Viết 1 đoạn văn ngắn từ 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về cuộc sống của bọn quan lại trong xã hội phong kiến
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chế độ đãi ngộ, thưởng phạt quan lại
Từ thời vua Lê Thánh Tông trở đi, bổng lộc của quan lại được quy định theo chức tước, phẩm hàm và tuỳ theo khối lượng công việc, thực chất là áp dụng nguyên tắc trả lương theo việc làm và công trạng. Bên cạnh chế độ tiền lương, các triều đình phong kiến còn áp dụng chế độ tiền "dưỡng liêm" (theo nghĩa đen là nuôi dưỡng liêm khiết) cấp cho những viên quan cai trị gần dân như tri phủ, tri huyện nhằm khuyến khích "đức thanh liêm", nhưng không phát đồng đều cho các tất cả các tri phủ, tri huyện mà tùy thuộc vào nhiều hay ít công việc của từng phủ, từng huyện.
Chế độ quan lại thời phong kiến còn đặc biệt chú trọng tới trách nhiệm của các quan lại trong thừa hành công vụ. Quốc triều Hình luật có nhiều quy định mang tính chất trừng trị nghiêm khắc như: phạt do để chậm trễ chiếu chỉ công văn giấy tờ (Điều 23), quan do vô tình dùng dằng để lỡ mất việc, nếu việc nhỏ (công việc hàng ngày) xử tội biếm, việc thường (công việc hàng tháng) xử tội đồ, việc lớn (công việc hàng năm) xử tội lưu (Điều 136). Bên cạnh đó còn có những quy định khác như: đối với quan tại chức, không đến nơi làm việc mà không có lý do thì bị xử phạt biếm hoặc bãi chức (Điều 4), nếu ở sở làm mà ngồi không đúng phép sẽ bị xử tội Biếm hoặc phạt tiền (Điều 33). Những quy định này khá mẫu mực để thiết lập một trật tự kỷ cương, chế độ phục vụ.
Thời vua Minh Mạng, vấn đề thưởng phạt cũng rất nghiêm minh, quan lại có công thì được ban thưởng lớn, có tội, có lỗi đều bị xử phạt nghiêm khắc. Ví dụ: năm 1838 vua Minh Mạng đã cách chức Thượng thư Bộ Lễ của Phan Huy Thực về lỗi do không kiểm tra, đôn đốc để người dưới quyền không trông nom, bảo quản đồ thờ trong nhà Thế miếu, để bọn Giám thủ đánh tráo từ vàng thật thành vàng giả.
Ngày nay, chúng ta cũng áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật đối với cán bộ, gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Cán bộ phạm tội bị tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc. Đối với công chức áp dụng các biện pháp khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức; buộc thôi việc. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng các biện pháp kỷ luật đối công chức dường như rất khó khăn trong thực tiễn
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |