Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
420
2
0
Thiên sơn tuyết liên
17/03/2021 21:02:18
+5đ tặng

Truyện ngắn Vợ Nhặt là một tác phẩm tiêu biểu đánh dấu tên tuổi của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm không chỉ ghi dấu ấn trong lòng độc giả về tình huống truyện đặc sắc mà còn ở nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật, nhất là nhân vật bà cụ Tứ, mẹ của anh cu Tràng.

Vợ Nhặt được sáng tác sau cách mạng tháng Tám, trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 ở nước ta. Đó là thời điểm mà cái đói, cái nghèo bủa vây lấy làng, trong không khí đâu đâu cũng ngửi thấy mùi đói, mùi của chết chóc. Một không gian ảm đạm, không khí tang thương với tiếng quạ kêu quang quác và những xác chết có mặt mọi chỗ… Trong hoàn cảnh ấy, đến bản thân mình còn không nuôi nổi ấy vậy mà người ta còn đèo bồng thêm một người xa lạ khác, nhặt được vợ chỉ với mấy câu đùa cợt và bốn bát bánh đúc.

Với tác phẩm Vợ Nhặt người ta không chỉ biết đến anh Tràng người thô nhám, cục mịch lúc nào cũng ngượng nghịu, cười hềnh hệch giống với trẻ con. Cũng không chỉ là về chị vợ “chỏng lỏn” nhưng lại hiền hậu, đúng mực. Tác phẩm còn hướng ta đến một nhân vật tạo cho tác phẩm có thêm chiều sâu đó chính là nhân vật bà cụ Tứ. Một nhân vật cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tấm lòng của người mẹ nông dân.

 

Nhân vật bà cụ Tứ không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm mà phải đến giữa câu chuyện, sau tình huống anh Tràng nhặt được vợ thì mới xuất hiện giống như một ý niệm làm hoàn chỉnh hơn ý niệm về một gia đình của tác giả. Nếu như việc nhặt vợ giông như một trò đùa thì việc đưa về nhà và ra mắt mẹ chồng càng khiến cho tình huống trở nên chân thực hơn, hướng người đọc tới góc độ của mối quan hệ “mẹ chồng nàng dâu”. Người mẹ ấy xuất hiện với cái dáng “lọng khọng đi vào ngõ, vừa đi vừa lẩm bẩm, tính toán gì trong miệng”. Cái dáng vẻ quen thuộc mà ta thường thấy ở những người mẹ lưng còng vì sương gió cuộc đời, vì những hi sinh, chở che cho con cái. Chính vì thế từ “lọng khọng” chính là một từ có sức gợi hình cho thấy gánh nặng trên vai người mẹ trong hoàn cảnh khốn cùng ấy. Nhất là khi biết đến cuộc đời khốn cùng mà bà đã trải qua khi bà vĩnh viễn mất đi người chồng và đứa con gái út của mình. Thời gian trôi qua dẫu có thể xóa nhòa tất cả nhưng cũng không thể nào làm tan biến hết vết thương lòng của bà.

Xem thêm:  Nghị luận về “Thói vô trách nhiệm”- Văn lớp 12

Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ chính là tâm trạng chung của những người mẹ trong hoàn cảnh ấy. Nhất là khi bà còn mỗi đứa con trai để nương tựa, để thương yêu. Giữa cái đói, cái nghèo, bà cũng muốn con mình sớm lớn khôn, sớm yên bề gia thất. Nhưng nghèo đói quá nên đó giống như chỉ là ước vọng viển vông xa vời. Ấy thế mà anh Tràng lại đem vợ về thật. Lúc bà trở về nhà thấy người phụ nữ lạ ngồi trong nhà thì bà đã không hiểu đó là ai, khiến bà trong đầu hiện lên hàng loạt những câu hỏi, những thắc mắc: “Người đàn bà nào lại đứng ở đầu giường con mình thế kia? Ai thế nhỉ? Sao lại chào mình bằng u?”. Đặt mình vào vị thế của bà thì ai cũng sẽ có chung cảm xúc và sự thắc mắc giống vậy. Giữa những ngày tháng đói món, đói mỏi, làm chỉ lo ăn hôm nay chứ chẳng biết ngày mai. Ấy vậy mà con trai bà lại dẫn về một người vợ.

Lúc này bà dường như không còn tin vào mắt mình, vào tai mình nữa. Thậm chí còn cố nhìn người đàn bà ấy lần nữa và tỏ ý không hiểu với con trai mình. Đến khi hiểu ra thì tâm trạng của bà có sự thay đổi với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Bà buồn, lo, tủi cực vì trong hoàn cảnh như thế này liệu chúng có vượt qua được không không. Đồng thời lại ai oán, xót thương cho con mình, cho người đàn bà xa lạ kia và thầm nghĩ: “dù sao người ta chịu lấy con mình thì cũng đáng quý”. Là một người từng trải sự đời bà nhanh chóng ý thức được sự éo le, nghiệt ngã trong chính cuộc hôn nhân này. Càng thêm tự trách mình khi không lo vợ con được cho con trai mình, sua đó thấy mừng vì con mình có vợ.

Xem thêm:  ét đặc sắc nghệ thuật trong Chiếc thuyền ngoài xa

Có thể thấy rõ sự buồn tủi, chan đầy nước mắt của một người mẹ hết lòng vì con cái nhưng lại bất lực trước hoàn cảnh trớ trêu: “Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc gia đình ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái, nở mặt sau này – còn mình thì…”. Càng nghĩ càng tủi, càng xót thương và “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rũ xuống hai hàng nước mắt”.

Qua truyện ngắn Vợ Nhặt ta thấy được tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con mình. Đồng thời thấy được sự tài ba của nhà văn Nam Cao trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật đã phác họa nên một chân dung, một hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp của các bà mẹ Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×