Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu sự giống và khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo?

Nêu sự giống và khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo ?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
676
1
1
Tran Huu Hai Hai
27/03/2021 19:13:40
+5đ tặng
Tôn giáo được hình thành, tồn tại trên cơ sở lý luận chặt chẽ  có tính hệ thống cao. Nghi lễ trong tôn giáo được thực hiện mang tính bắt buộc đối với tín đồ, được duy trì thường xuyên, cùng với những quy định khác. Còn tín ngưỡng được hình thành  tồn tại dựa trên cơ sở lý luận chưa chặt chẽ, thiếu tính hệ thống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Phạm Arsenal
27/03/2021 19:15:14
+4đ tặng
Giống nhau
- Những người có tôn giáo, tín ngưỡng hay mê tín dị đoan đều tin vào những điều mang tính chất thần bí (Những Chúa Trời, Đức Phật hay cụ kỵ, tổ tiên đều không hiện hình ra bằng xương bằng thịt và con người cũng không được nghe bằng chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó nhưng vẫn tin).
- Đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với cộng đồng.
2. Khác nhau
- Tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng và mê tín dị đoan không có.
- Trong một thời điểm cụ thể, một người chỉ có thể có một tôn giáo, nhưng với tín ngưỡng và mê tín dị đoan thì một người có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau, có thể đi xem bói ở nhiều nơi khác nhau.
2
0
Nguyễn Nguyễn
28/03/2021 07:39:21
+3đ tặng
Sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo

Có nhiều quan điểm khác nhau về tín ngưỡng và tôn giáo. Giữa tôn giáo và tín ngưỡng tuy có điểm giống nhau nhưng vẫn có những sự khác biệt, đó là:

– Tôn giáo được hình thành, tồn tại trên cơ sở lý luận chặt chẽ và có tính hệ thống cao. Nghi lễ trong tôn giáo được thực hiện mang tính bắt buộc đối với tín đồ, được duy trì thường xuyên, cùng với những quy định khác. Còn tín ngưỡng được hình thành và tồn tại dựa trên cơ sở lý luận chưa chặt chẽ, thiếu tính hệ thống. Cho nên tín ngưỡng phần lớn mang tính dân gian, gần gũi với đời thường và phần nghi lễ được thể hiện đơn giản, không bắt buộc đối với người theo.

– Ở tôn giáo, niềm tin được đặc biệt đề cao, có thể đó là đức tin, nó đòi hỏi có cách lý giải mang tính lôgic, hệ thống và được xây dựng trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức, tình cảm… Còn tín ngưỡng, niềm tin không trở thành đức tin mà niềm tin ấy mang tính huyễn hoặc, mờ ảo, không rõ ràng mà dựa vào sự cảm nhận của chủ thể tín ngưỡng. Nói cách khác, xét về mặt nào đó thì tín ngưỡng có nội hàm hẹp hơn tôn giáo, bởi vì tôn giáo nào cũng có tín ngưỡng, niềm tin, đức tin tôn giáo nhưng không phải mọi hình thức tín ngưỡng đều là tôn giáo.

– Tôn giáo thường có một số yếu tố như: Đấng sáng tạo, kinh sách, giáo chủ, hệ thống giáo lý, tổ chức giáo hội rất điển hình, có quy mô lớn và theo một hệ thống chặt chẽ. Vì vậy, tôn giáo là một thực thể xã hội, nó có tác động lớn tới đời sống xã hội, còn tín ngưỡng thì thiếu các yếu tố này hoặc chỉ là sự thể hiện mờ nhạt, mang tính sơ khai.

Điểm tương đồng giữa tín ngưỡng và tôn giáo

– Tôn giáo và tín ngưỡng đều là sự thể hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ của chủ thể con người vào một thực thể siêu nhiên nào đó như Thượng đế, Thần, Phật, Thánh… và đều bắt nguồn từ những nguyên nhân xã hội, nhận thức và tâm lý trong quá trình hình thành và tồn tại. Chủ thể của niềm tin trong tín ngưỡng và tôn giáo là một người, một nhóm người và có thể là một giai cấp trong xã hội.

– Bản chất của niềm tin trong tín ngưỡng và tôn giáo là khẳng định sự tồn tại và sự cứu giúp của thần thánh đối với con người. Cho nên, điều cốt lõi của tín ngưỡng và tôn giáo là niềm tin vào cái siêu thực, đấng thiêng liêng.

– Cả tín ngưỡng và tôn giáo là sự phản ánh hư ảo của ý thức xã hội về tồn tại xã hội, chịu sự quy định của các tồn tại xã hội, đều có chức năng bù đắp hư ảo, xoa dịu nỗi đau hiện thực của con người, hướng con người tới sự giải thoát về mặt tinh thần.

Tóm lại, khi đề cập đến sự tương đồng và khác nhau giữa tín ngưỡng với tôn giáo cũng cần làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín, mê tín với mê tín dị đoan

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư