Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

ĐỌC HIỂU Đọc văn bản: Giữa dòng người giăng giăng Tôi hỏi thăm đường về Hạnh Phúc Người ta chỉ tôi rằng Có thể đi thẳng, đi xiên, đi tắt, đi vòng Đến ngã bảy, ngã ba rẽ lối nào cũng được. Có nghìn vết xe lăn nhưng đừng dẫm lên vét xe của người đi trước, Những vết xe kia cũng mới chỉ dò đường. Người ta dặn thêm rằng Đừng hỏi thăm nhiều, đừng ham bóng mát Hãy cứ đi đến tận cùng khao khảt Sẽ thấy đầu là lối của mình (Trich Cho tôi hỏi thăm đường về hạnh phúc? – Hồng Oanh) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Văn bản được viết theo thể thơ gì? Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong ý thơ Người ta chỉ tôi rằng Có thể đi thẳng, đi xiên, đi tắt, đi vòng Đến ngã bảy, ngã ba rẽ lối nào cũng được Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý thơ "Có nghìn vết xe lãn nhumg đìng dẫm lên vết xe của người đi trước?" Câu 4. Anh chị có đổng tình với ý kiến để đi đến hạnh phúc, chúng ta cần “đừng hỏi thăm nhiều / đừng ham bóng mát" hay không? Vì sao? Câu 5. Từ ý thơ Hãy cứ đi đến tận cùng khao khát trong văn bản Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về khao khát hạnh phúc trong cuộc sống.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
207
1
0
Nguyễn Lê Ngọc Minh
23/02/2021 20:25:44
+5đ tặng

Tôi tình cờ được đọc bài viết của tác giả Hồng Oanh đăng trên báo Thái Nguyên, nói về bài thơ “Hạnh phúc”. Vốn là người yêu thích văn học, tôi đọc như thôi miên từng dòng thơ. Tác giả bài thơ có cách cắt nghĩa, lý giải thật lạ về Hạnh phúc. Điều muôn thuở tồn tại giữa đời thường, bao nhiêu người tìm kiếm, bao nhiêu lời giải thích khác nhau.

            Có lần, tôi dự một lớp học bồi dưỡng cán bộ quản lý, thầy giáo dạy tôi đã hỏi cả lớp:

“  Hạnh phúc là gì? Ai giải thích giúp tôi?”. Và tôi chính là người đã được cả lớp vỗ tay khen ngợi với cách trả lời của mình. Câu trả lời của tôi là: Là một người phụ nữ, em quan niệm hạnh phúc là được sống trong gia đình có người chồng luôn cảm thông cùng chia sẻ và gánh vác việc nhà, không quan niệm “đấy là việc của vợ”. Đó còn là sự chung sức nuôi dưỡng những đứa con chăm chỉ học tập, phấn đấu có một nghề nghiệp ổn định; với vai trò là một cô giáo, hạnh phúc với chúng tôi là giáo dục được những thế hệ học sinh trở thành những con người tốt, có nhiều học trò cảm phục, kính trọng, ngưỡng mộ; còn một người nông dân, hạnh phúc có lẽ chính là giây phút được nhìn những cánh đồng lúa vào ngày mùa, giống như những câu thơ của Tố Hữu:

Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng

Lòng khoẻ nhẹ anh dân quê vui sướng

Ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành

Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh

Vui nhẹ đến trên môi cười hy vọng.

            Nhà thơ Bùi Minh Quốc, trong một bài thơ về Hạnh phúc, ông đã tâm sự: “Hạnh phúc là gì, bao lần ta lúng túng/ Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi chưa ra”. Hạnh phúc là gì? Định nghĩa về hạnh phúc còn là một câu trả lời với muôn vàn đáp số, chỉ có riêng ta mới biết được theo mong ước của chính mình. Bởi lẽ, mỗi người, mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh khác nhau sẽ có những suy nghĩ, mong ước về hạnh phúc khác nhau.

            Ngày ấy đã lâu lắm rồi, khi tôi được bày tỏ suy nghĩ của mình về hạnh phúc, cho đến hôm nay, khi đọc bài thơ này tôi vô cùng thích thú trước những suy nghĩ của tác giả:

Giữa dòng người giăng giăng

Tôi hỏi thăm đường về hạnh phúc

Câu trả lời thật không đơn giản: Cứ thế đi thẳng, đi xiên, đi tắt, đi vòng/ Đến ngã bảy, ngã ba rẽ lối nào cũng được…

            Trên con đường đi tìm hạnh phúc, chúng ta “ Hãy cứ đi đến tận cùng khao khát/ Sẽ thấy đâu là lối của mình”. Cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc ấy có bao giờ bằng phẳng đâu. Tác giả đã lý giải thế này “ Tất nhiên, có kẻ xin đường/ Có kẻ thích chọc gậy vào bánh xe người khác/ Có kẻ còi to đòi vượt trước/ Có kẻ không học luật bao giờ…”

            Bài thơ đã có cách kết thúc độc đáo, lý giải cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc, khi gặp khó khăn:

Tôi miết bàn chân cho chân cứng đá mềm

Rồi tự đan một chiếc sàng khôn mới

Giữa chín phương trời, giữa mười phương đất

Tôi lựa cho mình Tâm đạo. Rồi đi…

            Giữa muôn vàn những sóng gió của cuộc sống, bên cạnh bao nhiêu bề bộn của công việc xã hội, công việc gia đình, chúng ta hãy giành một chút thời gian để đọc và cùng nhau suy ngẫm về bài thơ này nhé.

Hạnh phúc

Giữa dòng người giăng giăng

Tôi hỏi thăm đường về hạnh phúc

Người ta chỉ tôi rằng

Có thể đi thẳng, đi xiên, đi tắt, đi vòng

Đến ngã bảy, ngã ba rẽ lối nào cũng được.

Có nghìn vết xe lăn nhưng đừng dẫm lên vết xe của người đi trước.

Những vết xe kia cũng mới chỉ dò đường.

 

Người ta dặn thêm rằng

Đừng hỏi thăm nhiều, đừng ham bóng mát

Hãy cứ đi đến tận cùng khao khát

Sẽ thấy đâu là lối của mình.

Tất nhiên, có kẻ xin đường

Có kẻ thích chọc gậy vào bánh xe người khác

Có kẻ còi to đòi vượt trước

Có kẻ không học luật bao giờ.

 

Tôi miết bàn chân cho chân cứng đá mềm

Rồi tự đan một chiếc sàng khôn mới

Giữa chín phương trời, giữa mười phương đất

Tôi lựa cho mình Tâm đạo. Rồi đi…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×