Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn thuyết minh cho phần 1 của bài Đại cáo bình Ngô

2 trả lời
Hỏi chi tiết
412
1
2
Thiên sơn tuyết liên
04/03/2021 11:12:20

Tư tưởng chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa được đúc kết trong tác phẩm một cách sâu sắc. Phân tích Bình Ngô đại cáo cũng như tìm hiểu về đoạn đầu của tác phẩm sẽ thấy rất rõ điều đó. 

Quan niệm nhân nghĩa – sợi chỉ đỏ kết nối toàn tác phẩm

Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trãi đã nêu ra tiền đề của cuộc khởi nghĩa: 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Nhân nghĩa là một khái niệm quen thuộc được các nước phương Đông mặc nhiên thừa nhận. Nhân là người, mối quan hệ giữa người với người còn nghĩa là những việc phù hợp với đạo lí. Vậy nhân nghĩa chính là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người được xây dựng trên cơ sở tình thương và đạo lí. Phân tích đoạn 1 Bình ngô đại cáo sẽ thấy tư tưởng chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó chính là ở việc coi trọng nhân dân, lấy nhân dân làm gốc. 

Đây là một quan niệm của Nho giáo được dùng như một triết lí trong việc trị quốc. Nho giáo quy con người về những mối quan hệ rường cột và từ đó đặt ra cơ sở trị quốc. Nếu con người ai cũng thực hiện đúng chức trách bổn phận của mình thì đất nước sẽ thịnh trị. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà trong năm đức tính người quân tử cần có “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” thì nhân nghĩa đứng đầu. 

Mở đầu bài cáo bằng một tư tưởng quen thuộc, Nguyễn Trãi muốn khẳng định một điều đây là cơ sở chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Tuy tiếp thu tư tưởng của Nho giáo Trung Hoa nhưng ông không dùng nó một cách cứng nhắc mà có sự tiếp thu kết nối với những giá trị truyền thống văn hoá cũng như tình hình lịch sử cụ thể của đất nước ta bấy giờ. 

Nhân nghĩa không đơn thuần là những triết lí khô khan bó buộc con người vào khuôn khổ mà còn là “yên dân”. Đó chính làm cho nhân dân có cuộc sống hạnh phúc ấm êm không còn chiến tranh, không còn những lời oán than. Đây luôn là hoài bão ước mơ mà cả đời Nguyễn Trãi theo đuổi. 

Phân tích đoạn 1 Bình ngô đại cáo sẽ thấy yên dân là mục đích cuối cùng mà kẻ sĩ cũng như kẻ làm vua cần phải hướng đến. Đặt trong hoàn cảnh giặc Minh xâm lược thì để yên dân trước hết phải trừ bạo. Bạo ở đây chính là những điều bạo ngược làm cho nhân dân không có cuộc sống ấm no, cụ thể ở đây đó chính là giặc Minh. 

Quân giặc xâm lược nước ta dưới bóng dáng “phù Trần diệt Hồ” nhưng đã gây ra biết bao cảnh lầm than cho nhân dân. Nên ta chiến đấu chống quân Minh để diệt trừ đi những điều bạo ngược để bảo vệ cuộc sống ấm no của nhân dân chứ không phải ta là kẻ tham chiến. Từ mối quan hệ giữa người với người, tác giả đã mở rộng thành mối quan hệ đất nước dân tộc. Nguyễn Trãi đã nhìn thấy được vai trò của nhân dân.

“Nhân nghĩa” xưa nay được biết đến chính là tấm lòng thương yêu con người, là những hành động vì lợi ích của nhân dân và cộng đồng – Phân tích đoạn 1 Bình ngô đại cáo sẽ thấy rất cụ thể về điều đó. Không chỉ thế, “nhân nghĩa” cũng là sự tôn trọng lẽ phải, bênh vực lẽ phải. Chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên đối với Nguyễn Trãi, “nhân nghĩa” là “yên dân”, “trừ bạo”, cuộc sống và sự no ấm của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. 

Giữa con người phải có tình yêu thương lẫn nhau, cùng chiến đấu để bảo vệ đất nước, thoát khỏi đời sống khổ cực, lầm than. Để được như vậy thì phải diệt trừ những kẻ bạo tàn, những thế lực xâm lược hung hãn, đó chính là giặc Minh đang xâm chiếm đất nước ta lúc bấy giờ. Phân tích đoạn 1 Bình ngô đại cáo, ta thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt. Đây không chỉ là mối quan hệ nằm trong phạm vi giữa con người với con người mà mở rộng ra là mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Snwn
04/03/2021 11:37:01
Nhắc đến những nhà văn chính luận lỗi lạc của văn học trung đại chúng ta không thể nào không nhắc đến Nguyễn Trãi. Ông không chỉ là một nhà thơ trữ tình sâu sắc mà còn là một nhà văn chính luận kiệt xuất với các tác phẩm: "Quân trung từ mệnh tập", các chiếu biểu viết dưới thời nhà Lê và tiêu biểu nhất là tác phẩm "Bình Ngô đại cáo". Các áng văn chính luận này đã thể hiện được lòng yêu nước, thương dân của tác giả.
 
Ngay câu đầu bài cáo đã bộc lộ tư tưởng nhân nghĩa ấy:
 
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
 
"Nhân nghĩa" là tấm lòng thương yêu người, là những hành động vì lợi ích của nhân dân, cộng đồng. Bên cạnh đó, "nhân nghĩa" cũng là sự tôn trọng lẽ phải, bênh vực lẽ phải. Chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên đối với Nguyễn Trãi, "nhân nghĩa" là "yên dân", "trừ bạo", cuộc sống và sự no ấm của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Giữa con người phải có tình yêu thương lẫn nhau, cùng chiến đấu để bảo vệ đất nước, thoát khỏi đời sống khổ cực, lầm than. Để được như vậy thì phải diệt trừ những kẻ bạo tàn, những thế lực xâm lược hung hãn, đó chính là giặc Minh đang xâm chiếm đất nước ta lúc bấy giờ. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt. Đây không chỉ là mối quan hệ nằm trong phạm vi giữa con người với con người mà mở rộng ra là mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.
 
Để khẳng định chủ quyền của đất nước, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng xác đáng và vô cùng thuyết phục:
 
"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có".
 
Nền văn hiến đã có từ lâu đời và được hình thành từ khi đất nước ta tồn tại theo hàng nghìn năm lịch sử đã tạo nên một diện mạo riêng của dân tộc. Cùng với đó là sự phân chia về lãnh thổ, núi sông và các phong tập tập quán đặc trưng của hai miền Nam, Bắc đã thể hiện đất nước ta là một đất nước có chủ quyền, có các anh hùng hào kiệt luôn cống hiến, chiến đấu hết mình để bảo vệ non sông. Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn đặt các triều đại của nước ta ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc như Hán, Đường, Tống, Nguyên. Nếu các triều đại phương Bắc phát triển hưng thịnh thì các triều đại Việt Nam cũng phát triển hùng mạnh không kém. Điều đó đã thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo