1. Tình hình chính trị
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài mục nát, suy sụp: vua Lê là bù nhìn; chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc; quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân; ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm.
- Hậu quả:
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn.
+ Hạn, lụt mất mùa, đê vỡ xảy ra liên tục.
+ Nhà nước đánh thuế nặng, công thương nghiệp sa sút.
+ Đời sống nhân dân cực khổ thường xuyên xảy ra nạn đói. Nhân dân bỏ làng phiêu tán khắp nơi.
=> Cuộc sống đầy bất công, đau khổ đã thúc đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn
a. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) ở Thanh Hoá và Nghệ An.
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) ở Đồ Sơn, Kinh Bắc.
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739- 1769) ở Điện Biên
=> Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều thất bại.
b. Ý nghĩa
- Làm cho chính quyền phong kiến Trịnh bị lung lay.
- Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.
- Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn thu được nhiều thắng lợi sau này.