên ông bà tổ tiên. Những nồi bánh chưng to, khói bốc nghi ngút luôn hấp dẫn mấy đứa trẻ con trong nhà. Chúng háo hức được nhín thấy những chiếc bánh mà hổi chiều mẹ gói, có khi muốn nếm thứ chiếc bánh nhỏ xinh méo mó mà là chiếc bánh chưng đầu tay của chúng nó. Nên, chúng luôn được giao nhiệm vụ trông nồi bánh chưng. Nồi bánh chưng được đun bằng củi, lúc nào cũng phải đảm bảo lượng lửa liu riu, chỉ cần mất tập trung, bánh nấu xong sẽ không ngon. Những gương mặt nhỏ xinh hồn nhiên, ánh mắt sáng bừng vì có ánh lửa chiếu vào, không ai có thể không yêu những ánh mắt ngây thơ ấy. Nồi bánh chưng là một điểm sáng của ngày tết, là linh hồn của ngày tết. Thiếu đi những nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa, tết sẽ mất đi hương vị của nó.

Ngày nay, với guồng quay công việc tất bật và bận rộn, nhiều gia đình đã không thể có những nồi bánh chưng, những không khí ấm áp quanh chiếc chiếu bánh chưng ngày cuối năm. Không khí tết cũng ngày càng nhạt dần vì lý do đó. Chính vì thế, ở nhiều nơi, mọi người đã vận động, khuyến khích nhau tiếp tục thực hiện phong tục này để tìm lại hương vị ngày Tết. Thông qua các cuộc thi gói bánh chưng, không khí tết phần nào đã trở về với từng góc nhà ngõ nhỏ. Có thể thấy, dù trải qua bao thanwng trầm, ba sự đổi mới, phong tục gói bánh chưng vẫn là phong tục đẹp đẽ, với ý nghĩa nhân văn, và là hơi thở của ngày Tết quê hương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
3
Nguyễn Nguyễn
10/02/2021 16:57:08
+4đ tặng
 

Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”, vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ, vua Hùng triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi.

Chị Nguyễn Thị Phượng, Hà Nam 

Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Người con trai thứ 18 tên là Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang nhưng tính tình hiền hậu, lối sống đạo hạnh, hiếu thảo với cha mẹ. Không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để làm ra hai loại bánh chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua.

Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng và vua Hùng đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật linh thiêng trong nghi thức thờ cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với ông cha, là món ăn không thể thiếu của người dân Việt Nam những ngày Tết. Chẳng thế mà dân gian Việt Nam có câu:

                                         Bên ngoài xanh lá dong xanh.

                                    Bên trong nếp mỡ, đỗ hành hạt tiêu.

                                        Gói nghĩa tình, gói yêu thương.

                                     Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ.

Bánh chưng Việt Nam không lẫn, không phỏng theo bất kỳ thứ bánh nào của các quốc gia khác. Bánh chưng được làm nên từ những nguyên liệu rất gần gũi với đời sống của người nông dân như: gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, hạt tiêu, lá dong, lạt giang và có khi thêm những nguyên liệu phụ là quả gấc… để làm màu cho nhân bánh thêm đẹp.

Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho đất, màu xanh lá dong là cỏ cây, đỗ xanh tượng trưng cho trái ngon, quả ngọt, thịt lợn đại diện cho muông thú và gạo nếp chính là văn minh lúa nước con người. Với mỗi người dân Việt Nam, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt Nam. Chị Đinh Thanh Tú, một người dân Hà Nội, kể: “Mỗi dịp Tết đến Xuân về, những đứa trẻ rất háo hức xem gói, luộc bánh chưng. Đây cũng là dịp xum vầy, đầm ấm đại gia đình. Mỗi trẻ em Việt Nam khi lớn lên đều không thể không nhớ hình ảnh gói bánh chưng ngày Tết. Hình ảnh này thấm nhuần trong mỗi đứa trẻ để khi lớn lên chúng kế tục truyền thống ông cha lại làm những nồi bánh chưng cho con trờ, đời này kế tục đời tiếp theo. Không có một dân tộc nào trên thế giới mà trong ngày Tết lại thờ bánh chưng như ở Việt Nam. Bánh chưng mỗi dịp Tết đến còn được dùng làm quà tặng, quà biếu và cũng là món ăn đặc sản mời khách, cả chủ và khách cùng ăn lấy may năm mới.”

Gói bánh chưng 

Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở cách gói, cách nấu. Chẳng thế mà ở Việt Nam có biết bao ngôi làng có nghề truyền thống gói bánh chưng.

Chị Nguyễn Thị Phượng, làng Đầm, xã Liêm Tuyền, tỉnh Hà Nam, một trong những ngôi làng có nghề làm bánh chưng nổi tiếng ở Việt Nam, cho biết: “Bánh chưng ngon phải chọn gạo, đỗ, thịt lợn ngon. Gạo thì chọn loại nếp cái hoa vàng để chất lượng bánh dẻo, rền. Đỗ thì chọn đỗ màu vàng tươi mới thơm ngon. Thịt thì là thịt ba chỉ vừa có nạc vừa có mỡ. Lá dong gói bánh dùng loại bánh tẻ, loại không non mà cũng không già thì khi bóc bánh ra màu xanh đẹp. Luộc bánh khoảng 10 tiếng đồng hồ.”

Theo quan niệm của người Việt Nam hình ảnh chiếc bánh chưng, bánh giầy còn thể hiện trời đất giao hòa, nói lên ước mơ của người người, nhà nhà có một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc. Phong tục truyền thống thờ cúng và thưởng thức bánh chưng ngày Tết của người Việt Nam vừa mang nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh, vừa là tinh hoa ẩm thực, trí tuệ của người Việt Nam.

Ông Phạm Văn Luân, làng Đầm, xã Liêm Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, bộc bạch:  “Đã cúng tổ tiên là phải có bánh chưng. Bánh chưng trong ngày Tết dâng  lên tổ tiên thể hiện lòng tình cảm với những người đã khuất. Đã nói đến ngày Tết là nhà nào cũng có bánh chưng. Mâm cơm ngày Tết phải có bánh chưng, có nồi bánh chưng mới có không khí ngày Tết. Bánh chưng mang đầy đủ vật chất ngon, bảo đảm sức khỏe, ăn ngày Tết rất tiện vì bận rộn, ăn nhanh lại no lâu cả ngày.”

Bánh chưng là biểu tượng không thế thiếu trong dịp Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam. Không có một nơi nào trên thế giới có được sự độc đáo với tục gói bánh chưng xanh cúng tổ tiên ngày Tết như dân tộc Việt Nam. Tục gói bánh chưng ngày Tết, một nét đẹp văn hóa, đã trường tồn với thời gian, ngấm vào máu thịt và tâm trí của mỗi người con đất Việt mỗi khi Tết đến Xuân sang.

2
2
Kiên
10/02/2021 16:57:30
+3đ tặng

Việc thờ bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán phản ánh được nhiều bình diện cuộc sống.

Tục gói bánh Chưng đã tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng, và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của dân tộc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, phong tục gói bánh Chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề mai một.

Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dầy”, Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi.

Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh Chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua.

Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng, và vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó bánh Chưng, bánh dầy đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông.

Trong những ngày Tết đến, xuân về, những hương vị và những vật phẩm đã trở thành quen thuộc trong dịp tết như: thịt mỡ, dưa hành, bày trí trong nhà một cành đào hay một cành mai, một bức câu đối được cắt làm đôi treo cân xứng hai bên xà nhà. Trên bàn thờ tổ tiên bày trí đủ các loại: mâm ngũ quả, kẹo bánh, mứt, rượu,... đặc biệt là bánh chưng. Tất cả đã tạo nên một không khí, không gian rất "Tết"!.

Bánh chưng sau khi đã thờ cúng tổ tiên xong, được dọn xuống để mọi người cùng thưởng thức. Hẳn chúng ta sẽ không ngớt lời tấm tắc rằng bánh chưng đúng là một trong những loại thức ăn vừa ngon, béo, thơm và trông thật mĩ quan! Nó đã tôn lên niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư