Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu ý kiến sau như thế nào?

"Sau câu thơ hồi hộp những tâm tình 
Những vui buồn đời kí thác cho anh"
Em hiểu ý kiến trên ntn?
Từ cảm nhận bài thơ ông đồ, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên 
M.n giúp mình vs ạ

3 trả lời
Hỏi chi tiết
5.954
5
3
toán IQ
03/03/2021 19:14:33
+5đ tặng
Tác phẩm văn học có nhiều chức năng, trong đó có chức năng thẩm mĩ và chức năng giáo dục. Khi sáng tác, tác giả gửi gắm vào tác phẩm những cảm xúc, suy ngẫm, tâm tư của mình. Khi tiếp nhận, người đọc hình thành năng lực thẩm mĩ qua những rung động bởi các cung bậc cảm xúc khác nhau đucợ nhen lên từ các vấn đề mà tác giả đã kí thác trong tác phẩm. Người đọc nhận ra và tiếp nhận ngọn đuốc đạo đức, lí tưởng, quan niệm sống được người cẩm bút nhen nhóm, thắp lên qua những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
3
Wind
03/03/2021 19:16:42
+4đ tặng
Sau câu thơ hồi hộp những tâm tình/ Những vui buồn đời ký thác cho anh”
Cho ta thấy thơ đâu phải điều gì quá cao siêu, ngoài “Những vui buồn ký thác”. Để có đôi ba câu lấp lánh, ở lại, lắm lúc người sáng tác đã phải lao đao trong dòng đời khắc nghiệt, đẩy đưa. Thơ tuy chẳng mang lại bạc tiền, ấy vậy mà cứ như bùa mê thuốc lú dẫn dụ ta đến những bờ bến không cùng. Nhìn trên bề mặt, thơ là những lát cắt của cảm xúc trước va đập của đời thường. Có đủ ngọt ngào, phẫn nộ, ăn năn, chán ghét, dấn thân. Dừng lại hay gắng chắt lọc lấy những tâm thế đằng sau những cảm xúc tức thời ấy là khoảnh khắc đứng trước mốc giới đọc để rồi trôi đi hay đọc để ngẫm, để nghĩ và hiểu về một tâm sự, một nỗi niềm…
6
0
Trịnh Khánh
17/10/2021 21:55:46

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận : Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận

 

b- Xác định đúng vấn đề nghị luận:  Tiếng nói cảm xúc của người nghệ sĩ gửi gắm trong thơ, qua bài “Ông đồ” ( Vũ Đình Liên), liên hệ bài “ Nhớ Rừng” ( Thế Lữ) để làm sáng tỏ ý kiến.

 

c- HS triển khai vấn đề:  luận điểm cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS có thể trình bày theo hướng sau:

*Giới thiệu vấn đề.Trích dẫn ý kiến

*Triển khai vấn đề.

1.Giải thích ý kiến.

- Giải thích:

+“Câu thơ” : sản phẩm nghệ thuật chứa đựng tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, được thể hiện qua hình thức nghệ thuật phù hợp.

+“Sau câu thơ”: ẩn chứa sau những hình thức tạo nên câu thơ

+“Hồi hộp những tâm tình”: tư tưởng, tình cảm, trái tim của người nghệ sĩ

+“Những vui buồn đời ký thác cho anh”: những tâm sự buồn vui, thăng trầm  của cuôc đời được người nghệ sĩ ký thác trong thơ.

->Hai câu thơ đề cập đến đặc trưng của thơ ca: thơ là tiếng nói của cảm xúc, là sự kí thác những tâm sự vui buồn của người nghệ sĩ trước cuộc sống, con người, xã hội. Đây là một sự đúc kết, chiêm nghiệm từ thực tế và  kinh nghiệm hơn nửa đời làm thơ của Chế Lan Viên.

-Lí giải:

+Thơ thuộc loại trữ tình, bản chất của thơ là tình cảm. Thơ phát sinh trong lòng người khi họ có những tâm tư, nỗi niềm, sự rung động mãnh liệt trước cuộc đời.

+ Tâm sự của nhà thơ cũng là tâm sự phổ biến của nhiều người, nhà thơ không chỉ nói lên nỗi buồn vui của cá nhân mình mà còn nói lên nỗi niềm của cuộc đời. Tâm sự, nỗi niềm ấy đôi khi không biểu hiện trực tiếp trên bề mặt ngôn từ mà được gửi gắm kín đáo ẩn sau những dòng thơ.

2. Chứng minh.

2.1. Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

a-Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.

b.Chứng minh.

*Luận điểm 1: Tâm sự của nhà thơ được kí thác qua hình ảnh ông đồ khi tết đến xuân về.

- Hình ảnh ông đồ thời đắc ý:

+ Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong không gian, thời gian tết đến, xuân về, “hoa đào nở” cùng “mực tàu giấy đỏ” là tín hiệu của một năm mới bắt đầu đồng thời cũng gắn liền với thú vui chơi câu đối trong ngày tết - một nét đẹp văn hoá của cộng đồng người Việt đã trở thành quen thuộc.

+ Hình ảnh ông đồ “ đắt hàng”- nhiều người thuê viết chữ nho trên câu đối tết không chỉ thể hiện tài hoa “văn hay chữ tốt” như “phượng múa rồng bay” mà còn như một sự khẳng định vai trò của ông đồ trong việc tạo nên vẻ đẹp truyền thống văn hoá gắn với những giá trị tinh thần của nhân dân. Ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, ngưỡng mộ và tôn vinh của mọi người.    

=> Đằng sau những câu thơ năm chữ là niềm vui của nhà thơ đối với ông đồ - những người làm nên nét đẹp văn hoá của dân tộc và niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc đã, đang được gìn giữ qua người viết và người thuê viết.

- Hình ảnh ông đồ thời tàn.

+ Hình ảnh ông đồ và “ mực tàu giấy đỏ” vẫn là trung tâm của bức tranh nhưng tất cả đã khác xưa. Đối lập với cảnh thời đắc ý của ông đồ là cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương. Phố phường vẫn đông người tấp nập, ông đồ “vẫn ngồi đấy” nhưng “ không ai hay” nghĩa là không còn người thuê viết như xưa đồng nghĩa với nét đẹp văn hoá đang bị mai một. Nỗi buồn tủi của ông đồ hay chính là của nhà thơ Vũ Đình Liên thấm cả vào những vật vô tri, vô giác “ Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu”. Phép nhân hoá, ẩn dụ được sử dụng thật “đắt”.

+ Nỗi buồn tủi ngày càng tăng trở thành nỗi ám ảnh về tấn bi kịch, về sự sụp đổ của một nét đẹp văn hoá dân tộc, nỗi buồn ấy được gửi gắm qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc “ Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay”-> Câu thơ mượn cảnh để thể hiện nỗi lòng thương cảm đến tột cùng của nhà thơ trước số phận của những con người tài hoa là những nhà nho buổi giao thời và  xót xa trước thái độ quên lãng của lòng người đối với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

*Luận điểm 2: Tâm sự của nhà thơ về thế hệ các nhà nho và vẻ đẹp văn hóa dân tộc.

- Tâm sự nhà thơ thể hiện ngay ở kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ,  tứ thơ “ cảnh cũ người đâu” và các từ ngữ “ già”, “xưa”, “ cũ” đã gợi trong lòng người đọc niềm cảm thương, tiếc nuối khôn nguôi.

- Đặc biệt câu hỏi tu từ cuối bài thơ như một lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc, khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng “ ông đồ xưa”, gợi trong lòng người đọc nỗi niềm hoài cổ về thế hệ các nhà nho - những người tạo nên nền văn hoá dân tộc đã trở thành “ những người muôn năm cũ”. “ Hồn” ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp đã gắn bó với đời sống tinh thần của con người Việt Nam hàng nghìn năm.

=> Đằng sau mỗi câu chữ của bài thơ là nỗi niềm của tác giả đối với thế hệ các nhà nho và nét đẹp văn hoá đã trở thành truyền thống của dân tộc bị mai một, lãng quên theo xu hướng của xã hội. Cùng với nỗi niềm là lời nhắc khẽ chúng ta cần biết trân trọng giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc đã có từ hàng ngàn năm. Tâm sự, nỗi lòng cùng lời nhắc khẽ  của nhà thơ mang ý nghĩa nhân văn  sâu sắc đáng để người đọc suy ngẫm.

*Luận điểm 3: Tâm sự của nhà thơ được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật đặc sắc.

- Thể thơ ngũ ngôn được khai thác một cách có hiệu quả: có thể kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, triết lý,..đặc biệt là diễn tả tâm tình sâu lắng. Âm điệu chủ đạo của bài thơ trầm lắng, ngậm ngùi phù hợp với việc diễn tả tâm tư thương cảm, nuối tiếc của nhà thơ. Kết cấu đầu cuối tương ứng tạo sự cân đối, hài hòa.

- Ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng mà hàm súc, hình ảnh thơ tinh luyện, gợi cảm.

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, kết hợp sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, sử dụng câu hỏi tu từ...

2.2-Liên hệ bài thơ “Nhớ Rừng” của Thế Lữ.

a-Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.

b-Chứng minh.

*Luận điểm 1: Tâm sự của nhà thơ được kí thác qua hình ảnh con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú

-Tâm trạng u uất, căm hờn của con hổ khi bị giam cầm trong vườn bách thú, đó là nỗi đau mất tự do.

- Niềm khát khao tự do cháy bỏng, hướng về giang sơn kì vĩ, linh thiêng với, hồi tưởng về quá khứ vàng son oai hùng

- Chán ghét cảnh vườn bách thú tù túng, tầm thường giả dối, mãi nhớ về cảnh núi rừng đại ngàn linh thiêng với sự trân trọng nhất.

=>Hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ chính là của người dân Việt Nam thời bấy giờ.

*Luận điểm 2: Bài thơ mượn lời con hổ để kí thác tâm sự yêu nước của nhà thơ

-Tâm trạng của con hổ chính là tâm sự của tác giả, là một cách khẳng định cái tôi cá nhân của con người, biểu lộ lòng yêu nước thầm kín:

+Nỗi uất hận, đau xót đến uất nghẹn khi phải sống trong vòng nô lệ

+ Chán ghét sự tầm thường, giả tạo của xã hội đương thời.

+ Khát vọng vượt lên những điều tầm thường để vươn tới những gì cao cả, đẹp đẽ, thiêng liêng.

=>Những tâm sự  chân thành của nhà thơ có tác dụng cổ vũ lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của mỗi người với đất nước.

*Luận điểm 3: Tâm sự của nhà thơ được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật đặc sắc.

- Thể thơ tự do tràn đầy cảm hứng lãng mạn

- Xây dựng hình tượng con hổ mang ý nghĩa biểu tượng.

- Giọng điệu, nhịp thơ linh hoạt, đa thanh, gieo vần phối thanh  sáng tạo...

- Ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo, có tính gợi hình, gợi cảm cao.

- Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật : nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ...

                (HS lấy dẫn chứng và phân tích để làm sáng tỏ các luận điểm)

2.3. So sánh điểm tương đồng và khác biệt.

a-Điểm tương đồng.

+ Đều là những sáng tác của phong trào Thơ Mới

+ Đều thể hiện tâm sự yêu nước thầm kín, nỗi niềm nhớ tiếc và trân trọng quá khứ đẹp đẽ.

+ Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng tự do.

b-Điểm khác biệt

+”Ông đồ” viết theo thể ngũ ngôn, bình dị, là hoài niệm về một nét đẹp văn hóa truyền thống bị mai một, lòng thương cảm với một lớp người tài hoa đã đi vào dĩ vãng, biểu hiện một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương.

+ “ Nhớ Rừng” viết theo thể thơ tự do, phóng khoáng về câu chữ, là hoài vọng về quá khứ hào hùng, oanh liệt và niềm khát khao tự do cháy bỏng, biểu hiện một hồn thơ dồi dào, mãnh liệt.

=> Sở dĩ có sự tương đồng vì cả hai nhà thơ đều sống trong cùng một thời kì xã hội đang có sự giao thời nên có nhiều ảnh hưởng đến sáng tác. Cả hai nhà thơ đều xuất phát từ lòng yêu nước. Đặc biệt là đều thực hiện những chức năng của văn học. Còn sự khác biệt là do mỗi nhà thơ có cách nhìn nhận về mỗi khía cạnh của cuộc sống và có cách thể hiện khác nhau...

3. Đánh giá, mở rộng.

- Câu thơ của Chế Lan Viên có ý nghĩa sâu sắc về bản chất của thơ, khẳng định cảm xúc là yếu tố cơ bản, gốc rễ của thơ ca. Bài thơ “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên và “ Nhớ Rừng” của Thế Lữ đã hội tụ được điều ấy.

- Bài học đối với người cầm bút: Người nghệ sĩ cần đến với cuộc đời bằng trái tim chân thành, yêu thương mãnh liệt nhất, cần không ngừng trau dồi tài năng thì mới có được những áng văn thơ có giá trị.

- Bài học đối với người tiếp nhận: Người đọc cần cảm nhận được tâm sự, tiếng lòng sâu kín của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, từ đó có sự đồng điệu, sẻ chia.

*Khái quát vấn đề nghị luận.

 

d- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề

 

e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư