Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài văn nghị luận về thắng không kiêu,bại không nản


Viết 1 bài văn nghị luận về thắng không kiêu,bại không nản

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.763
2
2
Donka
28/03/2021 19:06:17
+5đ tặng

Ai trong cuộc đời này trưởng thành mà không trải qua những thắng, bại? Ai có thể trưởng thành mà không trải qua những vấp ngã trong cuộc đời? Sau mỗi lần vấp ngã, thất bại, con người ta rút ra bài học cho bản thân mình từ đó sẽ không còn gặp phải trường hợp tương tự sẽ có thể tự tin mà giành chiến thắng. Thế nên Tố Hữu mới từng nói: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại -  Ai nên khôn mà không dại đôi lần”. Vấn đề là phải làm sao để đứng lên được từ những khôn, dại, đúng, sai trong cuộc sống ấy.

Câu thơ của Tố Hữu thực sự là một lời đúc kết mang tính chiêm nghiệm từ thực tế đời sống. Thắng - bại, hạnh phúc - bất hạnh, khó khăn - may mắn... đều là những cung bậc, những nốt thăng và nốt trầm mà nếu không gặp phải thì sẽ không phải là cuộc sống mà cũng sẽ làm cho cuộc sống trở nên vô nghĩa. Tuy chúng là những khía cạnh đối lập nhau, nhưng lại luôn đi liền với nhau và tôn thêm ý nghĩa của nhau. Nói “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại” là vì cuộc sống không hề giản đơn. Mọi con đường đi không phải lúc nào cũng được trải hoa hồng. Sẽ có những chông gai, sẽ có những gập ghềnh. Sẽ có những lúc con người tràn ngập trong cảm giác chiến thắng nhưng cũng sẽ có lúc họ phải nếm trải những giọt nước mắt đắng cay của thất bại.

Đó là quy luật cuộc sống. Cũng giống như việc người ta có thể rút ra những kinh nghiệm cho bản thân từ những sự từng trải, từ những thất bại, từ những sai lầm trong cuộc đời, để rồi từ đó sẽ không mắc phải những sai lầm tương tự. "Ai nên khôn mà không dại đôi lần". Nhờ có cái “dại” ta mới biết được mình “dại” và rút kinh nghiệm trong lần sau tức không mắc phải cái “dại” ấy nữa, tức đã “nên khôn” theo cách nói của Tố Hữu.

Câu thơ không chỉ là một chân lí về quy luật của đời sống mà còn cho ta thấy được sự vất vả để đánh đổi lấy hạnh phúc. Mọi hạnh phúc không phải tự dưng đến, cái gì dễ đến thì cũng dễ ra đi. Tất cả đều là sự cho đi và nhận lại, giống như việc ta trao đi tình thương để nhận lại thương yêu, ta cống hiến để sau đó mới nghĩ đến chuyện hưởng thụ. Mọi thứ không tự dưng mà có, thắng bại cũng vậy. Chính trong thất bại chúng ta tìm ra được bài học cho mình, tìm ra nguyên nhân thất bại để khắc phục, làm nên chiến thắng cuối cùng. Còn cái khôn, dại, có thể coi như những kinh nghiệm trong cuộc sống. Từ những vấp ngã, từ những dại dột, con người ta sẽ trưởng thành hơn lên, sẽ nhận thức được một cách chính xác hơn về cuộc sống để có cách ứng xử với nó phù hợp, tức vượt qua cái “dại” mình đã từng vấp phải để lớn khôn hơn lên.

Không ai có thể khẳng định rằng trong đời mình sẽ không bao giờ vấp ngã, sẽ không bao giờ phải nếm trải thất bại. Thử thách càng nhiều, cuộc sống càng sôi động và phức tạp thì khả năng vấp phải những vấn đề ấy càng lớn, vấn đề là ở chỗ cần nhận thức được đúng đắn mức độ của chúng cũng như biết đứng lên từ những thất bại, sai lầm. Từ trong thất bại, con người ta cần phải tìm hiểu ra căn nguyên, biết được thất bại là do đâu. Từ đó mới đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để khắc phục căn nguyên ấy. Khi những nguyên nhân được đánh giá đúng thì có thể tìm ra giải pháp cho chúng và quan trọng hơn là người ta sẽ không bao giờ dẫm lên vết chân của những thất bại trước đó. Điều này cũng giống như việc trải qua những lẽ “dại”, “khôn” trong cuộc sống vậy. Trước những sai lầm đã mắc phải, người ta sẽ không chỉ biết tránh mà còn biết tìm cách khắc phục. Mỗi lần vấp ngã là một lần ta tìm ra những bài học cho bản thân, về cuộc đời. Nhờ thế khả năng hiểu biết cũng như khả năng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của con người sẽ được cải thiện, làm cho ta ngày càng trở nên tự tin hơn.

Xác định được những điều này như một quy luật của cuộc sống khó tránh khỏi, nhưng điều đó không có nghĩa là con người tự cho phép mình được sai lầm, được vấp ngã trong cuộc đời. Đó là những bài học được đúc kết nhưng cũng là câu nói mang tính chất động viên tinh thần, dễ khi bắt gặp phải những hoàn cảnh tương tự con người không vì thất vọng, vì lo lắng mà buông xuôi tất cả. Hãy cố gắng để tránh mắc sai lầm và thất bại một cách tối đa. Nhưng nếu như có gặp phải những trường hợp như vậy thì hãy biết cách tự mình đứng dậy. Đầu tiên là đủ nghị lực để tự mình đứng dậy, sau đó mới là việc phải làm như thế nào để khắc phục, và rút ra được điều gì cho bản thân. Câu thơ không khuyến khích con người ta tự hài lòng, buông xuôi trước thực tại mà kêu gọi phấn đấu, tiến lên không ngừng. Điều này cần thiết và có ý nghĩa với tất cả mọi người.

Xã hội ngày càng hiện đại, mối quan hệ con người ngày càng được mở rộng, họ được tiếp cận với những lĩnh vực mới lạ, được thử thách và có nhiều cơ hội khẳng định mình. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc người ta sẽ phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ gặp khó khăn, thậm chí là thất bại. Những lúc như vậy, nếu như không rèn luyện cho mình nghị lực sống, cũng như sự sáng suốt, con người sẽ không thể tỉnh táo bước tiếp. “Thất bại là mẹ thành công”. Và chỉ có trong thất bại con người mới nhận ra được chính mình. Thất bại dạy cho ta cách để thành công, cũng như sai lầm dạy cho ta cách để sáng suốt, và thường chúng là cái tồn tại như một phần tất yếu trên con đường đi đến thành công vậy. Là những người mới đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, giới trẻ cần được ý thức điều này một cách sâu sắc.

Với tuổi đời trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm sống, những người trẻ tuổi thường hay vấp phải những sai lầm, thất bại. Điều quan trọng là hãy đừng để những điều ấy quật ngã được mình, hãy đứng lên và dũng cảm đối mặt với chúng. Làm lại từ đầu, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thực sự trưởng thành. Từ những thất bại, sai lầm, hãy rút ra bài học cho bản thân mình để không còn bao giờ gặp phải trường hợp tương tự. Còn nếu có, cũng đã có đủ kinh nghiệm và sức mạnh để giành chiến thắng. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta được phép dựa vào cái điều được coi là quy luật cuộc sống ấy mà coi thường thành bại. Tất nhiên là sai lầm và thất bại là những điều rất khó tránh trong cuộc sống nhưng hãy cố gắng để có thể hạn chế được nó một cách nhiều nhất. Nếu có thể tránh được sai lầm và thất bại, chẳng có lí do gì ta để cho mình vướng phải chúng cả.

Nhận thức được về lẽ thành bại trong cuộc sống, chúng ta càng có ý thức hơn trong việc rèn luyện để mình có thể trở thành người chủ động trong mọi trường hợp. Hãy cố gắng để mình luôn là người giành chiến thắng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Thảo Lê Thị
28/03/2021 19:06:18
+4đ tặng

Trong cuộc sống không thắng lợi nào mà không gặp những khó khăn, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua chông gai. Cái chính là mỗi chúng ta có kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm vượt qua nó được hay không ? Trong bài thơ Dậy mà đi của Tố Hữu có câu:

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần

Trước hết chúng ta cần hiểu được chiến thắng, chiến bại, khôn và dại trong hai câu thơ trên. Cũng giống như một cuộc chạy đua người có thể lực khỏe, kĩ thuật chạy tốt thì sẽ đến đích sớm hơn còn người về sau là người thua cuộc hay người về trước tiên gọi là người chiến thắng, còn lại là người chiến bại. Suy cho cùng, chiến thắng là đạt đến mốc quy định một cách nhanh nhất, tốt nhất, đạt chỉ tiêu đặt ra và hài lòng với kết quả đó. Còn chiến bại là người đến đích sau cùng, bị trượt và kết quả đó không như mong muốn. Khái niệm “khôn” và “dại” nghĩa là không ai sinh ra mà có thể hiểu hết, có thể biết, có thể có kiến thức được mà phải qua một quá trình rèn luyện, tiếp thu mới có được. “Khôn” ở đây là sự thông minh, lanh lợi mà cái trái của nó là “dại” – hành động, suy nghĩ ngốc nghếch, lệch lạc. Với cách sử dụng hai cặp từ trái nghĩa trong hai câu thơ đã làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ muốn gửi đến người đọc, người nghe đồng thời ông cũng làm toát lên một chân lí sáng ngời, đó là “trên con đường thành công luôn có thất bại” hay tục ngữ cũng có câu: “Thất bại là mẹ thành công”. Trước tiên chúng ta cần hiểu được câu thơ thứ nhất:

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Chiến thắng ở đây trước hết là phải chiến thắng chính bản thân mình, chiến thắng cái “con” giữ lấy phần “người” trong “con người”. Việc ấy không mấy dễ dàng nhưng cũng không phải là không làm được. Mỗi chúng ta nên rèn luyện tính kiên trì, cần cù, chịu khó có vậy mới dành chiến thắng trong cuộc chạy đua với sự phát triển của xã hội. Trên con đường đời cũng vậy, học tập rồi tìm việc làm và bắt đầu cuộc sống tự lập rất khó, nhất là con đường lập nghiệp. Không phải kiến thức học ở nhà trường luôn được áp dụng ngoài thực tế, nó phải qua sự suy nghĩ, tư duy mới thực hiện được. Nếu con đường lập nghiệp ấy trơn tru, bằng phẳng ắt sẽ không có kết quả như mong muốn, phải có thất bại đôi lần ta mới tìm được cái hay, cái phương pháp tối ưu để có hiệu quả cao trong công việc. Hơn hết là sẽ rèn luyện được đức tính chịu khó, kiên trì, biết cách đối mặt với khó khăn, thử thách và vượt lên chính bản thân mình. Thất bại không là cái xấu, cái không tốt mà nó là một vật cản, một chướng ngại vật trên con đường thành công, chỉ cần biết cách vượt qua được nó là sẽ đến đích. Nhiều người khi gặp khó khăn lại chùn bước, có suy nghĩ tiêu cực về bản thân, tự ti và bỏ cuộc… Không phải đường đi khó mà lòng người sợ khó, sợ vượt suối lội đèo… Việc đó là không nên. Cũng như trong những năm tháng đấu tranh gian khổ chống ngoại xâm, đã có rất nhiều anh hùng đã hi sinh, đã từng thất bại dưới tay bọn ngoại xâm, song càng khổ càng thôi thúc tinh thần chiến đấu của họ để rồi kết thúc thắng lợi, kéo cao lá cờ đỏ sao vàng.

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần

Cũng giống như câu thơ trên, ở đây “khôn” và “dại” là hai từ đối lập nhau muốn khôn thì đôi lúc phải dại, có dại mới nên khôn. Cũng giống như em bé muốn biết đi thì phải tập đi, đi từng bước sẽ phải có nhiều lần ngã đau ấy vậy mới biết chập chững được. Là con người phải tiếp thu, học hỏi lẫn nhau. Không ai là hoàn hảo, là tốt khi không từng vấp ngã, thất bại, dại khờ một lần và từ đó họ biết cách đứng dậy, sửa sai để có được cái tốt, cái khôn ngoan. Trên con đường đến sự thành công luôn có thất bại, vậy ta chọn thất bại trước để đến thành công hay thành công đến đỉnh điểm rồi thất bại, sụp đổ. Là học sinh đôi khi gặp những bài toán khó, nhiều lúc muốn buông bút vì không làm được nhưng nếu có tinh thần tự giác, ham học hỏi chúng ta sẽ làm được, tìm được đáp án đúng có thể bằng nhiều phương pháp giải khác nhau. Tìm được những ẩn số kia bằng chính mình, bằng cái cách biết vượt lên khó khăn bạn sẽ cảm thấy vui hơn. Nhưng cũng có lúc giải sai vì bài khó, lúc không tìm ra đáp án đúng, cũng đừng nên nản lòng “học thầy không tày học bạn”, thầy cô và bạn bè là quyển sách giải tối ưu cho mỗi chúng ta.

 

Tố Hữu đã dùng hai câu thơ, hai câu hỏi phủ định nhưng không cần trả lời người đọc, người nghe cũng đã hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó. Như một quy luật cho sự thành công, chiến thắng luôn có thất bại, những lần vấp ngã. Song đừng vì thế mà nản lòng, hãy tìm cách đứng dậy và bước tiếp đến phía trước, con đường thành công kia.

Qua hai câu thơ ngắn gọn trong bài Dậy mà đi của nhà thơ Tố Hữu đã gửi đến một thông điệp đối với chúng ta, những ai đang trượt ngã hãy đứng dậy và bước tiếp, những ai đang thành công thì hãy cố gắng phấn đấu để thành công hơn nữa

3
1
Ni Lin
18/04/2021 21:02:19
+3đ tặng
Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo