LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý hai dàn ý sau:

2 trả lời
Hỏi chi tiết
316
0
0
Hồ Thị Lan Anh
23/02/2021 14:39:01
+5đ tặng

3. LẬP DÀN Ý

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim"

Ví dụ: Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"

- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.

- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.

=> Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

2. Bàn luận: 
      
Tại sao phải có lòng kiên trì nhẫn nại?

- Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.

- Vì mọi việc trên đời này không dễ dàng mà thành công, ta phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt và cả thời gian. Thành công là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngừng nghỉ.

- Kiên trì nhẫn nại không chỉ tạo ra sự thành công mà còn tô đậm những đức tính tốt đẹp của con người, nhất là đối với học sinh.

- Người kiên nhẫn sẽ đạt được sự tính nhiệm, cảm phục, yêu mến, kính trọng từ mọi người.

3.  Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim

- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tộc

- Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán

- Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất

- Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp,….

- Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.

- Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.

- Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…

3. Rút ra bài học

- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.

- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

- Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

4. Liên hệ bản thân

III. Kết bài 
            
 Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ

- Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Rose
23/02/2021 14:43:19
+4đ tặng

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim

Ví dụ:

Việt Nam ta có một kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và quý giá. Những câu tục ngữ, ca dao tuy ngắn gọn nhưng hàm ý một ý nghĩa vô cùng sâu sắc và đáng học hỏi. Một trong những câu tục ngữ đó, có câu tục ngữ khuyên chúng ta về sự kiên nhẫn, kiên trì đó là câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

II. Thân bài: chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim

1. Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

- Nghĩa đen: một một sắc có thể mài thành một cây kim

- Nghĩa bóng: thể hiện lòng kiên trì, kiên nhẫn, vượt qua thử thách của con người

2.Ý nghĩa câu tực ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim:

- Khuyên chúng ta có lòng kiên trì và phấn đấu nỗ lực

- Khuyên nhủ chúng ta việc gì cũng thành công nếu có sự kiên trì

- Nhẫn mạnh ý chí của con người

3. Dẫn chứng chứng minh: Có công mài sắt có ngày nên kim (sgk/41, bài đừng sợ vấp ngã)

- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tôc

- Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán

- Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất

- Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp,….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim
-sd từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần TB (tóm lại, như vậy,...)

Ví dụ:

Như vậy câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim có ý nghĩa rất sâu sắc đối với con người. chúng ta nên học tập và làm theo điều mà ông bà ta xưa đã rang dạy.

Enable GingerCannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browser
Disable in this text fieldEditEdit in Ginger3Edit in Ginger×<iframe scrolling="no"></iframe>

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư