Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng đạo lí gửi gắm qua câu ca dao: "Một cây làm chẳng nên non; Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
471
2
7
Snwn
25/03/2021 09:02:32
+5đ tặng
Ông cha ta ngày xưa đã dặn:
 
“Một cây làm chẳng nên non
 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
 
Câu tục ngữ nhằm răn dạy chúng ta phải biết đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, giúp đỡ nhau để làm nên được những việc lớn. Vậy “một cây” là gì? “Ba cây” là gì? Tại sao “một cây làm chẳng nên non” còn “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”?
 
Thông qua câu tục ngữ, ta có thể hiểu “một cây” là một người, một bộ phận nhỏ bé của xã hội. Còn “ba cây” là nhiều người ,là toàn xã hội. “Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Câu này được sử dụng nhằm kêu gọi mọi người hãy đoàn kết cùng chung sức làm việc.
 
 
Câu tục ngữ đã được thể hiện từ ngàn xưa. Minh chứng là nhân dân ta đã cùng nhau đứng lên chống lại giặc phương Bắc xâm lược thời Lý, Trần. Rồi chúng ta lại cùng nhau đánh thắng cả những cường quốc về quân sự như Anh, Nhật, Mĩ. Ta còn thấy câu tục ngữ này vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay. Điển hình như việc Đồng báo miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong lịch sử. Nếu chỉ có một số lượng nhỏ người dân chúng ta đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức ,chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Cũng như việc chúng ta chấp hành pháp luật vậy. Lấy ví dụ như khi nhà nước ban hành luật bắt buộc mọi người phải đội mũ bảo hiểm. Nếu khi ấy chỉ có một bộ phận nhỏ người dân nghiêm chỉnh chấp hành thì tỉ lệ giao thông liệu có giảm? Nhưng khi mọi người đã biết cùng nhau chấp hành bằng việc đội mũ bảo hiểm thì số vụ tai nạn đã giảm đáng kể. Ta cũng có thể thấy được tinh thần đoàn kết thông qua việc giữ gìn văn minh. Cụ thể là việc xả rác nơi công cộng. Nếu chỉ có một người dân có ý thức bỏ rác vào thùng thì đường phố sẽ đầy rác, mất vệ sinh, từ đó có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến con người. Nhưng khi tất cả đều có ý thức thì đường phố sẽ sạch đẹp, văn minh.
 
Ta có thể thấy tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện , không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại những quy định của nhà nước ,cộng đồng như xả rác bừa bãi, không chấp hành pháp luật, không tuân thủ luật lệ giao thông. Họ còn là những người chỉ biết đến bản

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
6
Nguyễn Nguyễn
25/03/2021 09:03:33
+4đ tặng

Đã tự bao đời nay cha ông ta đã biết được để có thể tồn tại cũng như để phát triển được thì con người phải biết đoàn kết với nhau. Khi chúng ta đoàn kết thì sẽ tạo ra được sức mạnh to lớn để có thể vượt qua mọi khó khăn và thử thách. Nên ông cha ta đã có câu tự ngữ nói về điều đó là “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đoàn kết thực sự sẽ tạo ra sức mạnh, giúp con người chúng ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống đã cho thấy rằng khi con người chiến đấu và lao động của dân tộc cần phải có sự đoàn kết mọt lòng thì mới có thể thành công được.Non sông đất nước Việt Nam có được tự do như ngày hôm nay chính là nhờ vào sự đoàn kết của dân tộc ta ngày trước. Đó chính là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, và quả thực cũng đã có mấy chục triệu người chung một lòng, dân ta như cùng chung một chí hướng đánh giặc. Cũng đã phải trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương Bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh… xâm lược nước ta. Ta cả bè lũ bán nước chúng dường như cũng đã muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nố lệ. Chúng luôn luôn ỷ quân đông, thế mạnh mà đã có những mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Quân Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh và hung bạo nhất, chúng đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, và đồng thời cũng như đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lấn đại bại. Lúc này đây thì quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng thời cũng đã đồng tâm giết giặc. Ngay từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hổng năm nào thì đến thiếu niên Trần Quốc Toản. Ngay từ danh tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cho ngay cả đến chàng trai đan sọt làng Phù ủng… Tất cả đều đổng lòng Sát Thát, tất cả dường như cũng đã tạo lên sức mạnh tổng hợp để có thể làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.

Cho đến thế kỷ XX đất nước ta cũng lại phải đấu tranh đánh giặc Pháp và giặc Mỹ. Đất nước đau thương hình chữ S không rộng người không nhiều rồi lại vũ khí thì thô sơ. Nhưng chúng ta vẫn dành được chiến thắng vang dội trước các cường quốc.

Rồi chính trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Khi các cơn lũ ập đến với đồng bào miền Trung để lại những hậu quả to lớn, nhưng nhờ sự đoàn kết, tương thân tương ái đã giúp cho đông bào miền Trung nhanh chóng khắc phục được phần nào đau thương. Chúng ta đoàn kết để có thể tạo lên sức mạnh to lớn.

Ta như thấy được câu ca dao giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết dường như chính là cội nguồn của sức mạnh, nó đồng thời cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tổn và phát triển của con người. Bác Hổ vĩ đại của dân tộc ta cũng đã từng căn dặn chúng ta rằng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Để có thể nối tiếp truyền thống đoàn kết của cha ông, chúng em đã xây dựng tinh thẩn đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Ta như thấy được chính tình đoàn kết đã tăng thêm sức mạnh cho chúng em, và cũng như đã giúp chúng em dạt được những kết quả tốt nhất trong học tập.

 

2
5
Ancolie
25/03/2021 09:03:58
+3đ tặng

 

Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không những thế, ẩn chứa trong mỗi câu ca dao còn là những bài học kinh nghiệm quý giá, sâu sắc mà cha ông ta đã đúc kết để lại cho con cháu đời sau. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Câu ca dao đã đem lại cho chúng ta một thông điệp vô cùng quý giá. Đó chính là tinh thần đoàn kết. Trước hết, ta cần hiểu đoàn kết có nghĩa là gì? Nó là sự chung sức, đồng lòng làm một việc gì đó vì lợi ích chung của cộng đồng, dân tộc.

Thực tế cho chúng ta thấy, từ thời xa xưa cho đến hiện tại, nhân dân ta luôn có một lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết. Trong thời chiến, nhờ có tinh thần đoàn kết mà nhân dân ta đã nhấn chìm được tất cả bè lũ cướp nước và bán nước, giành lại được độc lập cho dân tộc. Tiến tới xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Trong thời bình, tinh thần quý giá ấy vẫn được phát huy một cách cao độ. Tiêu biểu như trong công cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, nhờ có đoàn kết mà dân ta đã đồng lòng, đồng cam cộng khổ. Hợp sức thành những tấm lá chắn, bức tường thành kiên cố để đấu lại con virus corona quái ác kia. Hơn thế nữa, đoàn kết còn thể hiện ở công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Dân ta đã cùng nhau chung tay, hiệp lực để đưa vị thế đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Thật vậy, đoàn kết chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ta sẽ không thể làm được việc gì lớn lao nếu không có sự giúp đỡ của mọi người. Sức của một người không thể đấu lại sức của nhiều người, của một cộng đồng dân tộc. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ỷ lại vào sự giúp sức của người khác. Ta phải tự sức mình, đi bằng chính đôi chân của mình để vượt qua khó khăn, thử thách. Có thể vững tay chèo băng qua mọi hiểm nguy mà thiên nhiên, cuộc sống đem lại.

Là học sinh, em luôn mang trong mình một tinh thần yêu nước nồng nàn, một ý chí đoàn kết. Bên cạnh đó, em còn uyên truyền về giá trị của tinh thần đoàn kết từ đó khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong mỗi con người. Hơn hết, em luôn kiên quyết đấu tranh với những phần tử chia rẽ nội bộ dân tộc. 

Câu ca dao trên chính là một bài học quý giá mà mỗi chúng ta phải luôn khắc sâu trong trí óc của mình. Tuyệt đối đừng quên nó nếu không ta sẽ đánh mất đi điều tốt đẹp nhất và bị mọi người coi thường

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×