Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu về tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản của Quảng Ninh? Đánh giá ý nghĩa của tài nguyên đó

2 trả lời
Hỏi chi tiết
478
2
3
Thiên sơn tuyết liên
17/03/2021 21:50:40
+5đ tặng

Hiện trạng khai thác, sử dụng

Quảng Ninh với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại và giá trị sử dụng như: than, đá vôi, đất sét, cát san lấp, cát thủy tinh, pyrophilit,... Đến nay đã xác định được 243 mỏ và điểm quặng của 33 loại khoáng sản. Trong đó than đá có trữ lượng lớn, tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều được thăm dò, khai thác, tiêu thụ và sử dụng phù họp với Quy hoạch. Các mỏ đá vôi, đất sét, cát san lấp, cao lanh... có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương và được quy hoạch, khai thác hợp lý, là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần to lớn trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm qua.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã lập báo cáo, tổ chức thi công, trình phê duyệt kết quả thăm dò bổ sung nâng cấp trữ lượng trong phạm vi ranh giới là 72/75 giấy phép khai thác, đạt 96%; 75/75 giấy phép khai thác đã lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ; 100% số đơn vị có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đã hoàn thiện thủ tục pháp lý về lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp theo quy định.

Tất cả các đơn vị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đều sử dụng công nghệ khai thác gắn với chế biến và sử dụng khoáng sản như: Khai thác đá vôi được nghiền sàng ra các chủng loại đá phục vụ nhu cầu xây dựng; khai thác sét gắn liền với các nhà máy gạch ngói, thực hiện hoán đổi sét các nhà máy để sử dụng tiết kiệm, hợp lý, nâng cao hiệu quả.

 

Tất cả các đơn vị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đều sử dụng công nghệ khai thác gắn với chế biến và sử dụng khoáng sản.

 

Về lĩnh vực đất đai, hầu hết các đơn vị được cấp giấy phép khai thác đã chủ động hoàn thiện hồ sơ, trình UBND tỉnh cho thuê đất để hoạt động. Đến nay đã có 63 khu vực khai thác khoáng sản đã có quyết định cho thuê đất với tổng diện tích được thuê là trên 570 ha.

Để quản lý, bảo vệ tài nguyên khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và đất, cát san nền, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhắc nhở các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo đúng kế hoạch, chỉ thị của UBND tỉnh Quảng Ninh về tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra hoạt động khoáng sản liên ngành, trang bị phương tiện, máy móc, thiết bị để  tuần tra, kiểm soát và xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán và khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là hoạt động khai thác cát, sỏi, đá trên địa bàn tỉnh.

Năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật đất đai môi trường khoáng sản, bảo vệ môi trường đối với 25 đơn vị có hoạt động khai thác cát, sỏi, nạo vét luồng tàu có tận thu khoáng sản; kiểm tra đối với 46 đơn vị có hoạt động khai thác khoáng sản ngoài than trên địa bàn tỉnh. Kết quả, 6 tháng đầu năm 2016 đã xử lý vi phạm hành chính đối với 22 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản. Thông qua công tác thanh, kiểm tra đã hướng dẫn các đơn vị có hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường. Những đơn vị cố tình không thực hiện đã bị xử lý theo quy định. Qua đó góp phân nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; nâng cao ý thức chấp hành của các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản.

 

Một số doanh nghiệp khai thác đất, cát đã để trôi xuống nhà dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và đất, cát san nền trên địa bàn tỉnh đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Hoạt động khai thác khoáng sản chưa tuân thủ đầy đủ nội dung giấy phép khai thác được cấp và các quy định của pháp luật còn diễn ra; Một số khu vực khai thác khoáng sản còn gây tác động tới cảnh quan, môi trường, làm hỏng đường giao thông, không nhận được sự đồng thuận của người dân trong khu vực; Hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép đã được kiểm soát nhưng vẫn luôn tiêm ẩn nguy cơ tái diễn nếu không có giải pháp quyết liệt, đồng bộ; Hoạt động khai thác đất san lấp hầu hết các dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vật liệu san lấp (cát, đất đồi) không xác định, quy hoạch địa điểm khai thác tạo ra sự thiếu cân đối trong cung cấp, gây khó khăn phức tạp cho công tác quản lý; Hoạt động nạo vét luồng kết hợp tận thu sản phảm theo hình thức xã hội hóa tuy đã được thực hiện, quản lý tốt nhưng còn hiện tượng lợi dụng để khai thác khoáng sản trái phép, gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường...

Tăng cường quản lý, bảo vệ

Để khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và đất, cát san nền trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện nghiêm túc, thực sự phát huy được hiệu quả, điều căn bản là phải nêu cao trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu.

Trong cơ chế chính sách cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức có hoạt động khoáng sản đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng khai thác, chế biến nâng cao giá trị sản phẩm, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm tỷ lệ tài nguyên đảm bảo cảnh quan, môi trường. Đồng thời ưu tiên, khuyến khích các dự án khai thác, sử dụng khoáng sản không truyền thông để sản xuất cát xây dựng nhằm giải quyết nguồn thiếu hụt cát xây dựng trên địa bàn tỉnh như: Tận dụng nguồn đá vụn trong chế biến đá xây dựng (ryolit, cát kết); sử dụng cuội sỏi khu vực miền Đông để nghiền sàng làm cát xây dựng; tận dụng nguồn đá cát kết, cuội kết trong đá thải các mỏ than để nghiên, sàng, rửa thành cát xây dựng.

 

Các doanh nghiệp có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản cần phải củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý khoáng sản, môi trường.

 

Đối với giải pháp về nguồn nhân lực, cần có lộ trình sớm bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, môi trường tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và từng bước bố trí cán bộ chuyên trách tại cấp xã. Cùng với đó là tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường cho lực lượng cán bộ hiện có nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, nhất là từ cơ sở. Đối với các doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản cần phải củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý khoáng sản, môi trường; các cán bộ chuyên trách phải được đào tạo đúng chuyên ngành, thường xuyên được tập huấn nâng cao nghiệp vụ, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật... Nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, các sở, ngành liên quan và các địa phương cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm; tham mưu UBND tỉnh thu hồi, chấm dứt hiệu lực đối với các giấy phép khai thác quá trình hoạt động có vi phạm theo quy định của Luật.

Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh sớm kiến nghị với Chính phủ ban hành các quy định như: Sớm hoàn thiện quy định chi tiết Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường theo hướng thống nhất, đồng bộ và kịp thời giữa các luật; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản trong việc sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường khi gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác...

Đối với hoạt động khai thác khoáng sản, ngoài các biện pháp nêu trên, hơn bao giờ hết phải cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành; sự giám sát của các cơ quan thông tin, báo chí và nhân dân; sự nghiêm túc và trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp. Có như vậy, công tác quản lý Nhà nước về khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và đất, cát san nền trên địa bàn tỉnh mới đảm bảo sự ổn định bền vững, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Khánh Ly
17/03/2021 21:50:46
+4đ tặng
Tài nguyên đất[sửa | sửa mã nguồn]
Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào (611.081,3 ha). Trong đó: 10% là đất nông nghiệp, đất có rừng chiếm 38%, 43,8% là diện tích chưa sử dụng tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.[11] Với ưu thế của tỉnh miền núi, ven biển, khí hậu ẩm rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển các loài cây lấy gỗ, lấy nhựa như thông nhựa, thông mã vĩ, keo, bạch đàn... Đặc biệt, với đặc thù điều kiện lập địa trên diện tích đất đồi núi của tỉnh rất thích hợp với các loài cây gỗ quý, đặc sản, cây dược liệu, các loài cây mang tính bản địa.  [12] Quảng Ninh có nhiều loại đất. Chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit vàng đỏ và đất feralit đồng cỏ thứ sinh phát triển ở địa hình đồi núi thấp.

Đất feralit vàng đỏ có mùn trên núi: loại đất này thường phân bố ở vùng núi có độ cao trên 700m thuộc cánh cung Đông Triều, chiếm 7,8% diện tích tự nhiên. Trên các vùng núi cao độ ẩm khá lớn, nhiệt độ thấp, đá mẹ nghèo bazơ, quá trình phân giải hữu cơ yếu nên lớp lá rụng mục dày, tạo thành tầng mùn cao. Loại đất này khá tốt, đất có màu vàng đỏ.
Đất feralit vàng đỏ trên vùng đồi núi thấp (dưới 700m): loại đất này chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của Quảng Ninh, phân bố ở hai sườn cánh cung Đông Triều với diện tích 0,44 triệu ha (chiếm 60,3% diện tích đất tự nhiên). Đất có khả năng giữ nước tốt do vậy đất có màu vàng khá điển hình. Tuy nghèo bazơ, chua nhưng không bị đá ong hoá, ở những nơi thực vật bị tàn phá chỉ còn là đồng cỏ, hình thành đất feralit đồng cỏ thứ sinh. Loại này phổ biến ở vùng đồi phía bắc Hạ Long, phía tây Tiên Yên, huyện Bình Liêu, Hải Hà. Đất bị xói mòn, cần hạn chế khai thác bừa bãi, tăng cường chất hữu cơ và vôi cho đất.
Đất phù sa: bao gồm cả vùng phù sa cổ và phù sa mới, phân bố theo dọc quốc lộ 18 từ Đông Triều đến Móng Cái, là đoạn tiếp nối giữa vùng đất mặn ven biển với vùng đất đồi núi thấp, diện tích khoảng 40.105 ha (chiếm 6,6% diện tích đất tự nhiên) phân bố ở Tiên Yên, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà. Đặc tính của loại đất này là thường chua, độ phì thấp. Vùng đất phù sa để trồng lúa tập trung ở Đông Triều, Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà và lưu vực các sông suối, thung lũng thuộc Tiên Yên, Ba Chẽ. Tuy nhiên, với các loại đất này muốn sản xuất lương thực cần phải giải quyết vấn đề thuỷ lợi. Một số vùng đất thấp thường bị ngập úng, đất chua.
Đất mặn ven biển: phân bố dọc bờ biển và ven sông Đá Bạc, Bạch Đằng,... có diện tích khoảng 50.900 ha (chiếm 8,4% diện tích đất tự nhiên), đất thường mặn, chua, ngập úng do thuỷ triều. Một số vùng được khai thác để trồng cói, làm ruộng muối, nuôi thuỷ sản và trồng sú vẹt.
Đất cát và cồn cát ven biển: có diện tích 6.087 ha (chiếm 0,9% diện tích đất tự nhiên), phân bố ở ven biển, ven các đảo. Vùng quần đảo Vân Hải (Vân Đồn), đảo Vĩnh Thực (Móng Cái) có những bãi cát trắng dài hàng km hoặc dồn lại thành những cồn nhấp nhô liên tiếp. Giá trị chủ yếu là nguyên liệu cho ngành thuỷ tinh cao cấp. Loại đất này chỉ trồng phi lao chắn gió.
Đất vùng đồi núi đá vôi ở các đảo, quần đảo: có diện tích 46.627 ha (chiếm 7% diện tích đất tự nhiên). Trong lịch sử phát triển hình thành vịnh đảo, cấu tạo nham thạch của các đảo không đồng nhất, có nơi là các đảo đá vôi, có nơi là đảo đất nên ở đây cũng hình thành các loại đất khác nhau. Nhìn chung, đất có đặc điểm giống đất feralit vàng đỏ trên vùng đồi núi thấp. Trên các đảo đá vôi có độ dốc lớn, xói mòn mạnh, tầng đất mỏng, nhiều nơi chỉ có chỗ trũng hoặc khe nứt. Trên các đảo đất: Tuần Châu, đảo Rều, Ngọc Vừng,... được cấu tạo bởi các đá phiến thạch, sa thạch silic có đất feralit màu vàng đỏ.
Tài nguyên rừng[sửa | sửa mã nguồn]
Tổng diện tích rừng và đất rừng là 243.833,2 ha, chiếm 38% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%, còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100.000 ha, đất thành rừng khoảng 230.000 ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng nông nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn.[11]

Tài nguyên biển[sửa | sửa mã nguồn]
Quảng Ninh có thế mạnh và tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển, có chiều dài đường ven biển lớn nhất 250 km với 2.077 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, trong đó trên 1.000 đảo đã có tên; có ngư trường rộng lớn trên 6.100 km², là nơi sinh sống của vô vàn các loài sinh vật biển quý hiếm. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn và cảng thuỷ nội địa, nhất là ở thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thành phố Móng Cái và huyện Hải Hà đáp ứng cho việc giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong vùng.[11]

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]
Quảng Ninh nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền bắc, có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình nên Quảng Ninh chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng yếu của gió mùa Tây Nam so với các tỉnh phía bắc. Vì nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm Quảng Ninh có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú.[13] Các quần đảo ở Cô Tô, Vân Đồn... có đặc trưng của khí hậu đại dương. Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô. Độ ẩm trung bình 82 – 85%[7]. Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa  là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10). Ngoài ra, do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác[14].

Nhiệt độ: Tỉnh có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình trong năm từ 21 – 23oC, có sự chênh lệch giữa các mùa, giữa vùng đồi núi với vùng ven biển. Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 12oC và thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng vĩ tuyến là 5,1oC[13]. Vào tháng 12 và tháng 1, một số nơi như Bình Liêu, Ba Chẽ và vùng miền núi của thành phố Hạ Long thường có sương muối, thậm chí có năm còn có cả mưa tuyết.
Mưa: Lượng mưa nhiều, tập trung chủ yếu vào mùa hạ (chiếm tới 85% lượng mưa cả năm); lượng mưa trung bình hàng năm 1.995mm. Lượng mưa ở các vùng cũng khác nhau. Nơi mưa nhiều nhất là sườn nam và đông nam cánh cung Đông Triều và vùng đồng bằng duyên hải của Móng Cái, Tiên Yên, Hải Hà, lượng mưa trung bình năm lên tới 2.400mm. Vùng ít mưa nhất là sườn bắc của cánh cung Đông Triều, Ba Chẽ, lượng mưa trung bình năm chỉ đạt 1.400mm. Các vùng hải đảo có lượng mưa 1.700-1.800mm.
Gió: Quảng Ninh chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa. Gió mùa hạ thổi từ tháng 5 đến tháng 10, hướng đông nam, gây mưa lớn cho nhiều khu vực của tỉnh. Mùa hạ thường có áp thấp nhiệt đới và bão (tháng 7, 8, 9), những cơn bão từ Tây Thái Bình Dương có xu hướng đổ bộ vào đất liền, trong một năm thường có 5-6 cơn bão gây ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh. Gió mùa mùa đông thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng đông bắc, gây thời tiết lạnh khô.
Sông ngòi, chế độ thuỷ văn và tài nguyên nước[sửa | sửa mã nguồn]
Quảng Ninh có tất cả khoảng 30 sông, suối với chiều dài trên 10 km. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có bốn con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh, các nhánh đa số đều vuông góc với đoạn sông chính. Tuy nhiên, hầu hết các sông suối đều ngắn, nhỏ và độ dốc lớn, khả năng điều tiết nước yếu và chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều. Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim.[15]

Phù hợp với chế độ mùa mưa, chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng có hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung từ tháng 6 đến tháng 8; mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cạn nhất vào tháng 3. Lưu lượng nước các sông ở đây có sự dao động rất lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Vào mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần[16]. Sông Tiên Yên ở Bình Liêu lưu lượng nhỏ nhất là 1,45m3/s, lớn nhất lên tới 1500m3/s. Hầu hết các sông chảy qua khu vực địa hình miền núi có cấu tạo bằng các nham cứng nên lưu lượng phù sa không đáng kể.

Nước ngập mặn xâm nhập vào vùng cửa sông khá xa. Lớp thực vật che phủ chiếm tỷ lệ thấp ở các lưu vực nên thường hay bị xói lở, bào mòn và rửa trôi làm tăng lượng phù sa và đất đá trôi xuống khi có lũ lớn do vậy nhiều nơi sông suối bị bồi lấp rất nhanh, nhất là ở những vùng có các hoạt động khai khoáng như ở các đoạn suối Vàng Danh, sông Mông Dương.[15]

Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3–4 m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường. Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 13 °C.[15]

Lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.777 tỷ m3 phát sinh trên toàn lưu vực. Dòng chảy lên tới 118 l/s/km² ở những nơi có mưa lớn. Vào mùa mưa (tháng 5 - tháng 9), chiếm 75-80% tổng lượng nước trong năm; mùa khô (tháng 10 - tháng 4), chiếm 20-25% tổng lượng nước trong năm.[11]

Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng Cẩm Phả là 6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3/ngày. Lượng nước ngầm tại hồ Yên Lập là 118 triệu m3, hồ Chúc Bài Sơn 11,5 triệu m3 và hồ Quất Đông 10 triệu m3. Quảng Ninh có từ 2.500 đến 3.000 ha mặt nước ao, hồ, đầm có điều kiện nuôi trồng thủy sản.[11]

Khoáng sản[sửa | sửa mã nguồn]
Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn (43,8%), hầu hết thuộc dòng an-tra-xít, tỷ lệ các-bon ổn định 80 – 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 – 40 triệu tấn.[11]
Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh: Trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh như: Mỏ đá vôi ở Hạ Long, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thành phố Móng Cái; các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông Triều và Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.[17]
Các mỏ nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Ngoài ra, còn có nguồn nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 35 °C, có thể dùng chữa bệnh.[17]

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo