Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích hình tượng trong 2 câu ca dao sau: Thân như tấm lụa đào; Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
398
1
5
Snwn
25/03/2021 08:43:32
+5đ tặng
Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh. Đã có nhiều điển hình về sự bất hạnh đó. Một nàng Kiều gian truân, ngậm đắng nuốt cay khóc thầm cho cuộc đời mình. Một Vũ Nương chịu hàm oan phải nuốt nước mắt tìm đến cái chết. Và còn bao nhiêu, bao nhiêu được biết và không biết nữa. Đến nỗi chuyện người phụ nữ bị bạc đãi đã trở thành thông lệ. Còn phụ nữ, họ không có khả năng chống chọi nữa hay là sức phản kháng của họ đã yếu dần, yếu dần cho đến khi lời cáo buộc trở thành một lời than thân buồn tủi:
 
Thân em như tấm lụa đào
 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
 
   Lời than thân đó nghe chứa chan nước mắt và mỏng mảnh như khói tỏa vào không gian, như thân phận người phụ nữ vậy.
 
   Ca dao là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian rất phổ biến, đúc kết trong đó nhiều tình cảm và cũng là lời than thân trách phận. Các tác gia dân gian có lẽ đã thấu suốt được nỗi đau đó, thông cảm với thân phận người phụ nữ nên mở đầu ca dao là một lời xưng hô nhỏ nhẹ, mềm mỏng; Thân em, từ thân gợi nên một cảm giác nhỏ nhoi, yếu đuôi. Người con gái khi tự giới thiệu mình cũng rụt rè, khiêm nhường thốt lên hai tiếng "thân em". Thân phận của người phụ nữ đã được văn học thành văn nhắc đến. Hồ Xuân Hương thì đồng cảm với phận bảy nổi ba chìm của thân em vừa trắng lại vừa tròn. Nguyễn Du thương xót thốt lên: đau đớn thay phận đàn bà và Tú Xương cũng thổn thức khi viết về bà Tú: Lặn lội thân cò khi quãng vắng. Còn ca dao lại nói về đời người con gái qua bình ảnh liên tưởng như dải lụa đào. Biện pháp so sánh ở đây thật nhẹ nhàng và thanh thoát, thấm vào lòng người đọc, người nghe. Dải lụa đào mang dáng vẻ đẹp, nhẹ nhàng như chính tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ, lại là một thứ vật liệu mềm mỏng dùng để may mặc, trang trí thêm cho người hay khung ảnh. Và phải chăng người phụ nữ trong cuộc đời cũ cũng vậy, họ là một món đồ trang sức, là chiếc bóng lặng lẽ, âm thầm trước những bất công. Dải lụa đào là một hình ảnh so sánh thật thanh cao, thật mềm mại nhưng quấn trong đó một nỗi niềm nặng trĩu. Vì thế câu tiếp theo là tất cả tâm trạng đau khổ vắt ra mà thành:
 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
 
   Dải lụa đào lại ở giữa chợ, giữa cảnh xô bồ kẻ bán người mua. Liệu ai có con mắt xanh để biết giá trị của tấm lụa đào. Từ phất phơ không có hướng cố định cũng như hoa trôi man mác biết là về đâu. Bị số phận đưa đẩy đến như vậy mà nữ nhi lại không đủ sức, không thể chủ động định được một hướng đi cho mình để rồi đêm ngày tự hỏi cuộc đòi mình sẽ vào tay ai. Một Gã Giám Sinh buôn sắc bán hương. Một Trương Sinh đa nghi, ích kỉ hay là một Kim Trọng hào hoa phong nhã? Họ hoàn toàn biết về số phận của mình cũng như mảnh lụa mềm nhẹ kia không biết có được một người tri kỉ chọn lựa hay không? Trong suốt cuộc đời mình, người phụ nữ xưa bị đẩy vào trạng thái thụ động, chỉ quanh quẩn 'trong nhà và quanh quẩn vói việc thờ chồng, thờ cha, theo con. Dải lụa bay nhè nhẹ trong gió, phó mặc ngọn gió đưa mình đến một bàn tay thô bạo. Bay vào đôi mắt hữu tình, phong nhã. Câu hỏi buông ra biết vào tay ai thật tinh tế và khéo léo, nó tạo cho người đọc một cảm giác xót xa. Câu hỏi đó có lẽ đã bám suốt cuộc đòi người con gái.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
5
Nguyễn Nguyễn
25/03/2021 08:47:36
+4đ tặng

Chế độ phong kiến hà khắc, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã từng bước dồn ép người phụ nữ vào con đường không lối thoát, họ phải sống trong sự áp đặt, bị vùi dập bị coi thường, nhưng không thể phản kháng bởi họ không có cái quyền đó. Trong khi người ta đề cao vai trò của người đàn ông bao nhiêu thì người phụ nữ lại càng trở nên rẻ rúng bấy nhiêu. Đã có biết bao người phụ nữ phải đau khổ, ngậm đắng nuốt cay, không khỏi than vãn cho cuộc đời mình, xưa có nàng Kiều bạc mệnh, có bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, dù tài sắc vẹn toàn nhưng đời cũng lắm truân chuyên. Để rồi nhiều cay đắng tủi nhục quá, người phụ nữ đã có những câu hát, câu ca dao than thân ví von thật sâu sắc, cũng thật bi ai.

"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."

Từ "em" là chỉ người phụ nữ thời xưa, họ tự ví mình như "tấm lụa đào", ở đây có đến tận hai nghĩa. Thứ nhất là phiếm chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam khi xưa, đã là lụa, lại còn là lụa đào, một màu đỏ hồng phơn phớt tựa như đôi má đào của người con gái còn son trẻ. Vẻ đẹp ấy không chỉ là sự mềm mại, uyển chuyển, kinh diễm mà còn là những nét đẹp từ sâu trong tâm hồn người phụ nữ, là lòng thủy chung son sắt, đức hy sinh cao cả, công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức thời phong kiến ấy phụ nữ nào mà không có đủ. Một nghĩa khác, "tấm lụa đào" ấy tuy đẹp nhưng lại vô cùng mỏng manh, yếu đuối, dễ bị tổn thương, khiến ta dễ liên tưởng đến số phận long đong, nhẹ tựa lông hồng của người phụ nữ. Đó là một thân phận mà tiếng nói không có giá trị, thân phận không có giá trị, bị người ta xem nhẹ, nhiều lúc những tưởng chẳng khác gì một món đồ đẹp mà nhẹ bẫng, bỏ chút tiền đã có được. Thân phận "tấm lụa đào" là như vậy.

Câu "Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" càng nói lên nỗi đau đớn, xót xa cho thân phận của người phụ nữ. Tại sao nhẹ nhàng đẹp đẽ, bay bổng đến thế mà lại chẳng thể quyết định số phận của mình. "Phất phơ giữa chợ", người phụ nữ tự ví mình không khác gì món hàng đem đặt giữa chợ cho người đời chọn lựa, nâng lên đặt xuống, kì kèo mặc cả, chẳng may nếu không "bán" được thì lại chịu số phận bị bỏ đi hay sao. Mấy chữ "biết vào tay ai", càng làm người ta hiểu được cái số lênh đênh của kiếp hồng nhan xưa, sống mà không được lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình. Đến cả người vốn tài sắc và bản lĩnh như nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng chẳng thoát khỏi kiếp đong đưa. Bà bất hạnh có hai đời chồng, rồi cả hai lần đều chịu kiếp làm lẽ, đêm ngày sống trong cay đắng, thiếu thốn tình cảm, phải thốt lên rằng "chém cha cái kiếp chồng chung", thì hẳn bà đã phải căm giận đến mức độ nào. Không chỉ riêng mình Hồ Xuân Hương mà có lẽ cả vạn kiếp phụ nữ thời ấy đều có chung một nỗi đớn đau, hờn tủi như vậy. Khi mà chế độ phong kiến, lệnh cha mẹ là lệnh trời, cha mẹ đặt đâu con phải ngồi đó, không có quyền phản kháng lựa chọn, biết là gặp được người chung tình, biết làm ăn, yêu thương vợ con hay gặp phải kẻ sở khanh, ăn chơi trác táng, làm khổ vợ con. Ôi, kiếp hồng nhan khi ấy chỉ trông vào mỗi sự may mắn của số phận, tựa hạt mưa sa, trời thương thì vào lầu son gác tía, trời không thương thì chịu lạc ra ruộng cày chẳng biết.

Toàn bộ câu ca dao nghe thì phong tình, phong nhã đấy nhưng đọc thật kỹ, để suy tư nghiền ngẫm thì mới thấy được lời than oán thật tinh tế mà người xưa gửi gắm. Thân phận phụ nữ là tấm lụa mượt mà, quý giá nhưng lại chẳng ai chịu hiểu cho vẻ đẹp tiềm ẩn ấy. Đó là lời than, lời oán trách thật nhẹ nhàng, nhưng rất đỗi ngậm ngùi xót xa, đại biểu cho tiếng nói, sự phản kháng yếu ớt và tế nhị của người phụ nữ khi xưa đối với những bất công ngang trái mà họ phải gánh chịu. Làm thân con gái đã thiệt thòi, lại phải chịu nhiều đắng cay, tủi nhục thì sao có thể không xót xa, không hờn giận cho cam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×