Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu. Bài thơ Ánh trăng là tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ giai đoạn sau chiến tranh. Ông trở về với những rung động đời thường bình dị nhưng ẩn chứa nhiều suy tư. Ba khổ thơ cuối của bài thơ là niềm trắc ẩn và cũng là sự tự chất vấn của bản thân trước những đổi thay của cuộc đời: "Thình lình đèn điện tắt .... đủ cho ta giật mình" Khổ thơ thứ tư là một tình huống bất ngờ xảy ra làm chuyển mạch cảm của tác giả. Lãng quên hay vô tình có thể là mãi mãi nếu không có một bất ngờ. Hoàn cảnh bài thơ được đẩy đến bước ngoặt mới khi “thình lình đèn điện tắt – phòng buyn-đinh tối om”. Đây là một tình huống rất quen thuộc, rất thực nhưng cũng chính tình huống ấy đã tạo nên bước ngoặt để tác giả bốc lô cảm xức, thể hiên chủ dề tác phẩm. “Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn” Bốn câu thơ với hai từ “thình lình,đột ngột” được đảo trật tự, tạo nên nhịp thơ nhanh, nhấn mạnh sự việc bất thường: “đèn điện tắt, phòng tối om” đối lập với “vầng trăng tròn” đang bình tâm toả sáng. Tình huống bất ngờ đã tạo nên sư đối lập giữa ánh sáng và bóng tối. Nơi thành phố hiện đại với ánh điện, cửa gương khiến người ta chẳng mấy khi cần và ít chú ý đến ánh trăng, chỉ đến khi tắt điện thì mói lại có dịp đối diện với “vầng trăng tròn”. Và trong khoảnh khắc bất ngờ từ bóng tối bước ra ánh sáng, người ta không khỏi ngỡ ngàng, bàng hoàng khi nhận ra vầng trăng vẫn tròn như xưa, vẹn nguyên không mảy may sứt mẻ. Việc “bật tung cửa sổ” chỉ là một việc làm theo thói quen, một phản xạ tự nhiên. Nhưng khi người và trăng “mặt nhìn mặt” thì tình xưa nghĩa cũ dâng trào lên trọn vẹn, đầy đủ . Rõ ràng, đây là một sự tình cờ mà như được sắp đặt. Dường như vầng trăng “tròn vành vạnh” vẫn luôn đứng bên cửa sổ chờ đợi. Trăng xuất hiên đốt ngột đã có sức rung động mạnh mẽ, làm thức tỉnh những cảm xúc và đánh thức lương tâm, lương tri của con người. Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ. Trăng thiên nhiên không phải chỉ khi đèn tắt mới ”đột ngột” xuất hiện. “Đột ngột” diễn tả trạng thái cảm xúc thảng thốt, bất ngờ của nhà thơ khi nhận ra trăng vẫn tròn, vẫn toả sáng, vẫn đồng hành cùng con người: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng” Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. “Rưng rưng” của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính. Qua ánh sáng làm hiện về một miền kí ức tuổi thơ “với đồng, với bể” còn tươi nguyên. Ánh sáng mát dịu mà rực rỡ của vầng trăng gợi nhớ những tháng năm xua cũ nơi miền quê than thiết, nơi núi rừng thiêng liêng. Tất cả cuộn tròn trong trí nhớ nay bật tung ra ào ạt. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”,đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc. Khổ thơ kết thúc hụt hẫng, cảm xúc rơi vào chơi vơi. Sự im lặng mở ra một không gian suy tưởng ngược về quá khứ xa xăm vời vợi, ngược về những tháng năm gắn bó thiết tha, lần giở lại những lời đã hứa. Tất cả như trở về làm nhân chứng trong phiên tòa lương tâm. Sự im lặng ấy là cảm xúc trào dâng trong lòng, vừa là sự hàm ơn vừa là niềm ân hận của con người: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình”. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. Ở đây có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối. Cái “giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái vật chất tiện nghi mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt. Ý nghĩa của cái “giật mình” trong bài thơ Ánh trăng khiến ta nhận ra rằng thì ra những bài học sâu sắc về đạo lý làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng. Ba khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Ý thơ gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Những câu thơ gần gũi, bình dị nhưng sâu sắc mà rất đỗi tài hoa, đi sâu vào cái nghĩa, cái tình muôn đời của con người Việt Nam còn đọng mãi trong lòng người đọc.