Với những thành tích đạt được, anh Phùng Anh Dũng là một trong những cá nhân điển hình về tinh thần sáng tạo với ý chí tự lực tự cường, vươn lên làm giàu chính đáng. Góp phần đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương, đồng thời tạo động lực thay đổi bộ mặt nông thôn mới. Qua nhiều năm làm VAC Anh Dũng đã đúc kết được một số kinh nghiệm là. VAC là cụm từ viết tắt của 3 chữ cái đầu của 3 từ “vườn”, “ao” và “chuồng”. Trong đó: “Vườn” là yếu tố phản ánh các hoạt động trồng trọt trong vườn, “Ao” là chỉ các hoạt động nuôi cá trong ao và ‘Chuồng’ chỉ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm... VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó các hoạt động trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm là các hoạt động chính. Các hoạt động này có những mối quan hệ mật thiết và khăng khít, tương tác hỗ trợ thúc đẩy phát triển lẫn nhau , tạo nên một một Hệ thống canh tác tổng thể, bền vững, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp. “Vườn” cung cấp các thức ăn cho con người và trong chăn nuôi (rau, cỏ, thân cây đậu, ngô, rau lang, lá sắn...), ngược lại “Chuồng” cung cấp phân bón được chế biến từ chất thải gia súc, gia cầm cho cây trồng trong vườn; “Ao” cung cấp nước tưới và bùn làm tăng chất lượng đất cho cây trồng trong “Vườn”, ngược lại nhiều cây thực vật từ “Vườn” có thể làm thức ăn cho cá trong “Ao”; Rất nhiều sản phẩm và phụ phẩm từ “Ao” là nuồn thức ăn bổ xung có chất lượng cho chăn nuôi gia cầm (ruột, xương và đầu tôm, cá các loại...) làm thức ăn bổ sung với lượng đạm cao cho gia cầm. Nước từ “Ao” rất cần để rửa sạch và vệ sinh hệ thông chuồng trại chăn nuôi và sau đó có thể xử lý để quay trở lại “Ao” với nguồn dinh dưỡng tốt cho cá... Chất thải gia súc sau khi phân hủy để tạo khí sinh học thay thế chất đốt truyền thống (củi, than đá, rơm rạ...) thì bã thải của nó trở thành nguồn thức ăn có giá trị để nuôi cá, hoặc nuôi giun làm thức ăn cho cá hoặc cho gia cầm... Vì vậy, mô hình VAC có thể được quản lý và phát triển như một mô hình sản xuất tổng hợp tạo thành chuổi thức ăn khép kín, phi chất thải. VAC lúc đầu mới dừng lại ở nhận thức phát triển hẹp trong vườn các hộ gia đình, nhưng nhờ Chính sách giao đất lâu dài cho nông dân và cơ chế đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta đã trở thành động lực giúp cho VAC không chỉ giới hạn trong khuôn viên của mỗi gia đình. VAC được mở rộng khái niệm để phát triển với quy mô hàng chục và hàng trăm ha vườn đồi, trang trại, rừng, đầm, hồ...; Khu vực chăn nuôi cũng phát triển dưới dạng trang trại với trăm nghìn gia súc, vật nuôi được hình thành củả VAC vì thế cũng mở rộng: