Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn giới thiệu về phong trào thơ mới ( 1932 - 1945 )

Viết 1 đoạn văn giới thiệu về phong trào thơ mới ( 1932 - 1945 )

3 trả lời
Hỏi chi tiết
4.643
5
3
Thiên sơn tuyết liên
18/02/2021 20:35:07
+5đ tặng
Thơ Mới ra đời là sự vận động phát triển của thơ ca nói chung mang tính tất yếu: đã đến lúc phải đổi mới, cách tân, nhất là về mặt thể loại để thoát khỏi tính qui phạm hạn chế cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Bên cạnh đó là sự biến đổi trong đời sống xã hội cũng làm nảy sinh một bộ phận công chúng mới và không thể không kể đến ảnh hưởng của văn học phương Tây nói chung, thơ ca lãng mạn và trường phái thơ tượng trưng Pháp nói chung. Quá trình hình thành của thơ Mới được đánh dấu bằng bài viết “Một lối thơ mới trình làng giữa làng thơ” kèm theo bài thơ “Tình già” của Phan Khôi đăng trên tờ “Phụ nữ tân văn” vào tháng 10 năm 1932. Trong bài viết của mình, Phan Khôi công khai chĩa mũi nhọn vào thơ ca cũ, loại thơ gắn liền với những qui phạm, niêm, luật, vần, đối gò bó, chặt chẽ. Từ đó, ông đề xướng, ra một tư tưởng mới: Thơ phải vượt ra khỏi tính qui phạm ấy. Thơ không bị bó hẹp bởi số câu, số chữ lại càng không bị chi phối bởi qui định bằng trắc, niêm luật trong thơ cũ. Với sự kiện này, Phan Khôi đã gây nên được cả một cao trào hưởng ứng. Chỉ trong một thời gian ngắn, phong trào thơ Mới đã chiếm được ưu thế trên thi đàn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
___Cườn___
18/02/2021 20:36:07
HONG TRÀO THƠ MỚI (1932 – 1945)Kết quả cần đạtGiúp học sinh:- Nắm được những nét chính về quá trình phát triển, đặc điểm cơ bản và những đóng góp chủ yếu của Phong trào thơ mới- Vận dụng các kiến thức đã học để luyện tập ( trắc nghiệm và tự luận).- Có thái độ yêu mến, trân trọng các giá trị tốt đẹp của Phong trào thơ mới.Trong những năm đầu thập kỷ thứ ba của thế kỷ trước xuất hiện một dòng thơ ca thuộc khuynh hướng lãng mạn. Đó là Thơ mới (hay còn gọi là Thơ mới lãng mạn). Thơ mới là một cuộc cách mạng thơ ca trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc ở thế kỷ 20. Sự xuất hiện của Thơ mới gắn liền với sự ra đời của Phong trào thơ mới 1932-1945. Phong trào thơ mới đã mở ra “một thời đại trong thi ca” 1, mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. I- Hoàn cảnh lịch sử xã hội.Một trào lưu văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của lịch sử xã hội. Bởi nó là tiếng nói, là nhu cầu thẩm mỹ của một giai cấp, tầng lớp người trong xã hội. Thơ mới là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Sự xuất hiện của hai giai cấp này với những tư tưởng tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng với sự giao lưu văn học Đông Tây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Phong trào thơ mới 1932-1945. Giai cấp tư sản đã tỏ ra hèn yếu ngay từ khi ra đời. Vừa mới hình thành, các nhà tư sản dân tộc bị bọn đế quốc chèn ép nên sớm bị phá sản và phân hóa, một bộ phận đi theo chủ nghĩa cải lương. So với giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản giàu tinh thần dân tộc và yêu nước hơn. Tuy không tham gia chống Pháp và không đi theo con đường cách mạng nhưng họ sáng tác văn chương cũng là cách để giữ vững nhân cách của mình.Cùng với sự ra đời của hai giai cấp trên là sự xuất hiện tầng lớp trí thức Tây học. Đây là nhân vật trung tâm trong đời sống văn học lúc bấy giờ. Thông qua tầng lớp này mà sự ảnh hưởng của các luồng tư tưởng văn hoá, văn học phương Tây càng thấm sâu vào ý thức của người sáng tác.II- Các thời kỳ phát triển của Phong trào thơ mới .Thơ mới được thai nghén từ trước 1932 và thi sĩ Tản Đà chính là người dạo bản nhạc đầu tiên trong bản hòa tấu của Phong trào thơ mới. Tản Đà chính là “gạch nối” của hai thời đại thơ ca Việt Nam, được Hoài Thanh - Hoài Chân xếp đầu tiên trong số 46 tên tuổi lớn của Phong trào thơ mới. Và đến ngày 10-3-1932 khi Phan Khôi cho đăng bài thơ “Tình già” trên Phụ nữ tân văn số 22 cùng với bài 1 tự giới thiệu “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” thì phát súng lệnh của Phong trào thơ mới chính thức bắt đầu.Có thể phân chia các thời kỳ phát triển của Phong trào thơ mới thành ba giai đọan2: 1- Giai đoạn 1932-1935:Đây là giai đoạn diễn ra cuộc đấu tranh giữa Thơ mới và “Thơ cũ”. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ …Trong bài “Một cuộc cải cách về thơ ca” Lưu Trọng Lư kêu gọi các nhà thơ mau chóng “đem những ý tưởng mới, những tình cảm mới thay vào những ý tưởng cũ, những tình cảm cũ”. Cuộc đấu tranh này diễn ra khá gay gắt bởi phía đại diện cho “Thơ cũ” cũng tỏ ra không thua kém. Các nhà thơ Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Duy Từ, Nguyễn Văn Hanh phản đối chống lại Thơ mới một cách quyết liệt. Cho đến cuối năm 1935, cuộc đấu tranh này tạm lắng và sự thắng thế nghiêng về phía Thơ mới.Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên …2- Giai đoạn 1936-1939:Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương -1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừa mới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn”3 . Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này.Vào cuối giai đoạn xuất hiện sự phân hóa và hình thành một số khuynh hướng sáng tác khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này được giải thích bằng sự khẳng định của cái Tôi. Cái Tôi mang màu sắc cá nhân đậm nét đã mang đến những phong cách nghệ thuật khác nhau cả về thi pháp lẫn tư duy nghệ thuật. Và khi cái Tôi rút đến sợi tơ cuối cùng thì cũng là lúc các nhà thơ mới đã chọn cho mình một cách thoát ly riêng.3- Giai đoạn 1940-1945:Từ năm 1940 trở đi xuất hiện nhiều khuynh hướng, tiêu biểu là nhóm Dạ Đài gồm Vũ Hoàng Chương, Trần Dần, Đinh Hùng …; nhóm Xuân Thu Nhã Tập có Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đỗ Cung …; nhóm Trường thơ Loạn có Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê,…Có thể nói các khuynh hướng thoát ly ở giai đọan này đã chi phối sâu sắc cảm hứng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật trong sáng tác của các nhà thơ mới. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độc 2 lập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới. Bên cạnh đó, một bộ phận các nhà thơ mới mất phương hướng, rơi vào bế tắc, không lối thoát.III- Những mặt tích cực, tiến bộ của Phong trào thơ mớiĐánh giá Phong trào thơ mới, nhà thơ Xuân Diệu nhận địnhh “Thơ mới là một hiện tượng văn học đã có những đóng góp vào văn mạch của dân tộc”… “ Trong phần tốt của nó, Thơ mới có một lòng yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước, yêu tiếng nói của dân tộc”. Nhà thơ Huy Cận cũng cho rằng “Dòng chủ lưu của Thơ mới vẫn là nhân bản chủ nghĩa”… “Các nhà thơ mới đều giàu lòng yêu nước, yêu quê hương đất nước Việt Nam. Đất nước và con người được tái hiện trong Thơ mới một cách đậm đà đằm thắm”4.1- Tinh thần dân tộc sâu sắcThơ mới luôn ấp ủ một tinh thần dân tộc, một lòng khao khát tự do. Ở thời kỳ đầu, tinh thần dân tộc ấy là tiếng vọng lại xa xôi của phong trào cách mạng từ 1925-1931 (mà chủ yếu là phong trào Duy Tân của Phan Bội Châu và cuộc khởi nghĩa Yên Bái). Nhà thơ Thế Lữ luôn mơ ước được “tung hoành hống hách những ngày xưa” (Nhớ rừng); Huy Thông thì khát khao:“Muốn uống vào trong buồng phổi vô cùngTất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng lộng”.Tinh thần dân tộc của các nhà thơ mới gửi gắm vào lòng yêu tiếng Việt. Nghe tiếng ru của mẹ, nhà thơ Huy Cận cảm nhận được “hồn thiêng đất nước” trong từng câu ca:“Nằm trong tiếng nói yêu thươngNằm trong tiếng Việt vấn vương một đời”.Có thể nói, các nhà thơ mới đã có nhiều đóng góp, làm cho tiếng Việt không ngày càng trong sáng và giàu có hơn.Ở giai đoạn cuối, tinh thần dân tộc chỉ còn phảng phất với nỗi buồn đau của ngưòi nghệ sĩ không được tự do (Độc hành ca, Chiều mưa xứ Bắc của Trần Huyền Trân, Tống biệt hành, Can trường hành của Thâm Tâm) …2- Tâm sự yêu nước thiết thaCó thể nói, tinh thần dân tộc là một động lực tinh thần để giúp các nhà thơ mới ấp ủ lòng yêu nước. Quê hương đất nước thân thương đã trở thành cảm hứng trong nhiều bài thơ. Đó là hình ảnh Chùa Hương trong thơ Nguyễn Nhược Pháp (Em đi Chùa Hương); hình ảnh làng sơn cước vùng Hương Sơn Hà Tĩnh trong thơ Huy Cận (Đẹp xưa); hình ảnh làng chài nơi cửa biển quê hương trong thơ Tế Hanh (Quê hương) v.v… Các thi sĩ đã mang đến cho thơ cái hương vị đậm đà của làng quê, cái không khí mộc mạc quen thuộc của ca dao: Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ, … Hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông, mái đình, gốc đa, bến

Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.net/document/1204694-phong-trao-tho-moi-1932-1945.htm
5
0
Nguyễn Khánh Hoà
18/02/2021 20:39:29
+3đ tặng
Nền văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổi lên hai trào lưu văn học tiêu biểu: Văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn. Nhắc đến trào lưu văn học lãng mạn không thể không nhắc đến thơ Mới. Đây là một phong trào văn học xuất hiện và nồ rộ trong vòng mười năm nhưng những thành tựu nó để lại là vô cùng lớn, làm nên một cuộc cách tân có ý nghĩa cách mạng về thơ ca.
Thơ Mới ra đời là sự vận động phát triển của thơ ca nói chung mang tính tất yếu: đã đến lúc phải đổi mới, cách tân, nhất là về mặt thể loại để thoát khỏi tính qui phạm hạn chế cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Bên cạnh đó là sự biến đổi trong đời sống xã hội cũng làm nảy sinh một bộ phận công chúng mới và không thể không kể đến ảnh hưởng của văn học phương Tây nói chung, thơ ca lãng mạn và trường phái thơ tượng trưng Pháp nói chung. Quá trình hình thành của thơ Mới được đánh dấu bằng bài viết “Một lối thơ mới trình làng giữa làng thơ” kèm theo bài thơ “Tình già” của Phan Khôi đăng trên tờ “Phụ nữ tân văn” vào tháng 10 năm 1932. Trong bài viết của mình, Phan Khôi công khai chĩa mũi nhọn vào thơ ca cũ, loại thơ gắn liền với những qui phạm, niêm, luật, vần, đối gò bó, chặt chẽ. Từ đó, ông đề xướng, ra một tư tưởng mới: Thơ phải vượt ra khỏi tính qui phạm ấy. Thơ không bị bó hẹp bởi số câu, số chữ lại càng không bị chi phối bởi qui định bằng trắc, niêm luật trong thơ cũ. Với sự kiện này, Phan Khôi đã gây nên được cả một cao trào hưởng ứng. Chỉ trong một thời gian ngắn, phong trào thơ Mới đã chiếm được ưu thế trên thi đàn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo