Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho câu chủ đề, hãy triển khai thành đoạn văn " Lối học đối phó kéo theo rất nhiều tác hại "

Cho câu chủ đề , hãy triển khai thành đoạn văn từ 10-12 câu " Lối học đối phó kéo theo rất nhiều tác hai "
( Giúp mình với ạ , mình đang cần gấp )
 

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
390
2
0
thangng24
17/02/2021 22:13:34

Người xưa có nói: sự học thì vô cùng mà cuộc đời con người chỉ là hữu hạn. Sống này chỉ có thể kéo dài khi chúng ta học tập, tiếp thu được càng nhiều tri thức và hiểu biết. Thế nhưng, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đang ở tuổi học hành thì lại không nhận thức được điều đó. Học qua loa, đối phó đang là một vấn đề đáng buồn ở học sinh ngày nay.

Cách học qua loa, đối phó có thể hiểu là cách học, làm bài không tập chung, không chuyên tâm và cố gắng cho môn học. Việc học qua loa, đối phó là hành động thuộc về thái độ với việc học, là ý thức của từng người học sinh.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, hiện tượng học đối phó đã trở thành một căn “bệnh” khá phổ biến ở học sinh và có tốc độ “lây lan” khá nhanh. Bài làm qua loa, nhanh chóng, thậm chí đi chép bài để có đủ số lượng mà không hề quan tâm đến việc hiểu bản chất vấn đề, môn học. Ở trường học, học đối phó thường diễn ra với những môn xã hội: Lịch sử, Địa Lý, Ngữ Văn, … ở những học sinh ham chơi, không có ý thức phấn đấu trong môn học.

Khi có những hành động học qua loa, đối phó, học sinh thấy điều đó rất tốt. Học qua loa họ vẫn có đầy đủ bài mà không cần tốn quá nhiều công sức, lại có thời gian làm những bài khác. Nhưng học sinh lại không nhìn được những tác hại đằng sau cái lợi nhất thời đó. Người ta thường nói rằng cái gì đến quá dễ dàng và nhanh chóng thường sẽ không bên lâu. Kiểu học như thế chỉ giúp cho học sinh hoàn thành bài tập giao lúc đó, đạt yêu cầu khi ấy. Thực tế, trong đầu họ không có thêm một chút kiến thức. Sau mỗi lần làm bài đối phó, lượng kiến thức cứ tăng lên trong khi trong khi lượng tri thức không hề tăng, chưa nói đến rằng nó sẽ giảm khi chúng ta càng ngày càng lười suy nghĩ và ghi nhớ. Kết quả học tập của những người học hành đối phó, không quyết tâm chắc chắn sẽ không thể bằng những người cố gắng, quyết tâm và cả sự chăm chỉ nữa. Về lâu dài, học đối phó là một con dao, chặt đứt con đường học của bạn. Học qua loa, đối phó còn là liên quan đến ý thức và thái độ của con người. Mọi thứ đều có thể với sự quyết tâm, lòng nhiệt huyết và thái độ nghiêm túc với việc mình làm, như Steve Jobs đã khẳng định: “Điều duy nhất để tạo nên thành công là yêu điều mình làm”. Việc nhỏ cũng không làm được nói chi đến việc lớn. Với thái độ như thế, có dễ dàng sống trong xã hội ngày càng tiến bộ và cạnh tranh như ngày nay? Một xã hội chỉ có những con người lúc nào cũng lo đối phó, qua loa, luôn nghĩ cho mình như thế, liệu có thể phát triển?  Thái độ với công việc, với cuộc sống chính là cách quyết định trình độ phát triển giữa con người với con người, giữa quốc gia với quốc gia. Đó chính là sự khác biết giữa con người Nhật Bản và con người Việt Nam, giữa Hoa Kì và Việt Nam.

Hiện trạng học qua loa, đối phó đang phổ biến có nhiều nguyên do. Có thể thấy, sự khác nhau giữa các nước đều xuất phát từ nền giáo dục. Nền giáo dục Việt Nam vẫn còn chú trọng vào thành tích, điểm số mà chưa có giải pháp cho việc phát triển toàn diện năng lực học sinh, không tìm được động lực cho học sinh tự mình cố gắng. Những áp lực điểm số với bạn bè, áp lực bằng cấp của bố mẹ khiến cho học sinh không có thời gian làm một cách nghiêm túc. Quá nhiều bài phải làm, quá nhiều môn phải học, nhưng thời gian vẫn chỉ 24 tiếng như thế. Một phần đó cũng là do môn học quá nhiều kiến thức, chỉ chú trọng vào lí thuyết mà không đề cập tới thực hành dễ khiến học sinh chán ngán và sinh ra sự đối phó. Chính môi trường học như thế khiến học qua loa, đối phó lây lan nhanh như “virus”. Đặc biệt, đó cũng là do bản thân học sinh, không nhận thức được vai trò của việc học cũng như thái độ với công việc mình làm. Với học sinh, học vẫn là cho cha mẹ, thầy cô, không ảnh hưởng đến tương lai và việc của mình. Tự học sinh đã nghĩ như thế thì không chỉ có việc học qua loa, đối phó mà còn dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực khác.

Rất nhiều học sinh biết hành động của mình là không đúng, cũng biết tác hại của việc học đối phó nhưng vẫn không biết cách tự cứu lấy mình. Muốn thay đổi học sinh, phải thay đổi môi trường học tập của chúng. Điểm số sau này chẳng nói rằng bạn giỏi hay không, chẳng quyết định cuộc đời bạn sau này thế nào. Vì thế, hãy đặt vấn đề điểm số và bằng cấp sang một bên, khuyến khích học sinh tìm hiểu và phát huy năng lực của mình, tham gia nhiều hơn vào những hoạt động ngoại khóa, những thí nghiệm thực hành, … Khi đó, hứng thú với môn học sẽ tự đến. Học sinh cũng cần thay đổi suy nghĩ của mình, rằng học cho mình, không phải một ai khác. Không ai có thể sống thay ta và không ai có thể hủy hoại cuộc sống chúng ta ngoài chính chúng ta cả. Tự mình thay đổi, tự mình học hỏi để tự mình tỏa sáng!

Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống nhưng những kiến thức thì mênh mông và thành công vẫn đang đợi bạn. Học hay không, đối phó hay nhiệt huyết, chỉ có bạn mới có thế quyết định.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×