Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn bài chi tiết thuyết minh về mâm cơm tất niên

Lập dàn bài chi tiết thuyết minh về mâm cơm tất niên
{CÀNG DÀI CÀNG TỐT Ạ!!}
 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
297
3
0
Snwn
09/03/2021 19:52:50
+5đ tặng
1. Mở bài
- Giới thiệu bữa cơm tất niên trong truyền thống dân tộc.
 
 
 
 
2. Thân bài:
a. Khái niệm, ý nghĩa:
- Mâm cơm tất niên không phải là một nghi lễ chính thức của ngày tết nhưng nó lại là một phong tục truyền thống từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
- Ý nghĩa:
+ Để tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên.
+ Để rước ông Táo đã đi chầu trời vào hôm 23 âm về ăn Tết với gia đình.
+ Là dịp để toàn thể gia đình ông bà cha mẹ con cái gặp nhau ngày cuối năm cùng nâng ly rượu sum họp, đầm ấm sau một năm vất vả lao động kiếm sống, để làm gắn kết thêm cái tình cảm gia đình.
- Ngày nay mâm cơm tất niên đơn thuần không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà nó còn trở thành một dịp vui để gia chủ làm bữa cơm mời hàng xóm láng giềng, coi như là bữa tiệc rượu làm tình làng xóm thêm gắn kết.
 
b. Đặc điểm:
 
* Truyền thống:
- Cơm tất niên để dâng lên ông bà, các ông Táo, ông vải phải chuẩn bị kỹ càng nào là đèn nến, trầu cau, vàng mã, hương hoa, rượu ngon.
- Các món mặn xếp thành 4, 6, 8 đĩa, bát lớn, với đầy đủ các thức như bánh chưng, dưa muối, thịt gà, chả giò, chả lụa, măng, miến, canh đông mộc nhĩ,... Tất cả cỗ bàn cúng phải được chuẩn bị cẩn thận, sắp xếp đúng trình tự một cách trang nghiêm và tinh tế,
- Người cúng là người chủ trong gia đình, tốt nhất là đàn ông, thậm chí có những gia đình nặng truyền thống, lễ nghi, người cúng còn phải mặc cả áo dài, khăn đóng, khấn là phải khấn theo bài.
 
* Ngày nay:
- Mâm cơm tất niên cũng đơn giản đi phần nào cho phù hợp với lối sống hiện đại mà vẫn không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
- Mâm cơm cúng bao gồm gà trống thiến luộc nguyên con, nem, giò lụa, món xào đơn giản, dưa hành, dưa kiệu, cặp bánh chưng, rượu, xôi.
- Nếu như người miền Trung thường sắp cỗ cúng trước cửa nhà, thì người miền Bắc lại cúng trực tiếp trên bàn thờ, đã bày sẵn hoa, nhang đèn, mâm ngũ quả, chỉ việc đem cỗ cúng đặt cẩn thận lên bàn thờ, rót rượu rồi khấn vái, thắp ba nén nhang là được.
- Trong lúc cúng, không nhất thiết phải là người nam hay chủ gia đình, mà chỉ cần là người trong nhà, ăn vận lịch sử đứng ra cúng. Sau khi đợi cháy hết nhang, thì lại lên xin ông bà, ông Táo cho hạ cỗ xuống và bắt đầu ăn bữa cơm tất niên.
 
 
3. Kết bài
Nêu cảm nhận.
 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Esther
09/03/2021 20:02:48
+4đ tặng
I. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Chiếc mâm đã xuất hiện từ lâu đời.
- Đây là vật dụng quen thuộc, gắn bó thân thiết với đời sống vật chất và tinh thần của người dân nước ta.
- Ở mỗi gia đình hầu như đều có một chiếc mâm.
II. Thân bài:
* Tả chiếc mâm:
- Hình dáng và kích cỡ: Mâm hình tròn, đường kính khoảng từ sáu đến bảy tấc.
- Chất liệu: Ngày xưa, mâm làm bằng gỗ, bằng đồng, ngày nay được làm bằng nhôm hoặc inox cho nhẹ và tiện.
* Công dụng của chiếc mâm:
- Để bày thức ăn trong bữa cơm gia đình hằng ngày hay trong dịp lễ Tết, cúng giỗ, tiệc tùng...
- Vì mâm có hình tròn nên ngồi ở chỗ nào người ăn cũng có thể gắp thức ăn dễ dàng.
- Mọi người ngồi xung quanh mâm, cùng ăn nên tạo được không khí vui vẻ, thân mật, ấm cúng.
III. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Hình ảnh chiếc mâm cơm gợi khung cảnh sum họp đầm ấm của gia đình.
- Dù cuộc sống có phát triển nhưng chiếc mâm vẫn không thể vắng bóng trong đời sống của chúng ta, nhất là ở nông thôn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư