. Quy định về quyền và nghĩa vụ của con cái trong gia đình ?
Chào luật sư! Cháu muốn hỏi luật sư một chuyện như thế này. Cháu năm nay 24 tuổi, mới tốt nghiệp đại học và có mong muốn được làm việc ở thành phố nhưng bố cháu không đồng ý và ép mẹ cháu lên thành phố đưa cháu về. Cháu cũng hiểu ý mẹ là tôn trọng sự lựa chọn của cháu nhưng bố cháu thì không chấp nhận việc cháu sống xa nhà. Bố cháu tính độc đoán và rất nóng tính, bố muốn cháu về lấy vợ nhưng cháu không thích con bé trong làng đấy nhưng bố cháu cứ ép và bảo hai gia đình đã hẹn ước từ xưa.
Vì chuyện này mà từ khi cháu lên cấp ba bọn bạn cứ trêu và cháu không có người yêu, đến bây giờ cũng vậy. Thật sự cháu bây giờ rất hoang mang vì bố cháu bảo nếu cháu không về thì từ cháu và cháu sẽ không nhận được một quyền lợi gì nữa. Bố mẹ cháu có mình cháu là con trai còn hai chị gái đã lấy chồng hết, bố cháu chuyển lời lên bảo nếu không về quê lấy vợ và làm việc cho doanh nghiệp của bố thì bố sẽ từ cháu, không cho cháu một tài sản gì hết. Bắt cháu bồi thường toàn bộ số tiền từ ngày đi học đại học và buộc cháu trả lại cho ông chiếc SH 150i mới mua hồi cháu học năm 3 đại học.
Vậy bây giờ cháu phải làm sao, mong luật sư tư vấn giúp cháu. Cháu muốn biết việc làm của bố cháu là ép cháu lấy người mà cháu không yêu có được không? ép cháu không được sống và làm việc nơi khác, ép cháu làm việc cho doanh nghiệp do bố làm chủ thì có đúng không ?
Cháu giờ đang làm nhiếp ảnh cho một studio chuyên về ảnh thời trang và người mẫu chứ cháu không thích nghề kinh doanh của bố.
Cảm ơn luật sư nhiều ạ!
Luật sư tư vấn:
Chào bạn! Trong câu chuyện mà bạn chia sẻ không chỉ riêng bạn mà rất nhiều các bạn trẻ khác bị bố mẹ ép buộc lấy vợ, làm việc, sống theo mong muốn của bố mẹ. Nhưng thực tế không mấy người trẻ nghe lời bố mẹ nhất là nghe lời chuyện vợ con theo sắp đặt của bố mẹ. Còn nữa là việc làm, một công việc có thu nhập luôn là lựa chọn và định hướng của bố mẹ nhưng những gì mà con cái muốn ở một công việc không chỉ là thu nhập mà còn phụ thuộc vào những yếu tố khác.
Việc bạn có lựa chọn riêng cho công việc cũng như cuộc sống của mình thì bố mẹ bạn sẽ không có quyền can thiệp theo quy định pháp luật nhưng ở góc độ là gia đình, là bố mẹ và con cái thì bạn cũng không nên gay gắt quá vì nếu không thể thực hiện như lời yêu cầu của bố mẹ vào thời điểm này thì bạn cũng nên nói chuyện và thỏa thuận lại với bố mẹ về công việc, hôn nhân như thế nào cho phù hợpj. Nếu mọi chuyện không thể nói chuyện được thì bạn cứ thực hiện những gì mà bạn mong muốn như hôn nhân, công việc, nơi cư trú miễn sao bạn không vi phạm pháp luật là được. Đồng thời bạn phải đảm bảo rằng không vi phạm nghĩa vụ của con cái với bố mẹ.
Căn cứ theo Điều 70 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định thì bạn có nghĩa vụ cũng như quyền lợi như sau:
"Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình."
Vậy nên việc bạn được bố mẹ nuôi ăn học, phát triển bản thân là quyền của bạn được như thế nên bố bảo bạn trả lại số tiền ăn học hồi đại học là không đúng với quy định pháp luật. Còn cái xe máy SH thì nếu bố bạn bắt bạn trả lại thì bạn phải trả nếu chiếc xe đấy không phải là quà tặng hay cho bạn theo thỏa thuận. Tức là xe mà bố mẹ cho bạn thì bạn không phải trả theo quy định pháp luật dân sự, đã cho rồi không được đòi lại.
Trong quy định theo Điều 70 thì bạn có quyền lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú theo ý muốn của bạn nên bố mẹ không có quyền can thiệp điều này. Nhưng một điều quan trọng hơn cả quy định pháp luật là tình cảm gia đình, tình cảm thiêng liêng của mối quan hệ máu mủ nên bạn cũng nên suy nghĩ cho thấu đáo, vì chuyện gia đình tình cảm mới quan trọng và cần lấy tình cảm để giải quyết chuyện tình cảm chứ không nên vội vàng lấy pháp luật ra làm căn cứ để giải quyết. Chúc bạn có lựa chọn đúng đắn và chúc gia đình bạn hạnh phúc.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
>> Xem thêm: Có thể ủy quyền để ly hôn được không ? Những lưu ý khi ly hôn ?
2. Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn?
Chào công ty Luật Minh Khuê, xin hỏi: Vợ chồng em ly hôn cách đây 2 năm, theo thỏa thuận em (là mẹ) trực tiếp chăm sóc 2 con. Con lớn của em năm nay 7 tuổi, con nhỏ 4 tuôi. Cả 2 cháu từ khi sinh ra (bé lớn) có ở nhà nội khoảng 1 năm, bé nhỏ vừa sinh ra là chồng ngoại tình và em là nuôi trực tiếp trông bé mà không có nhận được bất cứ khoản tiền nào ?
Rất mong luật sư giải thích giúp em để em có thể làm đúng nhất về việc tao điều kiện thăm con như thế nào là đúng pháp luật.
>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
Theo như trình bày của chị thì anh chị đã thuận tình ly hôn được hai năm, con chung cho chị nuôi. Bây giờ, anh chồng chị muốn nuôi con thì phải xét theo căn cứ ở trên là anh chị phải có thoả thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc chị không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; thoả mãn được một trong hai điều kiện này thì anh chồng chị mới có quyền yêu cầu toà án cho anh ấy nuôi con.
- Căn cứ vào Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình thì:
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Vậy nếu anh chồng chị có nhứng hành vi lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì chị có thể yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm con của người đó.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửiqua email:Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
>> Xem thêm: Phân chia tài sản chung theo quy định nào ? Chia tài sản chung của vợ chồng là bất động sản ?
3. Làm sao để ly hôn và con cái được chia tài sản ?
Cháu xin chào cô (chú) luật sư công ty luật Minh Khuê. Gia đình cháu có một vấn đề như sau: nhà cháu có 2 chị em gái (em gái cháu nghỉ học từ lớp 8 không có việc làm ổn định), bố cháu làm thợ xây, mẹ cháu thì giờ có tuổi 2 năm nay cũng không đi làm được, bố mẹ cháu đã lùm xùm hơn 4 năm trước rồi mãi không ly hôn được. Bố hay về nhà kiếm chuyện đuổi vợ con đi.
Bố cháu có người phụ nữ khác nhưng vẫn đi về ngủ ở nhà chứ không sống chung với người kia (về bố ngủ ở nhà chính chứ bố mẹ cháu lâu rồi không còn muốn nhìn mặt nhau nữa) đã mấy lần mẹ cháu nộp đơn ly hôn lên công an huyện nhưng tòa mời thì bố không lên, có lần bố giấu luôn giấy mời của mẹ. Đợt Tết 2015 thì bố muốn ly hôn với điều kiện chia đôi tài sản (không chia phần con) nên mẹ không chịu. Chuyện dài cháu xin kể sơ như vậy cô (chú) có thể tư vấn dùm con là mẹ con phải làm sao để ly hôn và con cái được chia tài sản ạ?
Cháu xin cảm ơn cô (chú). Mong được cô (chú) hồi âm sớm ạ.