Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỷ ix của nhân dân ta chông lại cá triề đại phong kiến phương bắc

Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỷ ix của nhân dân ta chông lại cá triề đại phong kiến phương bắc

2 trả lời
Hỏi chi tiết
495
1
3
doan man
13/03/2021 21:02:14
+5đ tặng

I.Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu

1.Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

a.Chính trị

Chính sách:

- Chia nước ta thành các đơn vị hành chính.

- Cử quan lại người Hán -> cai trị

Mục đích

 Sáp nhập lãnh thổ nước ta vào bản đồ Trung Quốc

b.Kinh tế

Chính sách:

- Đặt thuế vô lý (muối , sắt)

-Bắt cống nạp sản vật quý (sừng tê, ngà voi)

Mục đích

Khai thác, bóc lột tối đa sức người sức của.

c.Văn hóa

Chính sách :

- Dạy chữ Hán

- Du nhập Nho giáo, Đạo giáo,  Phật giáo

- Phong tục tập quán khác

Mục đích

Thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam

2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội

a. Kinh tế

Nông nghiệp

- Công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến

- Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh, diện tích trồng trọt được mở rộng

- Thủy lợi được mở mang

=> Năng suất lúa tăng hơn trước

Thủ công nghiệp, thương mại

- Nghề củ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng, bạc, làm đồ trang sức

- Một số nghề mới xuất hiện: Làm giấy, thủy tinh

- Đường giao thông thủy bộ giữa các vùng, quận được hình thành

b.Văn hóa

-Tiếng Việt được bảo tồn

- Các phong tục, tập quán được giữ gìn

c.Xã hội

- Xã hội độc lập chuyển sang Xã hội thuộc địa

- Mâu thuẫn giữa Nhân dân ta với Chính quyền đô hộ

=>Phong trào đấu tranh của nhân dân ta bùng nổ và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
14/03/2021 06:21:18
+4đ tặng
Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra làm cho các triều địa phong kiến thống trị Trung quốc phải luôn đối phó. Sau phong trào khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 - 43, từ đầu thế kỷ II, phong trào khởi nghĩa nhân dân lại phát triển rộng rãi và mạnh mẻ hơn trước. Năm 178, hàng vạn ngưòi dân các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lương Long, đánh chiếm các quận, huyện làm chủ đất nước suốt 4 năm (178 - 181). Sang thế kỷ III cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248 được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng đã làm “chấn động toàn thể Châu giao”(A195:110) .  dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi, dựng nước Vạn Xuân đã nói lên ý chí độc lập tự cường và lòng tin vững chắc của nhân dân ta về một nền độc lập dân tộc bền vững trong tương lai. Việc Lý Bí xưng đế vương và đặt niên hiệu riêng đã “phủ định ngang nhiên quyền làm bá chủ thiên hạ” của hoàng đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khoát rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập, là chủ nhân của đất nước và vận mệnh của mình”.

Đầu năm 545, triều đại phong kiến nhà Lương đã đem quân tiến đánh Vạn Xuân hòng xoá bỏ nền độc lập còn non trẻ, Lý Nam Đế lãnh đaọ nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Sau khi Lý Nam Đế bị bệnh chết, Triệu Quang Phục tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lần nữa giành lại độc lập dân tộc. Năm 589 nhà Tùy thống nhất Trung quốc, phong kiến phương bắc lại đặt ách đô hộ của chúng lên đất nước ta. Đến năm 622 ách thống trị của phong kiến phương bắc được chuyển qua nhà Đường. Trong suốt ba thế kỷ bị nhà Đường thống trị, nhân dân ta không ngừng nổi dậy chống lại ách áp bức nặng nề, sự bốc lột tàn bạo và đấu tránh giành quyền độc lập dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ này có thể kể đến: khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791), khởi nghĩa Dương Thanh (819-820).

Cuối thế kỷ IX triều đại nhà Đường đổ nát. Nạn cát cứ của các tập đoàn phong kiến phương bắc nổi lên ngày càng ác liệt. Chính quyền đô hộ ở nước ta đang lung lay. Nắm lấy cơ hội đó, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng ở đất Hồng Châu (Hải Hưng) được nhân dân ủng hộ nổi lên tự xưng là Tiết độ sứ, lợi dụng bộ máy và danh nghĩa của bọn đô hộ để giành lại độc lập dân tộc. Tuy còn mang danh hiệu quan chức của nhà Đường, về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã giành lấy chính quyền từ tay phong kiến nước ngoài, xây dựng chính quyền tự chủ, kết thúc về cơ bản ách thống trị nghìn năm của phong kiến phương bắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Mua sắm thỏa thích với Temu +150K
×
Gia sư Lazi Gia sư