Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hình ảnh hàng tre xuất hiện trong khổ đầu và hình ảnh cây tre lại được lặp lại trong khổ cuối của bài thơ viếng lăng bác, điều này có ý nghĩa gì? Nêu rõ dụng ý của tác giả? Chỉ ra cách kết cấu của bài thơ viếng lăng bác

Hình ảnh hàng tre xuất hiện trong khổ đầu và hình ảnh cây tre lại được lặp lại trong khổ cuối của bài thơ viếng lăng bác, điều này có ý nghĩa gì? Nêu rõ dụng ý của tác giả? Chỉ ra cách kết cấu của bài thơ viếng lăng bác

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.708
4
1
Wind
19/02/2021 13:48:17
+5đ tặng

-Hình ảnh hàng tre xuất hiện trong khổ đầu và hình ảnh cây tre lại được lặp lại trong khổ cuối của bài thơ viếng lăng bác, điều này có ý nghĩa:
Từ hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương quanh lăng Bác, nhà thơ đã suy nghĩ, liên tưởng và mở rộng khái quát thành một hình ảnh hàng tre mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Dù gặp giong bão hiem nguy , gặp những thăng trầm trong cuộc kháng chiến cứu nước và giữ nước, vẫn “đứng thẳng hàng”, vẫn đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phụctrươc mọi kẻ thù 

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Tuấn Anh SPUR
19/02/2021 13:49:05
+4đ tặng
hình ảnh tre ở khổ đầu mang ý nghĩa tả thực
hình ảnh tre ở khổ cuối mang ý nghĩa ẩn dụ
phân tích :
Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết trong lần ra Bắc viếng thăm lăng Bác Hồ sau ngày đất nước thống nhất. Bài thơ là niềm xúc động nghẹn ngào và sự tự hào của người con miền nam khi ra thăm ngườ cha già của dân tộc. trên nền cảm xúc ấy, nhà thơ đa xây dựng hình ảnh cây tre như một biểu tượng của sức sống bất diệt của dân tọc và tấm lòng trung hiếu của con người Việt nam đối với quê hương, đất nước.
Hình ảnh cây tre, hàng tre xuất hiện ngay khổ đầu bài thơ:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Bên lăng Bác, hàng tre xanh bát ngát trong gió lộng. Qua cái nhìn đầy niềm tin của tác giả, hàng tre xanh trở nên lớn lao, kì vĩ khiến ta liên tưởng đến hàng tre đánh giặc từ trong lịch sử đã về đây canh giữ giấc ngủ của Bác Hồ. Với hình ảnh hàng tre, lăng Bác trang nghiêm bỗng trở nên thật gần gũi, thân thuộc như mọi xóm làng Việt Nam. Và hàng tre cũng là một biểu trưng cho đất nước, dân tộc “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
Tre còn là biểu tượng của lòng quả cảm, kiên trung, bất khuất của dân tộc ta từ xưa đến nay chưa bao giờ chịu khuất phục. Dẫu có lúc, đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân thống khổ cùng cực. Như cây tre gặp mùa khô hạn im lìm chịu đựng rồi bỗng một hôm vươn mình kì vĩ khi có trận mưa lớn, dân tộc ta đã bao phen quật cường, khiến cho quân giặc phải khiếp sợ, cúi đầu chuốc lấy bại vong.

Hình ảnh cây tre được lặp lại ở cuối bài thơ, khép lại niềm cảm xúc của nhà thơ, đồng thời thể hiện khat vọng được gắn kết cuộc đời mình với cuộc đời chung của dân tộc, của tổ quốc:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…
Hình ảnh “cây tre trung hiếu chốn này” ở cuối bài thơ vừa khắc sâu ý nghĩa biểu tượng ở khổ đầu vừa gợi thêm ý nghĩa mới. Tâm nguyện của tác giả là muốn được mãi ở bên Người, muốn sống xứng đáng với sự hi sinh cao cả của Người. Hình ảnh cây trẻ gợi liên tưởng đến phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” mà Bác đã dặn cán bộ và chiến sĩ. Đó cũng là ước nguyện của muôn triệu người Việt nam nguyện tận tủng, tận hiếu bảo vệ và gìn giữu nền đọc lập dân tộc trong bão táp của thời đại.
1
0
KhánhTaapPay
19/02/2021 13:51:15

à người Việt Nam, hẳn không ai không biết đế vị cha già kính yêu của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã cống hiến cả cuộc đời cho công cuộc giải phóng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Có rất nhiều bài thơ, bài văn viết về Bác với một tấm lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc, nhà thơ Viễn Phương cũng không ngoại lệ, ông đã viết bài thơ Viếng lăng Bác với bao cảm xúc nghẹn ngào, tiếc thương. Đặc biệt trong khổ thơ đầu, nhà văn đã tinh tế gợi nhắc đến hàng tre xanh, vốn là biểu tượng của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

Viễn Phương là một trong những mặt tiêu biểu nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam, thơ của ông tập trung khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân đất nước trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Thơ Viễn Phương cuốn hút người đọc bởi lối viết nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn.

Viếng lăng Bác được sáng tác năm 1976, sau 1 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh mới được khánh thành, Viễn Phương là một trong số đồng bào chiến sĩ miền Nam sớm được ra viếng lăng Bác. Bài thơ được in trong tập thơ Như mây mùa xuân xuất bản năm 1978. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là niềm xúc động thiêng liêng, sự thành kính, lòng biết ơn, cảm xúc tự hào lẫn nỗi tiếc thương khi đứng trước lăng Bác. Giọng điệu của bài thơ là sự trầm lắng, thành kính và trang nghiêm phù hợp với tâm trạng của tác giả, phù hợp với không khí trong lăng Người.

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"

Ở khổ thơ đầu tiên trước hết là cảm xúc bồi hồi, là nỗi xúc động sâu xa khi nhà thơ đứng trước lăng Người, cảm xúc ấy kết đọng trong câu thơ "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời kể nhỏ nhẹ, bằng lối xưng hô quen thuộc của người miền Nam "Con-Bác" để gợi sự gần gũi thân thiết. Ngoài ra, lối xưng hô ấy còn thể hiện sự tôn kính và tình cảm yêu thương như ruột thịt trong một gia đình dành cho bề trên tôn kính.

Khi đứng trước lăng Người, hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu đậm nhất hiện lên trước mắt nhà thơ về quang cảnh ngoài lăng chính là hàng tre xanh mát, đang bao quanh lăng, canh cho Người giấc ngủ ngàn thu. Đây là một hình ảnh thực, làm nên vẻ đẹp của quang cảnh quanh lăng Bác, gợi sự gần gũi thân thương của làng quê đất nước Việt Nam, bởi từ xa xưa vốn dĩ tre đã thành biểu tượng cho tâm hồn người dân đất Việt, ở đâu tre cũng mọc, nhân dân ta sống và gắn bó với cây tre từ bao đời nay. Tre làm nhà ở, làm giường ghế, bàn tủ, tre làm cuốc xẻng để cày cấy lao động, tre còn làm vũ khí tham gia vào chống giặc ngoại xâm, có thể nói tre là người bạn lâu đời của nhân dân Việt Nam ta.

Ngoài ra, hàng tre xanh cũng là một hình ảnh mang nhiều lớp nghĩa biểu tượng, từ láy "xanh xanh" gợi đến một vẻ đẹp của đất nước, của con người Việt Nam tràn đầy sức sống, vững bền. Câu "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng" cũng mang nhiều nét nghĩa, nếu "bão táp mưa sa" là tượng trưng cho lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đầy khó khăn, vất vả, hy sinh biết bao nhiêu xương máu của dân tộc, cùng với những thiên tai, lũ lụt mà con người Việt Nam phải gồng mình gánh chịu, thì hình ảnh "đứng thẳng hàng" lại chính là ẩn dụ cho những con người Việt Nam với vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, mạnh mẽ hiên ngang, bền bỉ sẵn sàng đối mặt với phong ba bão táp bởi sự đoàn kết, một lòng. Hàng tre bao quanh lăng Bác, khiến người ta liên tưởng đến hàng triệu người con Việt Nam ngày ngày túc trực, quây quần mong cho Bác có giấc ngủ an yên. Điều đó cũng thể hiện tình cảm của nhà thơ, của đồng bào miền Nam Việt Nam, của toàn dân tộc dành cho Bác Hồ kính yêu!

Với chỉ một đoạn thơ ngắn, một hình ảnh hàng tre xanh mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, ta đã thấy được tình cảm sâu sắc, nỗi niềm xúc động mà nhà thơ Viễn Phương khi được đến thăm và đứng trước lăng Người, đó là nỗi bồi hồi, lòng tự hào, kính yêu đối với vị lãnh tụ kính mến của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư