Các kiểu hoán dụ:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
VD : Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công
(Hoàng Trung Thông)
“Bàn tay” : người lao động.
Hay:
Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.
+ Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
CD : Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh
“trái đất”: nhân loại.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:
VD : “Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
(Tố Hữu)
“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.
Hay:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
VD : Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.