Các hành vi vi phạm liên quan đến xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín hoặc thông tin cá nhân luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm và đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan có thẩm quyền trong quá trình quản lý và xử lý. Mặc dù, pháp luật nước ta có các quy định cụ thể để xử lý về vấn đề này nhưng với tình hình phát triển của mạng xã hội như hiện tại thì vấn đề bảo vệ các bí mật của cá nhân vẫn đặt ra nhiều thách thức.
Với sự phổ biến của mạng xã hội như hiện nay, không khó để có thể tìm kiếm trên các trang mạng xã hội về thông tin cá nhân, bí mật riêng tư, bí mật gia đình của một cá nhân, từ đó dẫn đến nhiều đối tượng đã lợi dụng các trang mạng xã hội để đánh cắp các thông tin cá nhân trong đó có nhiều loại thông tin bí mật và phát tán các thông tin đó nhằm nhiều mục đích khác nhau. Hành vi này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được quy định, hướng dẫn tại Điều 159 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;