Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích hình tượng cây lược trong truyện ''Chiếc lược ngà'' của Nguyễn Quang Sáng

Phân tích hình tượng cây lược trong truyện ''Chiếc lược ngà'' của Nguyễn Quang Sáng

1 trả lời
Hỏi chi tiết
465
1
0
Nguyễn Nguyễn
21/03/2021 20:37:00
+5đ tặng

Nguồn gốc xuất hiện chiếc lược ngà chính là sự chia cách mà chiến tranh gây ra cho bao con người vô tội, bao gia đình hạnh phúc. Cha con ông Sáu hơn 8 năm không được gặp mặt, cả hai đều sống trong nỗi nhớ da diết dành cho nhau (ông Sáu nôn nao ngày trở về, còn bé Thu luôn giữ gìn và khắc sâu chân dung ba trong tấm ảnh, không cho phép ai “mạo nhận” là cha mình). Con không chịu nhận cha vì vết thẹo – tội ác của chiến tranh. Ngày cha con nhận nhau cũng là lúc anh phải trở lại chiến trường. Con dặn dò cha mua một cây lược về cho con. Ông Sáu đã làm “chiếc lược ngà” để đáp lại lời dặn đó.

Dường như nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng muốn kéo dài thêm giây phút chia ly của cha con Thu trong cảm nhận của người đọc bằng cách rẽ mạch truyện sang một hướng khác, để bác Ba nghe bà ngoại Thu kể lại cuộc chuyện trò của hai bà cháu đêm qua. Chi tiết này vừa giải thích cho ta hiểu thái độ bướng bỉnh không nhận ba hôm trước của bé Thu và sự thay đổi trong hành động của em hôm nay.

Như vậy, trong lòng cô bé, tình yêu dành cho ba luôn là một tình cảm thống nhất, mãnh liệt. Dù cách biểu hiện tình yêu ấy thật khác nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nó vẫn xuất phát trừ một cội nguồn trong trái tim đứa trẻ luôn khao khát tình cha. Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý cho ba đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử.

Chiếc lược ngà là hiện thân của tình phụ tử thiêng liêng:Biểu tượng tình cảm của con đối với cha: bé Thu gửi gắm vào chiếc lược niềm tin và sự mong mỏi sự trở về của ông Sáu. Tác giả diễn tả tình cảm của ông Sáu xung quanh chuyện ông làm chiếc lược.  Kiếm được khúc ngà voi, ông hớn hở như đứa trẻ được quà: “từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”.

Rồi ông dồn hết tâm trí và công sức vào việc làm cho con cây lược: “anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc”. Trên sống lưng lược, ông đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét chữ:“Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông gửi vào đó tất cả tình yêu và nỗi nhớ.

Nhớ con “anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”. Ông không muốn con ông đau khi chải lược.Yêu con, ông Sáu yêu đến từng sợi tóc của con -> Chiếc lược trở thành vật thiêng liêng đối với ông Sáu, nó làm dịu đi nỗi ân hận, nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong ngóng của người cha với đứa con xa cách.

Hình ảnh “chiếc lược ngà” là hiện thân của tình cha bất diệt: cảnh trao lược và khoảng lặng vô ngôn của ông Sáu trước lúc hi sinh; bé Thu khi nhận lại chiếc lược đã vô cùng xúc động, trong cuộc đời giao liên luôn mang chiếc lược bên mình. Chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa nối kết các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện cụ thể của tình cảm người cha dành cho con – vừa là biểu tượng tình cha con sâu nặng, thiêng liêng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư