Ngày 20/11/1989 Công ước về quyền trẻ em được Đại hội đồng LHQ thông qua.
- Ngày 26/01/1990 Việt Nam kí công ước; ngày 20/02/1990 Việt Nam phê chuẩn Công ước.
- Ngày 02/9/1990 Công ước có hiệu lực.
- Ngày 12/8/1991 Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và GD trẻ em. Ngày 15/6/2004, QH thông qua Luật sửa đổi.
- Đến nay, Công ước về quyền trẻ em có 197 quốc gia là thành viên.
"Công ước Liên hợp quốc là một văn bản pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ trẻ em".
a. Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ. Ví dụ: Trẻ em được khai sinh ngay sau khi ra đời.
b. Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và bị xâm hại. Ví dụ: Trẻ em được bảo vệ các hành vi xâm hại tình dục.
c. Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Ví dụ: Trẻ em được học tập và tham gia vui chơi giải trí tại trường học.
Trẻ em có quyền được vui chơi tại các nơi công cộng.
d. Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. Ví dụ: Trẻ em có quyền tiếp cận các nguồn thông tin từ internet.
Trẻ em có quyền tiếp cận các nguồn thông tin thông qua Internet
⇒ Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em như ngược đãi, làm nhục, bóc lột trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc.