Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh quan niệm về thời gian của các nhà thơ cổ điển và Xuân Diệu

Câu 5: Đoạn từ câu thơ 14- > 29: So sánh quan niệm về thời gian của các nhà thơ cổ điển và Xuân Diệu, quan niệm đó  đã chi phối cái nhìn của ông về tuổi trẻ, về  vạn vật  như thế nào?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.002
2
0
Nguyễn Nguyễn
28/02/2021 08:21:18
+5đ tặng
Tác giả đã tạo ra giọng tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình với người khác nhưng cũng là sự ngậm ngùi với chính mình. Nhà thơ đã dựng lên mối tương quan đối lập giữa những hình ảnh "non-già", "tới-qua", "còn-chẳng còn", "vẫn tuần hoàn- chẳng hai lần thắm lại" đã tô đậm bi kịch của kiếp người mang tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn không bao giờ sống trọn vẹn được phần khao khát của chính mình. Nhà thơ đã lấy mùa xuân, tuổi trẻ làm thước đo cho cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là khoảng thời gian quý giá nhất nhưng cũng vô cùng ngắn ngủi. Cuộc đời con người và tuổi xuân được đặt trong mối quan hệ với không gian, thời gian mênh mông vĩnh hằng "Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" cho nên lại càng ngắn ngủi, hữu hạn biết bao nhiêu. Với sự thức tỉnh ý thức cá nhân sâu sắc, nhà thơ cảm nhận hơn ai hết một sự thật đáng buồn "Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại" cho dù mùa xuân của đất trời vẫn cứ tuần hoàn, ngày hôm nay đã khác hôm qua, huống chi năm này với năm khác, nàng xuân thì trường sinh còn tuổi trẻ của mỗi người đều có giới hạn. Khát khao của người nghệ sĩ càng vô cùng lớn lao thì giới hạn của khiếp người càng trở nên ngắn ngủi, chật chội. Người đọc cảm nhận được sự lo lắng vì thấy được cái tàn phai héo úa của mùa xuân và tuổi trẻ ngay trong thời điểm tươi đẹp nhất. Quan niệm đó của nhà thơ xuất phát từ cái nhìn biện chứng về vũ trụ và cuộc đời, nỗi niềm khắc khoải thời gian vẫn thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Tuy nhiên thực tế vẫn là thực tế, vũ trụ vẫn chuyển động như vốn dĩ, thời gian vẫn trôi, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Mỗi khoảnh khắc đều quý giá vô cùng vì đến là đi, không thể lấy lại, không thể lặp lại. 

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×