1. Giới thiệu: vấn đề cần nghị luận
2. Giải thích ý kiến
- Ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của người bình dân ta xưa. Ca dao là nơi người lao động gửi gắm những yêu thương, sướng vui, đau khổ, hoài bão, ước mơ, niềm mong mỏi… Ca dao được coi là thơ của vạn nhà, là tấm gương soi tâm hồn và đời sống dân tộc.
- Học ca dao là học cách sống, cách làm người :
+ Đọc, học ca dao ta thường gặp được những cách sống rất đẹp của người bình dân ta xưa…
+ Đọc, học ca dao ta còn bắt gặp những phẩm chất vô cùng tốt đẹp truyền thống của người Việt Nam được thể hiện sinh động thông qua các mối quan hệ ứng xử …
Vì thế, học ca dao là ta được giáo dục về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, cách sống giúp ta sống tốt hơn, đẹp hơn, tinh tế hơn, nhân ái hơn, nhân cách phát triển toàn diện.
Như vậy, ý kiến trên đã khẳng định một trong những chức năng quan trọng nhất của ca dao, đó là chức năng giáo dục, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ.
3. Chứng minh: qua việc phân tích một số bài ca dao đã học và đọc trong chùm ca dao yêu thương tình nghĩa, than thân, hài hước châm biếm, học sinh làm rõ một số ý chính sau
- Học ca dao, ta học được lối sống nhân hậu, thủy chung, coi trọng tình nghĩa (trong đó đề cao nghĩa hơn tình).
+ Tình yêu, tình vợ chồng.
+ Tình cảm gia đình, bạn bè, quê hương.
- Học ca dao, ta biết đồng cảm với những nỗi khổ của con người, biết trân trọng đề cao những vẻ đẹp và phẩm giá của con người.
- Học ca dao, ta học được lối sống lạc quan, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả nhưng vẫn cười vui yêu đời, vẫn không ngừng tin tưởng và mơ ước về tương lai.
- Học ca dao, ta học được tinh thần phê phán hiện thực sắc sảo.
- Học ca dao, con người trở nên tinh tế, ý nhị, văn hóa hơn trong cách thể hiện tình cảm, trong giao tiếp ứng xử.