LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích hình ảnh Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên

2 trả lời
Hỏi chi tiết
770
1
2
Thiên sơn tuyết liên
22/03/2021 14:05:28
+5đ tặng

Có biết bao lời ca, bài thơ viết về Bác Hồ- người anh hùng, người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bài nào cũng quý, bài nào cũng hay, bài nào viết về Người cũng đều chứa chan tấm lòng kính trọng và cảm phục. Nhưng để lại trong lòng em nhiều ấn tượng nhất thì đó là bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ.

Đêm nay Bác không ngủ được viết vào năm 1951. Tác phẩm ra đời khi Minh Huệ được nghe một người bạn chiến đấu kể lại câu chuyện đêm trên chiến trường Bác không ngủ đầy xúc động. Tác giả đã viết nên bài thơ như thay lời ngợi ca tình thương bao la và tấm lòng cao đẹp của Người.

Giữa hiện thực khắc nghiệt bom đạn, giữa rừng hoang, sương muối với lạnh lẽo, mưa bay, ta thấy một bóng hình thân thương ngày đêm miệt mài vì dân, vì nước. Bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh Bác Hồ thật đẹp, tuy bình dị mà sáng ngời tấm lòng bao la của Người.

Qua từng lời thơ, em càng thấu hiểu hơn về Bác, về trái tim của một vị cha già yêu còn dân đất Việt. Bác vẫn vậy, luôn yêu thương mọi người, luôn dành cho mọi người sự quan tâm ân cần, chu đáo nhất. Nơi rừng sâu bốn bề hoang vắng, đêm tĩnh mịch, những người lính sau chặng đường dài hành quân đã thấm mệt, chìm sâu vào giấc ngủ thì ở nơi đó, có người vẫn đang ngồi bên bếp lửa.

"Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác."

Chợt tỉnh giấc sau giấc ngủ say, anh đội viên trẻ thấy bóng Bác vẫn ngồi lặng yên, trầm ngâm bên bếp lửa. Chính anh đội viên cũng thắc mắc vì sao trời đã khuya mà Người chưa ngủ, nhưng rồi cũng tự mình vỡ lẽ bởi Người đang bận đốt lửa, sưởi ấm cho các anh được ngủ ngon giấc. Còn gì xúc động hơn như thế, giấc ngủ luôn luôn cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là những người lính đã vất vả mồ hôi sau bao chặng chiến trận. Và Bác cũng vậy, Bác cũng cần được chợp mắt để có chút sức lực cho những ngày dài sắp tới, nhưng vì các anh, Bác vẫn lặng lẽ thức để đốt lửa, đắp lại tấm chăn để các anh không bị lạnh. Hơi ấm của ngọn lửa chắng sánh bằng hơi ấm tình thương mà Người mang đến.

Càng xúc động biết bao đọc những dòng thơ thiết tha đến vậy:

"Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng."

Bác ngồi bên bếp lửa mà lòng Bác không yên, lo sợ rằng các anh bộ đội chẳng đủ ấm bởi sương giá, mưa lạnh. Người chậm rãi, từ tốn đi dém chăn cho từng người, từng người. Cử chỉ ấy thật ân cần, những bước chân nhẹ nhàng đến bên chỗ các đồng chí ngủ, lo sợ rằng các anh sẽ giật mình mà tỉnh giấc, Bác cố gắng bước thật khẽ, làm thật êm. Những hành động của Bác chẳng khác gì một người mẹ hiền thức thâu đêm chăm con ốm, lại như một người cha, vì thương con lạnh mà dém từng góc chăn cho con trai mình vậy.

Cảm nhận được tình cảm của Bác, anh đội viên vừa sung sướng, vừa ngỡ ngàng như đang chìm trong giấc mộng đẹp:

" Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng"

Trong căn lều tranh xơ xác, bên ánh lửa hồng đang rực chạy, Bác trở nên đẹp đẽ lạ thường. Từ láy "lồng lộng" càng khắc họa được hình ảnh vĩ đại của Người, lồng lộng bóng hình, lồng lộng cả tình thương. Hơn hết, tình yêu thương vô bờ bến đã khiến trái tim người chiến sĩ được ủ ấm, thắp lên ngọn lửa của sự cảm phục và biết ơn. Ngọn lửa ấm mà lòng Bác còn ấm áp hơn nhiều, trái tim Bác cao sâu, nòng hậu biết bao nhiêu.

Chợt tỉnh giấc lần ba, anh đội viên bỗng giật mình hoảng hốt vì thấy Bác vẫn ngồi đó với vẻ trầm ngâm nghĩ suy. Buông lời hỏi han sao Bác vẫn chưa chợp mắt khi trời đã sắp sáng, anh thấy lòng ấm áp, bồi hồi biết bao khi nghe những sự quan tâm, lắng lo của Người dành cho các chiến sĩ dân công, dù cho đó là những điều nhỏ bé, bình dị:

" Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau...."

Bác không ngủ được vì một nỗi thương người, thương đoàn dân công nơi rừng xa. Bác ngồi đây, bên bếp lửa ấm và nghĩ về đoàn dân công, những con người ấy không có một miếng chăn đắp, một mảnh chiếu mỏng để nằm. Bác càng nóng lòng hơn khi trời cứ vô tình buông xuống những giọt mưa, từng giọt nguội lạnh ấy càng cứa vào da thịt người dân công, họ đang phải chịu đựng cái rét, cái lạnh thấu xương, bởi thế mà càng nghĩ, Người lại càng không khỏi đau lòng, xót xa.

Trái tim Bác thật rộng lớn, lòng Bác thật mênh mông. Hơn ai hết, lúc này anh đội viên là người thấu hiểu được sự nhân ái nơi tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu ấy khi tận mắt chứng kiến từng hành động, cử chỉ và được nghe những nỗi lo toan mà Bác giãi bày. Lòng anh vui sướng, hạnh phúc vô bờ khi được quan tâm, được yêu thương và được chạm đến những tình cảm cao đẹp của Người. Người chiến sĩ đã chọn cách thức cùng Bác, canh giấc ngủ cho những người đồng chí, đồng đội mình, sẻ chia cùng Người những lo toan, nỗi niềm chiến trận. Chính Bác là Người đã khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ về tình quân dân, tình đồng chí, đồng đội nơi những người lính cụ Hồ.

Học xong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ mà lòng em trào dâng cảm xúc biết ơn và tự hào về người con ưu tú: Hồ Chí Minh. Người thật vĩ đại, sự vĩ đại ấy không chỉ là những hy sinh cho cuộc chiến đấu của dân tộc mà còn là sự vĩ đại của một trái tim cao cả. Người dành cả cuộc đời mình vì thương dân, vì yêu nước. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi, phấn đấu rèn luyện cả trí tuệ và nhân cách mỗi ngày

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thi Trang Tran
22/03/2021 14:12:27
+4đ tặng
Trong bài thơ Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ, em rất thích Bác Hồ. Hình tượng Bác trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hi sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm suy nghĩ, đăm chiêu, lặng lẽ.... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác đã thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lưỡng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ "từng người, từng người" trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính lúc nào cũng được Bác chăm sóc, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư