Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho đề văn : chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", " Uống nước nhớ nguồn"

Cho đề văn : chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" , " Uống nước nhớ nguồn"
 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
348
1
4
Nguyễn Nguyễn
04/03/2021 20:17:17
+5đ tặng

Dân tộc Việt Nam ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phát triển văn hóa dân tộc đã đúc kết và để lại cho con cháu nhiều những truyền thống quý báu, được xem là tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt, có giá trị răn dạy, hình thành tri thức, đạo đức của nhiều thế hệ. Đồng thời tiếp thu những truyền thống văn hóa ấy của cha ông ngày nay nhân dân ta vẫn liên tục giữ gìn và phát huy chúng, tiêu biểu và nổi bật nhất là đạo lý sống: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ quen thuộc nhất trong đời sống của nhân dân Việt Nam, là bài học cơ bản nhất của cha ông dành cho con cháu về lòng biết ơn. Với câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông cha ta đã dùng hình tượng tả thực nhắc nhở con người mỗi khi được thưởng hoa trái ngọt lành thì cốt phải nhớ đến những người đã dành công sức vun trồng nên cái cây và chăm bẵm cho đến ngày nó ra quả. Bởi đó là một công cuộc tốn nhiều sức lực và thời gian, phải có những sự hy sinh nhất định, chính vì thế việc tận hưởng trái ngọt, cũng đồng nghĩa là đang tận hưởng công sức của người trồng, sống có đạo lý thì ắt phải biết ơn. Mở rộng ra thì hình ảnh "ăn quả" và "kẻ trồng cây" là ẩn dụ về bài học đạo đức, khuyên răn con người ta cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn những người đã cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp. Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" cũng là một ẩn dụ mà ông cha ta dùng để răn dạy con cháu về tấm lòng biết ơn, nhưng ở một tầm sâu rộng hơn, sự biết ơn ở đây không chỉ là biết ơn những người trực tiếp có ơn với chúng ta, mà đó là sự ghi nhớ, báo đáp công ơn cả nguồn cội, biết ơn tất cả những con người đã làm nên lịch sử, làm nên đất nước từ bao đời. Sống ở trên đời ngoài biết ơn những bậc sinh thành, những người cho chúng ta lợi ích trực tiếp thì tấm lòng tri ân nguồn cội, tổ tiên cũng vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần hình thành nên nhân cách của con người. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội cởi mở và có nhiều đổi mới hiện nay, các nét văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, đạo đức con người ngày càng xuống cấp, thì sự nhắc nhở, nâng cao khả năng nhận thức về các đạo lý sống lại càng phải được tăng cường và củng cố trong đời sống nhân dân.

Thật may rằng, những sự tiêu cực và mai một của đạo lý sống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" chỉ hiện hữu trong một số bộ phận con người. Còn lại trong xã hội Việt Nam những truyền thống tốt đẹp này vẫn được gìn giữ và phát huy rất tốt thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa và đời sống thường ngày. Tiêu biểu nhất cho tấm lòng tri ân, gợi nhớ nguồn cội phải kể đến lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền. Truyền thống lễ hội này đã phổ biến đến mức đi vào cả ca dao của dân tộc:

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười."

Mục đích chính của lễ hội chính là để tưởng nhớ các vị vua Hùng, người đã sáng lập ra nhà nước Văn Lang, mở đầu cho những trang sử của dân tộc. Dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến cố đổi thay, thế nhưng Lễ hội Đền Hùng vẫn sống và tồn tại bền vững trong nền văn hóa của dân tộc, trở thành Quốc giỗ của dân tộc, là Di sản văn hóa phi vật thể được nhà nước xem trọng, đầu tư giữ gìn và phát triển. Đặc biệt dù là trong những ngày đất nước khó khăn, phải đương đầu với đại dịch Covid 19, thế nhưng hoạt động cúng giỗ vẫn được diễn ra một cách chu đáo và an toàn, chỉ là lược bỏ phần hội để tránh tụ tập đông người. Điều đó rõ ràng đã bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước 18 vị Hùng, dù khó khăn thì vẫn không quên nguồn cội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Tuấn Anh SPUR
04/03/2021 20:17:39
+4đ tặng
I. Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh
II. Thân bài: Nêu lí lẽ, dân chứng để chứng minh luận điểm
Giải thích ngắn gọn nội dung đạo lí, làm rõ vấn đề cần chứng minh.
Chứng minh nhân dân ta vẫn sống theo đạo lí đó
a, Từ xưa:
+ Các lễ hội văn hóa
+ Truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên
+ Học trò biết ơn thầy giáo
b, Ngày nay, đạo lí ấy vẫn tiếp tục phát huy
+ Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ
+ Các phong trào đền ơn đáp nghĩa
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị về sự đúng đắn của hai câu tục ngữ
- Tự hào và phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp đó
Tuấn Anh SPUR
chấm cho mk nhé
2
3
Nguyễn Lê Ngọc Minh
04/03/2021 20:18:14
+3đ tặng
Từ xa xưa, lối sống ân nghĩa thủy chung của dân tộc ta là một niềm tự hào của con người Việt Nam. Vì vậy mà ông cha ta muốn truyền lại lối sống ấy cho thế hệ tương lai qua câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Ta cùng đi tìm hiểu về câu tục ngữ thì trước hết, ta phải hiểu ý nghĩa của nó. Có lẽ không ai là không biết nếu muốn có trái thơm quả ngọt để ăn thì chúng ta phải trồng cây, chăm sóc, bón phân và tưới nước hàng ngày, để cây lớn lên và tươi tốt. Và người trồng cây là người đã đổ mồ hôi sôi nước mắt để chăm bón cây hàng ngày cho đến lúc cây ra quả, để chúng ta được thưởng thức vị ngọt lịm của những trái chín. Có lẽ, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta khi ta được thưởng thức trái ngọt, đừng mải mê với vị ngọt mà quên mất trong đó cũng có vị đắng của những giọt mồ hôi, của vất vả và gian lao của những người cho ta quả ngọt ấy. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta một lối sống ân tình thủy chung, khi ta được sống hạnh phúc sung sướng đừng quên đi những ngày tháng khổ đau vất vả, khi ta tận hưởng bao điều tốt đẹp chớ quên đi người đã tạo ra thành quả đó.

Trong chiều dài của lịch sử dân tộc, nhân dân ta dù khó khăn gian khổ vẫn giữ vững nếp sống tình nghĩa ấy. Có biết không để chúng ta được sống một cuộc sống công bằng văn minh, biết bao lớp người đã hy sinh không tiếc thân mình bảo vệ bờ cõi. Các anh không tiếc đời xanh, xả thân giữ lấy từng tấc đất, biết bao máu xương đã chôn vùi nơi biên ải, biết bao người chiến sĩ mà ta không biết mặt biết tên đã ngã xuống nơi sa trường. Tất cả vì sự độc lập của dân tộc, vì để có được cuộc sống ấm no cho chúng ta ngày hôm nay. Các bạn có biết để chúng ta trở thành một con người khỏe mạnh, sống hạnh phúc, cha mẹ đã vất vả bao năm tháng để nuôi chúng ta. Trồng cây và trồng người, cả hai đều rất khó khăn, nhưng con người không hề nản lòng, người ta dùng cả cuộc đời mình để trồng cây và trồng người. Có lẽ để ta đứng trên những tòa nhà trọc trời, nhìn khắp mọi nơi trên thành phố thì biết bao nhiêu người công nhân đã phải lao động không ngừng, đặt nền móng, đắp từng cục gạch từ dưới mặt đất. Những điều đó tuy đã là chuyện quá khứ nhưng ta không nên quên, bởi không có quá khứ sẽ không có hiện tại, không có người kiến tạo sẽ không có cuộc sống của chúng ta như ngày hôm nay.

Vậy chúng ta phải làm gì để xứng đáng với câu nói của cha ông? Ta hãy nhớ kĩ những năm tháng khó khăn của một thời đã qua, nhớ những giọt mồ hôi lăn dài trong quá khứ. Xin đừng lãng quên và coi nhẹ nó, hãy sống với nỗi nhớ và sự biết ơn, nối tiếp truyền thống bao đời của dân tộc ta. Hơn nữa, chúng ta phải cố gắng và nỗ lực thật nhiều để dựng xây và làm giàu thêm nữa những giá trị đẹp đẽ để không uổng công sức của những người đi đầu, tạo lập ra những giá trị đó.

Trong xã hội hiện nay, vẫn có rất nhiều những kẻ vong ơn bội nghĩa mà ta cần phải lên án. Những kẻ quen với lối sống hưởng thụ, quen lối ăn chơi trên sự khó nhọc của người khác và tệ hơn họ không hề biết ơn mà còn coi thường sự khó nhọc ấy. Nếu những kẻ đó biến mất, xã hội sẽ công bằng và dân chủ hơn rất nhiều.

Tóm lại, "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là câu tục ngữ rất ý nghĩa, nó trở thành một bài học răn dạy ta sống nghĩa tình và thủy chung.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×