Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về nhan đề bộ phim tài liệu đã xem ở cả tiếng anh và tiếng việt: ''Trăng chưa cho lúa chín vàng''

Cảm nhận về nhan đề bộ phim tài liệu đã xem ở cả tiếng anh và tiếng việt
Tiếng việt trăng chưa cho lúa chín vàng (để anh đi gặt cho nàng quẩy cơm).
Tiếng anh: Hitting home

1 trả lời
Hỏi chi tiết
284
1
1
TĐQ
25/03/2021 21:30:58
+5đ tặng

Như nhiều người Việt Nam khác đến Hoa Kỳ vào năm 1975, cuộc sống của gia đình tôi ở đây có một sự bắt đầu rất khiêm tốn.  Tôi chỉ mới 8 tuổi lúc đó.  Một tuần sau khi chúng tôi được định cư tại thành phố Lafayette, California vào cuối tháng 10 năm 75, ba tôi bắt đầu làm việc tại một công ty thu nhặt những bộ phận của xe hơi bị phế thải.  Lương ba tôi lúc đó là $2.50 một giờ.  Chủ công ty là một thành viên của nhà thờ mà gia đình Mỹ bảo lãnh cho chúng tôi thuộc vào.  Lúc đó, ba tôi đã 35 tuổi và công việc này là một bước xuống thật thấp trong đời ông.  Từ một thiếu tá trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, bây giờ ông thành một người phu quét dọn. Nhưng ba tôi không hề phàn nàn về sự thay đổi này. Ông hãnh diện đã có thể kiếm được đồng tiền một cách lương thiện, thành thật và có đuợc cơ hội để tự nuôi gia đình mình.

Với tinh thần làm việc chăm chỉ, ba tôi được thăng cấp lên chức vụ quản lý cho một ban trong công ty vài năm sau đó.  Trong chức vụ này, ba tôi có một người đồng nghiệp tên Lew, một người Mỹ da trắng cũng đã từng là cựu quân nhân chiến đấu ở Việt Nam.  Họ làm việc bên cạnh nhau mỗi ngày và trở thành bạn tốt. Họ gọi nhau là "work brothers" (anh em làm việc). 

Ba tôi nhiều lần chịu đựng những sự cố hận thù chủng tộc trong khi làm việc.  Ông kể cho chúng tôi nghe về nhiều lần những khách hàng đàn ông hung hăng gọi ông bằng những từ thóa mạ như "gook", "chink", hoặc "commy", và mắng chửi ông bằng những từ hạ cấp khác.  "Cút về nước mày đi, thằng Tàu", họ la lối lên.  Những lần khác thì có người lại la "Cút ra khỏi nước tao, đồ cộng sản!  Trở về nơi của mày." 

Nhiều lần có khách hàng khạc nhổ vào ông.

Tôi cảm thấy muốn bảo vệ ba tôi và rất đau lòng khi biết ông phải chịu đựng những sự sỉ nhục và thù hằn như vậy.  Nhưng ông cố trấn an tôi rằng "Không ai có thể làm ba đau được với những lời hay hành động vô học và thù ghét của họ.  Hành vi cư xử của họ nói nhiều về bản chất con nguời của họ hơn là về ba. Ba biết mình là ai, là một con chiên Công Giáo tốt, luôn hết lòng cho gia đình mình, là một người chiến sĩ đã đổ máu và chiến đấu cho nước mình cho đến phút cuối cùng.  Không có gì mà bất cứ ai nói hay làm có thể thay đổi được điều này."

Ông Lew đến nhà chúng tôi ăn tối nhiều lần và kể cho chúng tôi nghe những sự cố kỳ thị chủng tộc khác ba tôi gặp phải mà chính ông chứng kiến.  Lew và ba tôi nói đùa với nhau và nhiều khi còn cười về sự quái đản vô lý của những sự thù hằn chủng tộc mà ba tôi đã trải qua.  Tôi rất biết ơn khi nghe Lew bày tỏ sự phẫn nộ của ông đối với những thủ phạm như vậy, và khi ông chia sẽ những cách lách qua những sự đụng độ này để bảo vệ ba tôi. Tôi cảm thấy ấm lòng và cảm động khi nghĩ đến hai người cựu chiến binh can đảm này, khi xưa đã sống sót qua khỏi những hiểm nguy trên chiến trường, và bây giờ còn phải tiếp tục đánh những trận chiến kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ với nhau.  Họ có một tình bạn sâu đậm, dựa vào sự quan tâm, khâm phục, và kính trọng lẫn nhau.

Khi ba tôi kể lại những câu chuyện như vậy, ông dùng nó để dạy tôi và các em tôi về sự quan trọng của việc đối xử với mọi người bằng lòng tốt và sự kính trọng, bất kể về màu da, tôn giáo, công việc, hay địa vị của họ trong xã hội. Ông nhấn mạnh với chúng tôi về tầm quan trọng của sự siêng năng, cần mẫn, và làm việc lương thiện, thành thật để nuôi nấng gia đình mình.  

****

Khi bắt đầu nhập học năm 1975, Kim Uyên, em gái tôi, và tôi là hai đứa trẻ da màu (không phải là người Mỹ da trắng) duy nhất trong trường. Điều này khiến chúng tôi nổi bật ra và trở thành mục tiêu của những đứa trẻ khác soi mói và trêu chọc.  Mặc dù việc các bạn học này tò mò về những người mà họ cho là khác lạ là điều tự nhiên, sự chú ý không ngừng khiến chúng tôi cảm thấy bị thiệt thòi và không được đón nhận với thiện cảm. Bọn con nít đến Betty (Kim Uyên) và tôi để chạm vào người và bóp tóc, mặt, cánh tay, và chân. Những đứa khác thì nhạo báng và cười nhạo cách chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, hoặc khi chúng tôi cố gắng nói tiếng Anh. Trong khi tôi cũng bị thu hút bởi những đứa trẻ này, đặc biệt là những đứa trẻ có đôi mắt màu xanh lam, hoặc xanh lá cây, hoặc tóc đỏ, tóc vàng, tôi không dám nghĩ đến việc chạm vào người hay mặt chúng

Thử thách khó khăn nhất khi tôi lên học lớp ba là cô giáo của tôi, bà D. Bà ta là một phụ nữ trung niên cao lớn, mập mạp, không thân thiện, và toát ra sự nghiêm khắc, lạnh lùng, không hề vui vẻ, và độc đoán. Bà D hiếm khi mỉm cười và thường la hét. Bà cũng sử dụng hình phạt đánh đập để kiểm soát và đe dọa học sinh của mình. Nếu học sinh nào có hành vi sai trái trong lớp, bà sẽ hét tên họ, bảo chúng đi trước lớp và bảo cúi xuống. Sau đó, bà sẽ tiến hành đánh đòn chúng trước toàn bộ lớp học, sử dụng một cái mái chèo gỗ dày. Dĩ nhiên, những hành động trừng phạt như vậy và mối đe dọa của chúng đã khiến tất cả bọn học sinh chúng tôi phải ngoan ngoãn. Và vì tôi vẫn đang cố gắng học và nói tiếng Anh, sự thiếu kiên nhẫn và nghiêm khắc của bà D đã khiến tôi lúc nào cũng sợ hãi.

Cơn ác mộng lớn nhất của tôi đã trở thành sự thật trong tuần thứ hai của tôi trong lớp, trong giờ ra chơi. Nó bắt đầu từ sự tranh dành một quả bóng. Một con bé đến gần tôi và giựt quả bóng ra khỏi tay tôi trong khi tôi đang chơi với nó. Vì thế, tôi quay qua nó và và lấy lại. Con bé này lập tức chạy đến méc với cô giáo về tôi, và tôi không thể nói đủ nhanh để giải thích phần của mình về câu chuyện. Bà giáo D thô bạo kéo tôi bằng cánh tay vào lớp học trống rỗng của chúng tôi, bảo tôi cúi xuống, và đét tôi ít nhất năm cú đánh thật mạnh. Trong cơn đau dữ dội, mông tôi có cảm giác như đang bốc cháy và đầu tôi quay cuồng vì chóng mặt. Tôi cảm thấy nhục nhã và tức giận vì bị trừng phạt bất công trong khi không thể tự vệ. Tôi tự thề sẽ cố gắng học tiếng Anh chăm chỉ hơn để không bao giờ bị đặt vào vị trí bất lợi như vậy nữa.

***

Vài tuần sau, tôi lại gặp một bất ngờ lớn trong một trong những lễ nguyện bắt buộc hàng tuần. Tại các buổi lễ này, chúng tôi thường được trông đợi là phải cư xử ngoan ngoãn, hát, cầu nguyện, đọc các câu Kinh Thánh và lắng nghe bài giảng của mục sư. Giữa buổi lễ ngày hôm đó, bà giáo D kéo tôi ra khỏi chỗ ngồi và lên sân khấu. Sau đó bà ấy, mục sư và ba giáo viên khác đặt tôi vào giữa một vòng tròn họ hình thành xung quanh tôi. Họ tiến hành đặt tay lên tôi và cầu nguyện một lúc thật lâu mà tôi cảm thấy như là vĩnh viển. Tôi bắt đầu toát mồ hôi khi cảm giác muốn xỉu và kinh hãi siết chặt lấy tôi. Tôi không hiểu điều gì đang xảy ra, nhưng tôi nhớ đã nghe thấy cụm từ "Chấp nhận Chúa Jesus Christ là Chúa và Cứu Chúa của bạn." Sau một thời gian không biết bao lâu, tôi được đưa ra khỏi sân khấu và trở về chỗ ngồi của mình trong hàng ghế.

Nhưng cái hoạn nạn này đã không kết thúc ở đó. Sau buổi lễ, tôi bị bà giáo D đưa đến một căn phòng trống cạnh nhà nguyện. Tôi im lặng đợi ở đó trong khi bà ấy và một giáo viên khác trò chuyện với nhau một cách hào hứng, nói thêm những từ mà tôi không hiểu. Tôi càng sợ hãi hơn từng phút, tự hỏi tại sao tôi lại bị giữ trong phòng này và họ sẽ làm gì tôi sau đó. Khi các học sinh khác ngồi xuống vào các lớp học của chúng, hai giáo viên này kéo tôi đi diễn hành quanh trường, đưa tôi vào từng lớp học. Khi chúng tôi vào mỗi lớp, một trong hai người nói thông báo một cách vui mừng và với giọng lên.  Tôi nghe loáng thoáng được cụm từ "Đã chấp nhận Jesus Christ là Chúa và Cứu Chúa" trong những lời họ nói. Mỗi lời nói của họ được theo sau bởi tiếng vỗ tay và cổ vũ của mọi người trong lớp. Trong khi bị kéo diễn quanh trường, tôi cảm thấy như có một nút thắt trong bụng, một cục u ở cổ họng, và cơ thể tôi bị hóa đá vì sợ hãi. Đồng thời, tôi sợ đến nỗi không dám bày tỏ bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào, vì sợ rằng tôi có thể bị bà D. trừng phạt nhiều hơn nữa.

****

Hơn 40 năm sau, tôi và các em tôi đều đã trở thành những chuyên gia thành công nhờ sự học hành, làm việc chăm chỉ và kiên trì. Sau khi vượt qua nhiều nghịch cảnh, chướng ngại, và chấn thương trên đường đi của mình, tôi trở thành một nhà tiến sĩ tâm lý học thực hành (clinical psychologist) và là giáo sư giảng dạy tại Đại học California, Davis. Chồng tôi, Ladson Hinton, cũng là giáo sư tại trường đại học này. Tôi đã hy vọng rằng sự phân biệt chủng tộc mà gia đình tôi và tôi đã trải qua nhiều năm trước sẽ là quá khứ. Tôi đã sai.

   Vào ngày 9 tháng 11 năm 2016, tôi đã bị choáng váng bởi chiến thắng Tổng thống của Donald Trump. Nó làm tôi tự hỏi liệu nước Mỹ đã lạc đường đi.

Những ngày sau cuộc bầu cử, tôi thấy mình cảm thấy sợ hãi và lo âu mỗi khi bật nghe tin tức. Tôi đã rất kinh hoàng và tức giận vì sự khinh miệt của Trump đối với người di trú và người tị nạn, cách ông ta đặt họ chung vào với những kẻ khủng bố và tội phạm. Bầu không khí thù địch, hăm dọa và vô nhân đạo mà ông và chính quyền của ông đang tạo ra để chống lại người di trú cảm thấy không phải chỉ vô nhân đạo, bất công và phân biệt chủng tộc mà còn giống như một cái tát cá nhân vào mặt những người này. Tôi đặc biệt hoảng hốt và phẫn nộ vì cách đối xử vô nhân đạo của Trump đối với những đứa trẻ di cư, tách biệt chúng khỏi cha mẹ và nhốt chúng vào lồng. Vô số trẻ em kể cả Felipe Gomez Alonzo và Jakelin Caal Maquin, lần lượt 8 và 7 tuổi, đã chết trong sự chăm sóc của chính phủ Mỹ. Những đứa trẻ này trút hơi thở cuối cùng trên trái đất này mà không có một người nào trong gia đình ở bên cạnh.

Tôi lo lắng cho những đứa trẻ di cư này và tự nhiên cảm thấy "đồng bệnh tương liên" với chúng. Tôi nhớ lại cuộc trốn thoát của chính mình và nỗi đau buồn và kinh hoàng tôi cảm thấy khi bị tách khỏi gia đình, trong khi chúng tôi trốn khỏi Việt Nam năm 1975. Tôi rùng mình khi nghĩ đến những gì các trẻ em này phải trải qua khi chúng bị xé ra khỏi tay cha mẹ, và không biết liệu họ có được đoàn tụ hay không. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chấn thương như vậy có cả tác động ngắn hạn và dài hạn về não bộ, phát triển tâm lý, sinh lý và xã hội của trẻ em. Khi tôi suy nghĩ về hoàn cảnh của những đứa trẻ này, một câu nói của Tiến sĩ Martin Luther King Jr. cứ vang vọng mãi trong tâm trí tôi "Sau cùng, chúng ta sẽ không nhớ đến lời nói của kẻ thù, mà nhớ đến sự im lặng của bạn hữu mình."

  

  

   Sau khi về nhà và nói hello nhanh chóng với chồng và con gái tôi, Ladson, Carina và Mika, tôi đã đi đến gym tập thể dục. Theo thói quen, tôi tập thể dục năm lần một tuần để tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Sau khi tập xong, tôi luôn đến ngâm trong bồn tắm nước nóng ngoài trời, xem như là một phần thưởng của mình. Tôi sử dụng thời gian yên tĩnh này để thiền và để giảm sự nhức mỏi và cơn đau kinh niên của tôi, tàn dư từ bệnh polio (sốt tê liệt) lúc nhỏ.

   Sau năm phút ngâm mình thư giãn, tôi nghe thấy một tiếng nước văng bắn lên. Một người đàn ông da trắng khoảng 50 tuổi bước vào bồn nước nóng. Tôi sẽ gọi ông ta là John. Chúng tôi đã nhìn nhau và cười xã giao. Sau đó, tôi nhắm mắt lại và tiếp tục thiền. Một phút sau, ông ta lên tiếng hỏi  "Bà có phải đang thiền không? Bà giống như là đang thiền vậy."

   Tôi gật đầu và không nói gì. Sau đó, John tiếp tục nói với tôi rằng hắn ta đã nghe một thành viên câu lạc bộ khác bảo rằng tôi đã sống ở Boston một thời gian. Rồi hắn ta bắt đầu nói về "tên khủng bố đánh bom ở Boston" và "tại sao gia đình của tên ấy đáng lẽ không bao giờ nên được đưa vào đất nước này", và "tất cả những người tị nạn đều là kẻ gian trá và nên bị tống về nước". John cũng ngang nhiên khoe rằng hắn là một chuyên gia về công nghệ thông tin và có thể tìm được chi tiết hay thông tin về mọi việc và mọi người. Mặc dù tôi đã nhìn thấy John ở câu lạc bộ nhiều lần, tôi chưa bao giờ trao đổi nhiều hơn một vài lời xã giao với hắn ta, và tôi cũng chưa bao giờ nói với hắn bất cứ điều gì về bản thân mình.

   Tôi mở mắt ra và nói dứt khoát rằng "Tôi không nghĩ rằng tất cả những người tị nạn phải bị trả về nước. Đừng nói chuyện với tôi nữa, tôi đang thiền." Rồi tôi lại nhắm mắt lại.

   John làm lơ lời yêu cầu của tôi và tiếp tục lên giọng với tôi rằng hắn "ghét tất cả người da đen và người Mễ", "tất cả bọn chúng đều là tội phạm", và "chúng là thủ phạm của đa số các tội ác và tại sao nhà tù đầy dẫy bọn chúng."

    Tôi không thèm trả lời. Cùng lúc đó, một người đàn ông khác bước vào bồn nước nóng. Tôi cảm thấy bớt căng thẳng và hy vọng rằng John sẽ chuyển sự chú ý của mình sang người mới vào. Nhưng không, John lại lên giọng cao hơn và nói "Hey, Hey, mày có nghe không? Mày có nghe thấy những gì tao vừa nói không?"

  

   Sĩ quan Tim, người khoảng mới hơn ba mươi, có một nét mặt lạnh lùng và nói với tôi với một giọng nói thiếu tình cảm, đơn điệu phẳng lặng "Đây không phải là tội phạm luật. Hắn ta chưa làm điều gì bất hợp pháp. Ông ta có thể thi hành quyển First Amendment (tự do ngôn luận) và có thể nói bất cứ điều gì ông ta muốn nói. Để việc này thực sự trở thành một tội ác, anh ta phải gây ra tổn thương cơ thể hoặc đe dọa nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng của bà. Ngoài ra, số điện thoại của bà được công bố.  Vì thế ông ấy có thể gửi text cho bà nhiều như ông ấy muốn. Nếu bà không muốn điều đó xảy ra, bà phải thực hiện các bước để xóa số điện thoại của mình."

"Vậy là tôi không có thể làm gì để tự bảo vệ bản thân mình à?"

"Không, không có gì cả."

Tôi sững sờ và im lặng nhìn viên sĩ quan vô tình này.

Tôi nói "Tôi thật bối rối không hiểu tại sao một sĩ quan khác từ đồn cảnh sát này chỉ bảo tôi đến nộp báo cáo cảnh sát ngay lập tức nếu những gì ông nói là đúng."

Sĩ quan Tim thở dài và trả lời "Thôi được, nếu bà muốn bà có thể điền vào một báo cáo sự cố thù hận."

"Có", tôi đã trả lời ngay lập tức, "Tôi nhất định muốn làm điều đó."

Ông ta yêu cầu tôi đưa cho ông bản in của tôi về sự việc tối hôm qua. Rồi ông ta đứng dậy đột ngột và đưa tôi ra ngoài.

"Tôi có thể nhận được một copy của báo cáo sau khi hoàn thành không?"

Tim trả lời nhạt nhẽo "Tôi không biết thủ tục làm thế nào để bà có thể xin được copy của bản báo cáo." 

"Tôi có thể nói chuyện với ai khác biết thủ tục này không?"

"Bà hãy gặp người khác ở phía trước", Tim trả lời rồi nhanh chân bước ra khỏi phòng.

* * *

Rời đồn cảnh sát, tôi cảm thấy choáng váng, thất vọng và tức giận. Tôi thật bực dọc với cách viên cảnh sát Tim đối xử với tôi. Nó làm tôi hiểu rõ hơn lý do tại sao một số nạn nhân có thể chọn không báo cáo các tội ác họ gặp phải với cảnh sát, và cảm thông hơn với sự tái tổn thương của họ bởi vì sự đối xử tiêu cực mà họ nhận được từ cơ quan thi hành pháp luật.

   Một người bạn xin phép tôi để hỏi ý kiến của một city council member (thành viên hội đồng thành phố) đáng tin cậy, mà cũng là bạn của cô ấy, để hỏi xem những gì đã xảy ra với sĩ quan Tim có phù hợp hay không. Người city council này đã nhanh chóng gửi email cho tôi và kết nối tôi với ông cảnh sát trưởng. Ông cảnh sát trưởng đã liên lạc với tôi và mời tôi nói chuyện trực tiếp với ông về sự việc xảy ra. Tôi cảm ơn ông đã mau chóng đáp ứng và sắp xếp thời gian để gặp ông ta vào tuần sau.

   Vào ngày hôm đó, thư ký của ông cảnh sát trưởng dẫn tôi vào văn phòng của ông.  Tôi cảm ơn ông đã tiếp tôi. Tôi chia sẻ chi tiết về cái "hate incident" (sự cố thù hận) tôi gặp phải hỏi ý kiến ông tôi có thể làm gì được. Ông cảnh sát trưởng là người có vẻ tốt bụng và đưa ra những gợi ý hữu ích. Ông bảo tôi rằng nếu John text cho tôi, tôi nên text lại cho hắn ngay lập tức "Đừng text tôi lần nữa. Ông đang quấy rầy tôi". Sau đó tôi nên báo cáo sự việc cho cảnh sát ngay, và họ sẽ xử lý tình huống này. Ông cảnh sát trưởng cũng nói rõ sự khác biệt giữa báo cáo "hate crime" (tội phạm thù hận) so với nộp báo cáo "hate incident" (sự cố thù ghét). Điều xảy ra với tôi là một "hate incident: (sự cố thù ghét) và tôi đã làm đúng khi báo cho cảnh sát và nộp báo cáo. Ông cũng chia sẻ rằng đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng tội phạm thù hận và sự cố thù ghét xảy ra trong thành phố này kể từ cuộc bầu cử năm 2016.

   Tôi đặt vấn đề với ông cảnh sát trưởng về những gì đã xảy ra với sĩ quan Tim. Tôi bảo rằng buổi gặp mặt với Tim làm cảm thấy ông cảnh sát này vô cảm, và có thái độ xua đuổi và đổ lỗi cho nạn nhân. Tôi lo rằng những hành vi như vậy có thể làm tổn thương các nạn nhân đã cố gắng báo cáo tội ác và ngăn cản các nạn nhân khác cũng làm như vậy. Tôi cảm ơn ông cảnh sát trưởng đã giải thích sự khác biệt giữa tội phạm thù hận và sự cố thù ghét và hỏi lý do tại sao sĩ quan Tim đã không cho tôi biết rằng tôi có thể nộp báo cáo cho đến khi kết thúc và tại sao ông ta dường như muốn ngăn cản tôi làm như vậy. Ông cảnh sát trưởng xin lỗi tôi vì những gì đã xảy ra và đảm bảo với tôi rằng ông sẽ chỉ bảo Tim để thực hiện những thay đổi cần thiết.

   Tôi cũng đề nghị ông nên có thêm những buổi huấn luyện cho các cảnh sát viên của ông về sự nhạy cảm với công chúng bởi vì những gì đã xảy ra với tôi và một số cuộc xô xát gần đây giữa cảnh sát và những người trong cộng đồng chúng tôi. Ông cảnh sát trưởng nói rằng các sĩ quan của ông được huấn luyện nhạy cảm một cách thường xuyên, nhưng có lẽ đã đến lúc họ cần một khóa bồi dưỡng.

* * *

Sự thù ghét xảy ra ở phòng tập thể dục đã làm tôi mở mắt và rùng mình. Tôi chưa bao giờ bị ai nói như vậy và tôi cũng chưa bao giờ có những lời thậm tệ như vậy nhắm vào mình. Sự kiện này khiến tôi băn khoăn không biết có phải những phát biểu của Trump về sự phẫn nộ của người da trắng và việc ông chỉ trích và so sánh những người nhập cư như tội phạm hay ác quỷ đã thúc đẩy những người như John nhắm và công kích người di trú hay không.

John và những người như ông ta chưa bao giờ chịu tìm hiểu sự thật về thống kê tội phạm của nước Mỹ. Xét về số lượng tội phạm đã gây ra, người da trắng thực sự phạm tội ở Hoa Kỳ nhiều hơn bất kỳ nhóm dân tộc nào khác.  Điều này hợp lý vì họ là đa số. Sự biểu lộ quá mức của người da đen và gốc châu Mỹ La tinh trong các nhà tù có thể được quy vào cho sự kỳ thị chủng tộc vốn có trong các hệ thống hành pháp và tư pháp của chúng ta, có xu hướng bắt giữ, kết án và tống giam các nhóm người này với tỷ lệ cao hơn và cho họ bản án dài hơn, cho cùng những tội ác phạm phải bởi người da trắng. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu trong hai mươi năm qua đã cho thấy sự gia tăng 130% trong các tội phạm ma túy do người da trắng gây ra, so với việc giảm 50% trong các tội ác như vậy của người da đen. Đồng thời, đối với các tội phạm ma túy tương tự, người da trắng được nhận các dịch vụ cai nghiện trong khi người da đen dễ bị tống vào tù hơn. Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy những người nhập cư luôn có tỷ số phạm tội ít hơn so với người Mỹ bản xứ.

   Những thống kê thuyết phục này nên khiến tất cả chúng ta suy nghĩ lại và buộc chúng ta phải trực diện đối đầu với những người kêu xéo người di trú và người da màu là tội phạm. Chúng ta cũng cần phải bênh vực và đòi hỏi guồng máy hành pháp đối xử bình đẳng hơn đối với tất cả những người phạm tội theo luật, bất kể chủng tộc. Với tỷ lệ tù đày đáng kinh ngạc ở nước ta so với các nước đang phát triển khác, việc nên làm là đầu tư nhiều tiền hơn vào các chương trình cải tạo những người phạm tội bất bạo động lần đầu thay vì đưa họ vào tù. Những người bị giam giữ có thể được hưởng lợi từ nhiều chương trình chú trọng vào xây dựng kỹ năng làm việc cho họ, ảnh hưởng đến quy định, và đào tạo nghề nghiệp để giúp họ chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài nhà tù. Một thí dụ điển hình là các nhà tù cung cấp các chương trình giảm căng thẳng và thiền định dựa cho tù nhân đã thấy chúng rất có hiệu quả và hữu ích.

  

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư