Truyện Người con gái Nam Sương là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị xỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng, phải kết liễu cuộc đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch. Đó là số phậm, hình ảnh của Vũ Nương một nhân vật chịu nhiều oan nghiệt.
Nguyễn Dữ đã thật tài tình khi xây dựng hình ảnh người phụ nữ mà cụ thể ở đây là Vũ Nương, ông đã đặt nhân vật vào tình huống khác nhau để thể hiện rõ được phẩm chất của người phụ nữ thương chồng, yêu con, hiếu thỏa với cha mẹ chồng đồng thời cũng hết mực thủy chung son sắc. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, nàng đã giữ gìn khuân phép, không khi nào vợ chồng phải để đến thất hòa mặc dù Trương Sinh là người chồng tính hay ghen tuông đối với vợ thì phòng ngừa quá mức.
Thật là một cảnh làm cho mọi người phải xúc động, khi Vũ Nương tiễn chồng đi lính. Thông thường thì khi chồng đi lính nhiều người mong chồng có được công danh gì mang về để vinh hiển trở về, còn đối với Vũ Nương thi lại không chông mong vinh hiển mà chỉ cầu chồng được bình yên trở về; nàng còn cảm thông với những vất vả, gian lao mà chồng mình sẽ phải chịu đựng; nàng nói đến nỗi nhớ nhung khắc khoải của mình, bằng những lời rất ân cần; đằm thắm tình cảm.
Khi xa chồng. Vũ Nương lại là một người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ cứ dài theo măm tháng “bướm lượn đầy vườn”, “mây che kín núi” tác giả đã dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng, mượn cảnh vật thiên nhiên để diễn tả sự trôi chảy của thời gian. Nàng còn là người con dâu hiếu thảo, người mẹ hiền, một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa tận tụy chăm sóc mẹ chồng đau ốm, nàng lo thuốc thang, cầu khấn phật trời, và lúc nào cũng ân cần, dịu dàng, lấy lời ngon ý ngọt khéo léo khuyên mẹ gắng dưỡng sức để chờ Trương Sinh quay trở về, vì thế cho nên trước khi mẹ chồng nhắm mắt bà đã nói với Vũ Nương rằng Vũ Nương là người con dâu tốt khi Trương Sinh về sẽ không phụ lòng tốt của nàng. Rồi nàng cũng hết sức thương sót mẹ và lo ma chay tế lễ như lo cho cha mẹ ruột của mình.
Tưởng rằng khi Trương sinh về thì Vũ nương được sống ngập tràn trong niềm vui và hạnh phúc và nàng cũng chia sẻ bớt gánh nặng cuộc sống cho chồng ai ngờ nàng bị một nỗi oan không tài nào thanh minh nổi, mặc dù nàng đã hết lời phân trần tấm long son sắc thủy chung của mình cho chồng hiểu như: Nàng nói đến thân phận mình nghèo được nương nhờ nơi giầu có.. , tình nghĩa vợ chồng bao năm và khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. Như vậy đã chứng tỏ nàng đã hết sức cứu vãn, mong hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Sau nữa nàng nói lên nỗi đau đớn, thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối sử bất công, không có quyền được tự bảo vệ, ngay cả khi có họ hàng, anh em đến nói giúp. Hạnh phúc gia đình niềm khát khao của cả cuộc đời nàng đã tan vỡ như bong bong. Tất cả những nỗi đau khổ chờ chồng trước đây không còn có thể làm lại được nữa.
Thất vọng đến tột cùng, cuộc hôn nhân đã đến độ không thể nào cứu vãn được, Vũ Nương đành phải mượn dòng nước quê hương để giải nỗi oan cho mình. Những lời than trước khi vĩnh viễn cuộc đời đầy đau khổ của mình nhưng cũng đầy luyến tiếc, như một lời nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết sạch giá trong của nàng. Ở đoạn truyện này, tình tiết được sắp xếp đầy kịch tính, Vũ Nương bị đẩy đến bước đường cùng, nàng đã mất tất cả, đành phải chấp nhận số phận sau mọi cố gắng không thành. Hành động tự trầm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, có nỗi tuyệt vọng đắng cay, nhưng cũng có sự chỉ đạo của lí trí. Đây không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận.
Vũ nương đúng là một người phụ nữ xinh đẹp nết na thùy mị, hiền thục, lại đảm đang tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo, một lòng một dạ chung thủy với chồng, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Một con người như thế đáng ra phải được hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn. vậy nguyên nhân nào dẫn tới kết quả đáng buồn ấy. Có phải chăng vì cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương không bình đẳng chính sự cách bức về thân phận nghèo khó của Vũ Nương đã cộng thêm cái thế cho Trương Sinh bên cạnh cái thế của một người chồng, người đàn ông gia trưởng trong chế độ phong kiến. Hay đó là những lời nói ngây thơ của đứa trẻ, chứa đầy những dữ kiện nghi ngờ làm cho Trương Sinh một người chồng hay có tính đa nghi ghen tuông, hồ đồ và độc đoán kia trở thành kẻ thô bạo, vũ phu là kẻ bức tử vợ mình trong sự mù quáng, kẻ giết người lại hoàn toàn vô can trong vụ án.
Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo cái xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm thương cảm của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ bất hạnh ở đây không những không được bênh vực, che trở mà còn bị đối sử một cách bất công, vô lí, chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hơi sữa và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng ghen tuông mà phải kết liễu đời mình.