Hình ảnh thầy Ha-men hiện lên sinh động, cao đẹp qua lời kể của nhân vật Phrăng. Trong buổi dạy học cuối cùng, thầy xuất hiện trong bộ y phục chỉ dùng trong những ngày trọng đại như “những hôm có thanh tra hoặc phát thưởng”. Thái độ của thầy đối với học sinh, nhất là cậu bé nghịch ngợm Phrăng, thật dịu dàng, ân cần. Tình yêu tiếng Pháp của thầy Ha-men thật cháy bỏng. Thầy ca ngợi tiếng Phập “là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất!” và có ý trách móc học sinh cũng như một số người dân Pháp đã không nhận thấy giá trị thiêng liêng của tiếng mẹ đẻ. Tình yêu tiếng Pháp của thầy Ha-men còn bộc lộ qua việc chuẩn bị những mẫu chữ đẹp nhất viết những danh từ yêu quý: Pháp, An-dát. Trước khi buổi học kết thúc, thầy Ha-men vô cùng xúc động, dũng cảm viết lên bảng dòng chữ cuối cùng: “Nước Pháp muôn năm”.Qua ý nghĩ ngây thơ, sự quan sát hồn nhiên của cậu học sinh nhỏ bé, hình ảnh thầy Ha-men vừa giản dị, khiêm nhường, vừa lớn lao, cao đẹp. Hơn bốn mươi năm dạy học, thầy hết lòng yêu nghề, muốn truyền đạt tất cả tri thức, tình cảm cho các thế hệ học sinh, đồng thời rất gắn bó với lớp học thân quen có những đồ vật,những cây hồ đào và “cây hư-blông tự tay thầy trồng giờ đây quấn quýt quanh các khung cửa sổ lên tận mái nhà”. Đứng trên bục giảng, nhưng có Ịúc thầy đứng lặng im và đạm đăm nhìn mọi thứ “như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé củạ thầy” và theo Phrăng: “Con người tội nghiệp ấy hẳn phải nát lòng biết mấy khi giã từ tất cả những vật ấy, khi nghe thấy tiếng người em gái đi đi lại lại đóng hòm xiểng ở gian phòng bên trên, vì ngày mai họ phải ra đi, rời khỏi xứ sở này mãi mãi. Ớ thầy Ha-men, không chỉ tràn trề sự yêu quý, niềm tự hào đôi với tiếng Pháp mà còn nồng nàn tình yêu đối với đất nước. Khi nói về tiếng Pháp, thầy Ha-men cho rằng “đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trọng chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù..”. Những lời của thầy Ha-men có ý nghĩa sâu xa, vừa nhắc nhở mọi người phải giữ gìn, trau dồi tiếng nói của dân tộc, vừa dùng nó như một phương tiện đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Truyện ngắn Buổi học cuối cùng đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng. Cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất góp phần đáng kể khi bộc lộ ý nghĩ, tậm trạng của nhận vật Phrăng, qua đó ta hiểu được tính cách hiếu động, dễ thương và chân thành của cậu học trò nhỏ. Đồng thời qua cách cảm nghĩ, quan sát và tình cảm của Phrăng ta thấy hình ảnh thầy Ha-men hiện lên rõ nét bằng những cử chỉ, lời nói, hình dáng bên ngoài sinh động: Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên với thái độ xúc động của Phrăng (không ít lần thốt lên: “Tội nghiệp thầy!”, “Con người tội nghiệp”,...) đã khiến nhân vật thầy Ha-men gây ấn tượng mạnh trong lòng chúng ta.