LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ và liệt kê các câu nghi vấn trong 3 khổ thơ cuối

 Nêu cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ
Và liệt kê các câu nghi vấn trong 3 khổ thơ cuối
 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
193
2
0
httn
24/03/2021 18:39:42
+5đ tặng
Theo thời gian, theo quy luật biến thiên, xã hội tiến theo hướng văn minh, hiện đại, ông đồ dần trở thành “di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn”:

+ Bắt đầu từ sự đối chiều còn – mất. Tất cả vẫn còn đấy, vẫn không gian ấy, vẫn xuân về tết đến với hoa đào nở, vẫn là ông đồ với mực tàu, giấy đỏ nhưng tất cả đã khác xưa, đã có sự đổi thay:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

+ Câu thơ “Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?”là một câu hỏi buồn, vang lên như một tiếng kêu thảng thốt, xót xa. Thời gian điểm ngược, người thuê viết trước đây bây giờ trở thành kẻ qua đường, ông đồ rơi vào tình cảnh ế hàng, mất khách như người nghệ sĩ đã hết thời, không còn được công chúng hân hoan chào đón...

+ Nỗi buồn tủi của ông lan sang những vật vô tri. Ngòi bút Vũ Đình Liên đã diễn tả sâu sắc, cảm động tâm trạng của ông đồ bằng nghệ thuật nhân hóa. Giấy đỏ không được đụng đến, không được viết lên, nằm phơi ra trở nên bẽ bàng, vô duyên, phai nhạt đi, không “thắm” lên được thành giấy đỏ buồn. Mực trong nghiên lâu không được mài, không được chấm, kết đọng lại như giọt lệ chứa đựng bao sầu tủi nên nghiên trở thành nghiên sầu.

Nỗi buồn tủi của ông đồ đã lan sang cả giấy mực, bút nghiên. Việc thổi buồn sầu vào giấy mực, nhà thơ đã mặc nhiên can thiệp vào số phận của ông đồ, thể hiện niềm xót thương vô hạn trước cái chết từ từ, không gì cứu vãn được của một lớp người, một kiếp người, của một nền văn hóa.

+ Nhưng không dừng lại ở đó, ,cuộc đời ngày một thêm đáng buồn. Cuối cùng rồi cũng đến lúc:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

+ Ở đây có sự đối lập giữa cái không thay đổi và cái đã thay đổi. Ông đồ vẫn xuất hiện, kiên trì, cố gắng bám trụ lấy cuộc sống và vẫn muốn có mặt với cuộc đời nhưng cuộc đời thì đã quên hẳn ông, người ta lạnh lùng gạt ông ra khỏi cuộc sống hiện đại – một sự lãng quên tuyệt đối. Ông đồ trở nên lạc lõng, lẻ loi giữa phố đông, lòng ông trống vắng, sụp đổ; đất trời cũng lạnh lẽo, thê lương. Hai dòng thơ cuối của khổ thơ là một hình ảnh ẩn dụ, ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, tết nhưng không có hoa đào mà lại có lá vàng, mưa bụi; nó phủ lên mặt giấy, lên vai người, cảnh đó thật mờ mịt, lạnh, buồn, vắng, u ám, tàn tạ làm tê tái lòng người. Tất cả dường như tạo nên một chiếc khăn tang phủ lên chiếc quan tài từ từ đưa ông đồ về miền quên lãng, ngay khi ông còn sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
25/03/2021 11:34:03
+4đ tặng

Vũ Đình Liên bước vào “Thơ mới” với tấm lòng cảm thương chân thành, và mang nặng niềm hoài cổ. Ông đồ là một kiệt tác của nhà thơ. Bài thơ khép lại với hình ảnh:

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đôi đỏ. Nhưng nay, cùng thời điểm khi đào nở ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.

Tại sao thi sĩ không nói là hoa đào nở mà lại cảm nhận bằng cảm giác “đào lại nở”. Chính hình ảnh này cũng đã gợi lên trong ta những đổi thay mới. Têt đến, xuân về, hoa đào lại đến kì nở rộ, người người háo hức đi chợ sắm Tết để đón chào năm mới đầy hy vọng và niềm tin. Tất cả đều rộn ràng, háo hức. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Ông đồ đã không cồn nữa, trong mỗi dịp Tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sông thanh bình đẹp đẽ. Giờ chỉ là sự trông trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái “di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn”. Thời gian đã nhân chìm cuộc sông của các ông đồ. Vũ Đình Liên xót xa:

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh “Những người muôn năm cũ” và thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sông, hỏi cả một thời đại và hỏi chính cuộc sông đó, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. “Những người muôn năm cũ” không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cuộc sống đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quẩn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên “mối sầu vạn kỉ”, cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ nho nữa. Chữ nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thải đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ồng đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.

Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ Vũ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, và cái “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo. Lời thơ khép lại với cuộc đời đầy bất hạnh của ông đồ nhưng lại làm sáng lên một tấm lòng — tâm lòng thi sĩ Vũ Đình Liên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Toán học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Toán học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư