Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : " Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được ? mà thằng chánh bệu thì đích là người làng không sai rồi . Không có cửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyên ấy làm gì . Chao ôi ! Cực nhục chưa , cả làng Việt gian ! Rồi đây biết làm ăn , buôn bán ra sao? Ai người ta chứa . Ai người ta buyoon bán mấy . Suốt cả cái nước Việt gian này người ta ghê tởm , người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước ... Lại còn bao nhiêu người làng , tan tác mỗi người một phương nữa , không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa ?...
a, Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ?
b, nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm ?
c, Xác định thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và cho biết thành phần đó dùng để làm gì ?
d, Trình bày ngắn gọn của em về tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích
Câu 2 : Viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bàn về vai trò của việc tự học

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.050
2
0
+5đ tặng
2

Người xưa từng nói: “Dựa vào người khác chi bằng dựa vào chính mình”. Tất cả những người thành công đều có phần tự lập trong học vấn của mình. Khả năng tự học quyết định sự sự thành bại của đời người. Bởi thế, tinh thần tự học là một trong những năng lực cần phải có ở mỗi con người.

Tự học là tự mình tiếp thu cái mới, tự mình bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích của bản thân. Khả năng tự học hỏi là năng lực chỉ có ở loài người. Trước khi biết tổ chức học tập con người đã biết tự học. Con người đã tự biết tìm tòi tri thức và sáng tạo một cách tự giác. Năng lực ấy mãi còn duy trì cho đến ngày nay. Trải qua thời gian, nó không ngừng được củng cố và nâng cao.

Người có tinh thần tự học là người biết tự giác học tập. Họ biết hoạch định một kế hoạch học tập cho chính mình. Và thực hiện kế hoạch ấy một cách nghiêm khắc. Họ biết xác định mục tiêu và tạo động lực học tập cho bản thân. Tri thức đối với họ luôn là một nguồn cảm hứng lớn, đầy sức lôi cuốn.

Ngoài việc tiếp nhận tri thức trong trường học, người có năng lực tự học còn biết học hỏi từ nhiều nguồn khác. Họ biết đánh giá, chọn lọc và tiếp nhận tri thức cần thiết. Không bao giờ họ quá tham lam ôm đồm nhiều thứ. Bởi họ biết rằng, tri thức là vô tận còn năng lực con người thì hữu hạn.

Vừa tiếp nhận tri thức, họ vừa rèn luyện và hoàn thiện các năng lực. Từ đó, tiến tới hoàn thiện bản thân theo những yêu cầu cuộc sống cần có. Mục đích của quá trình này là vươn đến sự sáng tạo hữu ích.

Những người thành công trong cuộc sống luôn là những tấm gương tiêu biểu của tinh thần tự học. Bởi tri thức trong trường học chỉ là tri thức căn bản làm nền tảng. Muốn vượt lên để sáng tạo và thành công họ phải biết tự học.

Có biết bao thiên tài không bằng cấp đáng để chúng ta học tập, tự hào và ngưỡng mộ. Michael Faraday từ người phụ tá phòng thí nghiệm trở thành nhà khoa học vĩ đại. Steven Paul Jobs – tỉ phú, nhà sáng chế vĩ đại người Mỹ, đã từng đi học ké ở các lớp học lập trình. Soichiro Honda từ một thợ sửa xe trở thành nhà chế tạo nổi tiếng. Bill Gates – một huyền thoại của thời đại từng bỏ học để tự mở công ty riêng mình…

Và còn biết bao tấm gương sáng ngời khác nữa về ý chí tự học vươn lên đủ sức khơi bừng cảm hứng cho muôn thế hệ. Trước khi trở thành người nổi tiếng, họ đã đã vượt qua biết bao khó khăn, thất bại để vươn đến sáng tạo và thành công trong cuộc sống.

Ở nước ta cũng có nhiều tấm gương tự học sáng ngời. Mạc Đĩnh Chi đã tự học mà thi đỗ Trạng nguyên. Hồ Chí Minh góp nhặt tri thức trên đường đời bôn ba mà trở nên am hiểu sâu sắc nhiều nền văn hóa các dân tộc trên thế giới. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã tự học viết chữ bằng chân và trở thành người thầy mẫu mực…

Bởi tri thức là vô tận và nó không ngừng tăng tiến theo thời gian. Sự tiếp nhận của con người luôn có giới hạn. Không gian sống và cơ hội tiếp cận tri thức cũng có giới hạn. Bởi thế, phải biết tự học để tự bồi dưỡng cho mình sự hiểu biết về thế giới bao la.

Chương trình học tập trong nhà trường chỉ là một bản tóm tắt ngắn gọn và hết sức ít ỏi của tri thức. Nó chỉ có vai trò định hướng tiếp cận tri thức chứ chưa thực sự là tri thức. Muốn nắm vững kho tri thức nhân loại bắt buộc ta phải biết tự học tập thêm những gì chưa biết hoặc chưa được rèn luyện.

Học tập là một quá trình diễn ra liên tục và dài lâu. Bởi không phải học một lần là đã xong. Như Dacuynh đã từng nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Tinh thần ấy thật đáng để chúng ta tôn quý tinh thần tự giác học tập của con người.

Tự học khẳng định năng lực tự lập của con người. Người sớm biết tự lập thường thành công hơn hẳn người khác. Tự mình quyết định tiếp nhận tri thức nào, lựa chọn con đường nào trong cuộc sống mỗi các nhân phải nỗ lực tìm đến lĩnh vực tri thức đó. Không nên là một nhà thông thái bởi năng lực con người có hạn. Hãy là một người lựa chọn thông minh, chỉ nhận lấy những gì mình cần để thành công.

Tự mình kiện toàn tri thức và năng lực vươn đến sáng tạo là trách nhiệm của mỗi con người. Thế nhưng, tri thức luôn có sức thu hút kì diệu của nó. Tự học thể hiện niềm say mê, trân trọng đối với tri thức nhân loại. Đồng thời đó cũng là thái độ tri ân của chúng ta đối với những thế hệ đi trước đã dày công bồi đắp nền ti thức.

Trước hết là phải biết tự giác trong học tập. Tự học bài, làm bài, tự nghiên cứu mà không cần ai chỉ bảo hoặc nhắc nhở. Tự giác hoàn thành kế hoạch, mục tiêu học tập một cách tốt nhất. Có khát vọng học tập, khát khao chiếm lĩnh tri thức để sáng tạo và thành công. Không có khát vọng chiếm lĩnh tri thức sẽ không thể tự học. Chính khát vọng cỗ vũ con người hăng say học tập, tìm kiếm tri thức mới.

Biết định hướng mục tiêu học tập theo những chủ đề tri thức nhất định. Phải xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Không nên học tràn lan. Bởi tri thức là vô tận. Học sinh cần phải có định hướng cụ thể. Phải biết mình cần tri thức nào và tìm kiếm nó ở đâu.

Biết kỉ luật để thực hiện kế hoạch học tập nghiêm khắc. Biết vượt qua khó khăn, khắc phục trở ngại để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học. Từ đó rút kinh nghiệm và tự đánh giá hiệu quả tiến trình của mình. Tự học chính là động lực của sự sáng tạo và tiến bộ.

Những kẻ lười học thường xem việc học là khổ sở, là bắt buộc. Thế nên họ chán học, lười hoc, thù ghét tri thức. Những người như thế thường bất mãn với cuộc sống và không thể thành công. Nhiều học sinh tự hài lòng với bản thân mà thiếu nghị lực phấn đấu. Nhiều học sinh khác chỉ lo học tủ, học vẹt, học đối phó. Họ xem thường vai trò và sức mạnh của tri thức nên học tập qua loa, sơ xài… Những người như thế thật đáng chê trách.

Muốn tiến bộ và thành công cần phải biết tự học. Là học sinh phải biết tự học, tự hoàn thiện bản thân trở để thành người hữu ích trong xã hội, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước. Tự học là một trong những năng lực cần có ở mỗi con người. Từ xưa đến nay, tự học chính là động lực phát triển xã hội loài người. Hãy biết tự học để luôn thành công trong đời sống này. Không có tinh thần tự học để vươn đến hiểu biết và thành công trong cuộc sống là sống một cuộc đời uổng phí.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Mai Nguyễn
27/03/2021 20:57:39
+4đ tặng

Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được ?(1) Mà thằng chánh bệu thì đích là người làng không sai rồi . (2) Không có lửa làm sao có khói ?(3) Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì.(4) chao ôi! (5) cực nhục chưa ,cả làng việt gian .(6)rồi đây biết làm ăn ,buôn bán ra sao?(7) ai người ta chứa (8)ai người ta buôn bán mấy(9) suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thủ ăn cái giống việt gian bán nước ... (10) lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa ,không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?(11)
c)

- Câu nghi vấn dùng để hỏi là:

(1) - Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được?

(11) - Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?

- Câu nghi vấn không dùng với mục đích để hỏi là:

(3) - Không có lửa làm sao có khói?

(7) - Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao?

c)

- Tác dụng: Thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt, dằn vặt, đau khổ không nguôi của ông Hai Thu khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
Làng (Kim Lân)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư