Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh của Hải Dương

thuyết minh về danh lam thắng cảnh của Hải Dương

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.020
4
2
toán IQ
05/03/2021 21:28:09
+5đ tặng

Với những ai đã từng đến thăm mảnh đất Hải Dương, không thể không biết đến di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc, đây được coi là một trong số các di tích đặc biệt cấp quốc gia gắn liền với những sự kiện lịch sử đầy oai hùng của dân tộc Việt Nam ta.

Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc tọa lạc tại xã Cộng Hòa, Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gắn liền với các chiến công đánh thắng quân Nguyên Mông của dân tộc vào thế kỉ XIII, cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV đồng thời gắn với các vị anh hùng dân tộc, danh nhân lớn như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo. Đến với quần thể Côn Sơn Kiếp Bạc, ta không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đây mà còn được tìm hiểu những kiến thức văn hóa lịch sử vô cùng hữu ích về chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc và các đền thờ (đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn).

Trước tiên, cùng ghé thăm chùa Côn Sơn hay còn gọi là Thiên Tư Phúc Tự (chùa được trời ban phước lành), hoặc chùa Hun - gắn với sự kiện quân dân ta hun gỗ làm than, hỏa công hun giặc khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (thế kỉ X). Ngôi chùa được xây dựng từ thời Đinh năm 1329 và được mở rộng hơn về quy mô dưới thời nhà Trần. Chùa nằm ẩn mình dưới những vòm cổ thụ xanh rì bên chân núi Côn Sơn với lối kiến trúc độc đáo hình chữ công. Cấu trúc chùa bao gồm Thượng điện, Tiền đường, Thiêu lương, nhà Tổ. Nơi đây không chỉ thờ Phật mà còn thờ các vị Tổ có công tu tạo chùa như vua Trần Nhân Tông, thiền sư Huyền Quang, thiền sư Pháp Loa và là nơi gìn giữ rất nhiều cổ vật giá trị.

Tiếp đến là đền Kiếp Bạc, nằm giữa hai thôn nên tên đền là sự ghép tên của làng Kiếp (Vạn Yên) và làng Bạc (Dược Sơn) , thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh. Vị trí của đền một bên nằm gần Lục Đầu Giang, chính là nơi tụ hội của 6 con sông: Sông Cầu, Thương, Lục Nam, Đuống, Kinh Thầy và sông Thái Bình; một bên được bao bọc bởi Đền cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 cây số và khoảng 5 cây so với chùa Côn Sơn. Lịch sử ra đời của đền Kiếp Bạc gắn với sự kiện Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chọn nơi đây làm nơi huấn luyện quân binh, cất giấu vũ khí, lương thực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau khi giành thắng lợi giòn giã, đến thế kỉ XIV, để tưởng nhớ công ơn của vị tướng kiệt xuất này, nhân dân đã xây dựng đền thờ Kiếp Bạc. Tại nơi đây, bước qua cánh cổng lớn, du khách sẽ nhìn thấy Giếng Ngọc mắt rồng, men theo con đường lát đá sạch sẽ là nơi để kiệu và một án thờ. Đền Kiếp Bạc gồm tòa điện bên ngoài thờ Phạm Ngũ Lão, tòa tiếp thờ Trần Hưng Đạo và trong cùng là thờ công chúa Thiên Thành (vợ ông) cùng Nhị vị Vương cô (hai con gái). Ngoài những bức tượng đồng, trong điện còn trưng bày bài vị thờ các con trai Hưng Đạo Vương và hai tướng Yết Kiêu, Dã Tượng. Đền mở hội vào đúng ngày mất của Trần Hưng Đạo (20/8 Âm lịch hằng năm) với phần lễ và phần hội trang nghiêm nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của ông.

Ngoài chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc, du khách đến với quần thể di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc còn được tham quan đền thờ Nguyễn Trãi - danh nhân văn hóa thế giới, được xây dựng trên khu đất rộng gần 10 nghìn mét vuông, tọa lạc tại chân núi Ngũ Nhạc và đền thờ Trần Nguyên Hãn - đại công thần nhà Lê, cũng là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi với kiến trúc độc đáo, hòa hợp với thiên nhiên, đất trời.

Nếu có dịp, bạn hãy một lần tới thăm Côn Sơn, Kiếp Bạc để tận hưởng vẻ đẹp của cảnh sắc nơi đây, để cùng hòa mình vào thiên nhiên như năm xưa Nguyễn Trãi đã từng miêu tả trong những vần thơ trữ tình đặc sắc:

"Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm

Trong rừng có bóng trúc râm

Dưới màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn..."

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
2
Nhạt
05/03/2021 21:29:15
+4đ tặng

Quê hương lúc nào cũng là hai tiếng thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Ai khi nhắc về quê hương của mình cũng tràn đầy niềm tự hào. Người ta tự hào bởi quê hương mình là một nơi giàu truyền thống văn hóa, tự hào vì quê hương mình sản sinh ra nhiều người tài giỏi phụng sự, giúp ích cho đất và chắc chắn một lí do người ta có thể tự hào về quê hương nữa, đó chính là vì có những danh lam thắng cảnh. Đối với một người Hải Dương như tôi, địa danh tự hào nhất đó chính là Côn Sơn Kiếp Bạc.

Côn Sơn Kiếp Bạc là một quần thể di tích được biết tới thuộc địa phận thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Đây là một quần thể gồm các di tích liên quan đến những chiến công lẫy lừng của dân tộc, cũng gắn liền với cuộc đời đời của một vị quan tài giỏi thanh liêm nhưng số phận vô cùng bất hạnh – Nguyễn Trãi. Khu di tích gồm có những địa danh nổi tiếng nhưng Núi Ngũ Nhạc, chùa Côn Sơn, bàn cờ tiên, giếng ngọc, đền thờ Trần Hưng Đạo,…Côn Sơn và Kiếp Bạc là hai di tích cách nhau khoảng 10 km.

Đến với Côn Sơn Kiếp Bạc người ta không thể không ghé vào thăm chùa Côn Sơn, chùa này còn có một tên gọi khác là Tư Phúc Tự. Ngôi chùa gắn liền với chiến công của Đinh Bộ Lĩnh trong lịch sử. Chùa được xây dựng năm 1329 với kiến trúc vô cùng độc đáo. Tại ngôi chùa này, ngoài thờ Phật, người ta còn thờ các vị tổ có công lao to lớn với đất nước như vua Trần Nhân Tông hay sư Huyền Quang,…Đến chùa Côn Sơn người ta không thể nào bỏ qua giếng ngọc, Thạch Bàn và bàn cờ tiên. Nước giếng nơi đây trong vắt quanh năm. Bên cạnh suối Côn Sơn là một phiến đá lớn, gọi là Thạch Bàn. Đây là nơi khi Bác Hồ đến thăm Côn Sơn đã dừng chân nghỉ ngơi. Đi lên phía trên, ta sẽ bắt gặp bàn cờ tiên trên đỉnh núi, từ bàn cờ tiên, người ta có thể nhìn về nhiều phía khác nhau để thưởng thức vẻ đẹp của khu di tích.

Địa điểm thứ hai thuộc khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc chính là Kiếp Bạc. Thực ra, tên gọi Kiếp Bạc là được ghép nối giữa hai làng bao quanh di tích này. Đền Kiếp Bạc gắn với sự kiện Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã sử dụng vị trí này làm nơi để các binh sĩ có thể luyện tập. Trần Hưng Đạo đã đem lại chiến công to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, vì vậy nhân dân Hải Dương đã tưởng nhớ công lao của vị chủ tướng nên lập ra đền Kiếp Bạc. Đền Kiếp Bạc bao gồm nhiều tòa điện khác nhau để thờ những nhân vật khác nhau, bên ngoài cùng của đền thờ danh tướng Phạm Ngũ Lão. Tiếp đến là đền thờ Trần Hưng Đạo và cuối cùng là đền thờ thê tử Trần Hưng Đạo cùng với hai con gái của ông.

Thuộc quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc còn có đền thờ Nguyễn Trãi, đây là đền thờ được xây dựng vào năm 2002 nhằm thờ vị danh nho do lỗi lạc. Bên trong đền còn có tượng đồng của Nguyễn Trãi.

Mỗi năm, khu di tích đều tổ chức các lễ hội. Hội xuân từ khoảng 15 tháng giêng đổ ra và hội thu từ khoảng giữa tháng 8. Người dân Hải Dương và các du khách ngoại tỉnh thường đến khu di tích này vào mùa xuân nhằm tìm kiếm sự an lành, thanh lạc,

Khu di tích đem lại nhiều những giá trị về mặt văn hóa và lịch sử cho địa phương. Qua di tích, con người hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta. Địa danh cũng tô điểm cho Hải Dương thêm nhiều vẻ trù phú linh thiêng. Ngoài ra đây còn là một trong các địa điểm nổi tiếng, thú vị, hấp dẫn, thu hút khách du lịch, làm đẹp thêm Hải Dương trong mắt bạn bè quốc tế.

Côn Sơn Kiếp Bạc là một quần thể di tích đẹp và đem lại giá trị lịch sử văn hóa cao nhưng hiện nay, một vấn đề đáng lo ngại đó là trải qua mỗi mùa lễ hội, môi trường thường sẽ bị ô nhiễm bởi rác thải. Chính vì đây là một không gian mang tính chất tâm linh nên mọi người cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường khu di tích này.

Nếu như hỏi mỗi người Hải Dương về một di tích lịch sử nổi tiếng nhất của địa phương mình, chắc chắn rằng câu trả lời đầu tiên họ nói cho bạn chính là Côn Sơn Kiếp Bạc. Đó là di tích kích chứng kiến quá khứ, hiện tại và sẽ đồng hành với người Hải Dương trong tương lai, cũng là niềm tự hào chân chính của họ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×