Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn về tình đoàn kết dựa vào bài “ Rùa và Thỏ”

Viết bài văn về tình đoàn kết dựa vào bài “ Rùa và Thỏ”
        Mk đang cần gấp! Cảm ơn trước ạ

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
311
2
1
Nhung
28/03/2021 18:57:21
+5đ tặng

Trong cuộc sống của chúng ta, tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt mà chúng ta cần phải trang bị cho mình. Nó giúp cho chúng ta vượt qua bao phong ba bão táp của cuộc đời. Đôi khi trong công việc để thành công chúng ta không thể dựa vào sức mạnh của cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết. Vậy đoàn kết có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta ?

Đầu tiên, cần hiểu được khái niệm đoàn kết. Đó có nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện. Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc thì sẽ dễ dẫn đến thành công? Trước hết, tinh thần đoàn kết thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Đó chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công trong mọi công việc. Ví như khi ta đang cần giải quyết một bài toán, nhưng ta không thể giải quyết được nó vì nó quá khó cho nên nếu họp nhóm lại thì mỗi người thêm một suy nghĩ thì chắc chắn đáp án sẽ được giải quyết nhanh gọn thôi. Đó là thể hiện của sự đoàn kết trong học tập. Trong lịch sử xa xưa, nếu nhân dân ta không trên dưới một lòng, không đoàn kết, nắm tay lại với nhau thì không thể nào đánh đuổi được giặc ngoại xâm hung tàn, ác bá. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ ông bà ta cũng có những câu thể hiện nội dung của sự đoàn kết như “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, “Chung lưng đấu cật”, “Nhiều tay vỗ nên kêu”, “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Góp gió thành bão”,…

Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó những con người đoàn kết lại để làm việc xấu, gây phương hại đến những người khác. Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ trong lớp khiến cho tình cảm bạn bè bị sứt mẻ. Có học sinh chỉ vì lợi ích của cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp. Những trường hợp như vậy thật đáng bị phê phán.

Tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt và quý báu mà ta cần gìn giữ và phát huy, nhân rộng đến mọi người xung quanh. Bản thân em cũng sẽ luôn gắn kết, hoà hợp với mọi người xung quanh tạo nên tính đoàn kết theo đúng nghĩa vốn có của nó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Khanh Linh Nguyen
28/03/2021 18:59:43
+4đ tặng
Bạn ơi bài "Rùa và Thỏ" không có bài học về tình đoàn kết, chỉ có những bài học sau:

Một trong những vấn đề đang được cả xã hội quan tâm hiện nay đó chính là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi an toàn vệ sinh thực phẩm cũng chính là cách để bạn bảo vệ chính sức khỏe cũng như hạnh phúc của mình và người thân. Thế nhưng dường như nó vẫn chưa được quan tâm thiết thực nhất là tại các địa phương.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một khái niệm chỉ về việc thực phẩm không có chứa chất bảo quản, không chứa chất độc hại gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Rộng ra nó còn là việc đảm bảo đúng quy trình trong chế biến thực phẩm. Nói chung lại thì an toàn thực phẩm chính là việc thực phẩm không có chứa chất độc hại cho tính mạng, sức khỏe con người. Không chứa tác nhân lí hóa học, tạp chất vượt quá giới hạn cho phép, không sử dụng những loại động vật đã chết hoặc có bệnh để gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

Thực trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối và diễn ra ở khắp nơi từ những thành phố lớn cho tới những địa phương nhỏ. Những nhà hàng sang trọng hay cả những quán vỉa hè…. Sẽ chẳng có vệ sinh ở đâu khi mà bên cạnh một quán phở là một đống rác lớn bốc mùi hôi thối, chẳng có sạch đâu khi mà cạnh hàng thịt là những bãi phế thải, kênh mương đầy nước thải sinh hoạt đục ngàu…. Vệ sinh ở đâu khi mà cô bán phở nhặt ngay miếng thịt ở dưới đất để vào bát khách hàng như không có gì xảy ra? Điều kì lạ là ở chỗ mặc dù biết là mất vệ sinh đấy nhưng những “thượng đế” vẫn thản nhiên ăn như chẳng có chuyện gì xảy ra bởi “ở đây rẻ mà”. Chỉ vì tiết kiệm được chút ít tiền lẻ mà họ đã mang cả sức khỏe thạm chí tính mạng của mình ra đánh cược.

Một điều vô cùng nguy hiểm ở địa phương em đó chính là việc dùng rau có thuốc trừ sâu. Những người nông dân trồng những luống rau xanh mang ra chợ bán, người tiêu dùng thì tỏ ra vô cùng vui mừng vì mua được rau sạch, rau vườn nhưng có ai ngờ đó là những luống rau vừa được phun thuốc trừ sâu hai hôm? Chỉ vì lợi ích kinh tế mà họ không màng đến sức khỏe của người tiêu dùng.  Rồi có hiện tượng ngộ độc thực phẩm chỉ vì ăn phải mớ cải xanh phun thuốc, rồi đồ quá hạn sử dụng. Nhất là vào dịp Tết nguyên đán, mứt tết bánh kẹo trờ thành một thứ đồ không thể thiếu trong các gia đình. Thế nhưng kì lạ sau tết đến cả tháng trời mà người dân vẫn còn giữ mứt hộp để ăn. Điều kì lạ ở đây đó chính là những hộp mứt Tết thông thường chỉ có hạn sử dụng trong vòng 30 đến 45 ngày mà thôi. Chỉ vì tiếc của mà họ nhắm mắt ăn những miếng mứt đã mốc, đã quá hạn mà chẳng mảy may lo lắng cho sức khỏe bản thân.

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn thực phẩm tại các địa phương bắt nguồn từ hai nguyên nhân chủ quan và khách quan. KHách quan đó là do công tác kiểm duyệt chất lượng, nguồn gốc của thực phẩm vẫn còn lỏng lẻo. Chưa có sự quan tâm thiết thực. Các quy định ban hành xử phạt vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất ít. Ví dụ: Xử phạt một vụ vi phạm an toàn thực phẩm chỉ vài triệu đồng đi cùng với tịch thu hiện vật. Quả thực số mất đi đó chẳng thấm tháp gì so với giá trị khổng lồ mà nó mang lại cho con người.

 Song phần nhiều nó xuất phát từ chính ý thức của con người. Với người bán thì họ mang lợi ích kinh tế lên đầu. Hàng không rõ nguồn gốc hay kém chất lượng thường nhập rẻ bán đắt vì thế họ mặc sức buôn bán như chẳng có gì xảy ra. Còn phía người mua thì với tâm lí ham rẻ, đôi khi biết là kém ngon kém sạch nhưng rẻ họ lại tặc lưỡi cho qua. Ngoài ra thì còn do nhận thức chưa đúng đắn của con người về hậu quả vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Có thể bây giờ những chất độc đó chưa phát tác nên vô hại nhưng về sau nó sẽ ủ bệnh và trở thành những căn bệnh nguy hiểm chết người.

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ gây hậu quả nặng nề đối với con người mà nó còn là gánh nặng với xã hội. Đối với con người để lâu dài nó sẽ là nguyên nhân gây nên những căn bệnh nguy hiểm chết người như ung thư. Và tất nhiên, xã hội cũng sẽ vô cùng đau đầu với bài toán về y tế, về thuốc  cũng như thay đổi để cân bằng lại quan hệ xã hội.

Hiểu biết về tính nguy hại của vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm chính là cách để chúng ta bảo vệ cuộc sống của chính mình cũng như toàn xã hội. Chính vì vậy những học sinh chúng ta hãy nâng cao ý thức cá nhân của mình bằng việc lên án mạnh mẽ những việc làm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, tuyên truyền những tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn với người thân của mình. Hãy giữ gìn để khiến xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của toàn xã hội với mọi tổ chức cá nhân. Chính vì thế chúng ta hay tích cực đẩy lùi nó để khiến cho xã hội ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.
BÀI VĂN MẪU
Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ

Người xưa có câu: 

Sông sâu tĩnh lặng

Lúa chín cúi đầu

Câu nói trên ý muốn nói, vẻ đẹp của con người nằm ở sự khiêm tốn, nhún nhường luôn nỗ lực vươn lên. Tự tin vào bản thân là một điều tốt, nhưng thái quá lại hóa thành tự phụ chủ quan. Câu chuyện Rùa và Thỏ là một trong những câu chuyện dạy ta biết thế nào là tự tin vừa đủ cũng như dạy ta cách chiến thắng những người có lợi thế tự nhiên.

  • Giải Thích Câu Tục Ngữ “Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim”
  • Ý nghĩa giáo dục và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa
  • Bài Học Từ Truyện Ngụ Ngôn Dê Đen và Dê Trắng Qua Cầu

 

Tóm lược truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ

Ngảy xửa ngày xưa, có chú thỏ và rùa đã tranh cãi với nhau xem ai nhanh hơn. Sau một hồi cãi nhau thì chúng đã quyết định chạy đua để giải quyết những tranh luận trên, nếu ai về đích trước thì người đó sẽ là người chiến thắng và được công nhận là người chạy nhanh nhất. Chúng đã bàn bạc và đồng ý với lộ trình sẽ chạy qua. Cuối cùng cuộc thi chạy giữa thỏ và rùa cũng bắt đầu.

 

Bắt đầu cuộc đua thỏ xuất phát thật nhanh chạy thục mạng như tên bắn về phía đích, sau khi chạy một khoảng khá xa thỏ nghĩ rằng mình đã bỏ xa rùa, thỏ nghĩ thầm trong đầu: “Còn lâu rùa mới đuổi kịp ta, cậu ta rất chậm chạp, thôi thì mình cứ tranh thủ nghỉ ngơi cái đã.” Thỏ cứ thế mà tung tăng dạo quanh hái hoa bắt bướm trong tâm thế rất vui vẻ không hề lo lắng gì, thỏ ta thản nhiên nhìn trời, nhìn đất ngắm mây, thỉnh thoảng nhấm nháp vài ngọn cỏ non, khoan khái nhịp chân. Đến khi mệt rồi thì thỏ vào ngồi bệch xuống một gốc cây gần đó để nghỉ mệt.

 

Trong khi đó rùa vẫn chăm chỉ cố gắng bước từng bước nặng nhọc hì hục dần dần tiếng về đích phía trước. Thỏ nằm khoan thai ở gốc cây rồi ngủ quên. Rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc. Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh dậy. Thỏ ta còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu dùng hết sức chạy thật nhanh trở lại nhưng đã quá muộn.

 

Ý nghĩa giáo dục rút ra câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ
Bài học về sự chủ quan có thể dẫn tới thất bại

Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng (Walter Scott)

Thật vậy, trong cuộc sống, ta từng chứng kiến rất nhiều người được trao cho khả năng đặc biệt, tài năng hơn người song lại nhanh chóng bước vào con đường sai lầm vì u mê trong chiến thắng, coi thường người khác. Thỏ trong câu chuyện là một ví dụ. Thỏ tượng trưng cho sự nhanh nhẹn tháo vát, cho tài năng thiên bẩm không cần luyện tập cũng có thể hơn hẳn rất nhiều người. Song nó cũng tượng trưng cho tính tự phụ của con người. Vì quá tự tin coi thường đối thủ mà dẫn tới thua cuộc một cách đau đớn.

Tự tin là một đức tính tốt của con người, song nếu tự tin thái quá sẽ thành chủ quan, khinh địch. Những người tài giỏi nhưng lười biếng, khoe khoang, “dục tốc bất đạt” thì dễ dàng bị ngủ quên trong vọng tưởng của bản thân, kéo bản thân đi lùi về phía sau, thua cả những kẻ yếu thế hơn mình rất nhiều.

Câu chuyện để lại cho chúng ta lời khuyên, nhanh nhưng chủ quan thì chắc chắn sẽ thua cuộc. Cần phải có sự tỉnh táo và không ngừng vươn lên, cũng như cần có một tâm hồn khiêm nhường luôn biết phấn đấu, không nên tự cao tự đại cũng như khoe khoang.

Bài học về đức tính kiên trì, “chậm mà chắc”

Rùa trong câu chuyện tượng trưng cho tính ổn định của mỗi người. Rùa không có những lợi thế tự nhiên, không có tài năng đặc biệt nhưng Rùa hơn những con vật khác ở đức tính kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc và luôn tin vào bản thân mình. Rùa biết rất rõ mình chạy chậm hơn thỏ nên đã nỗ lực hơn thỏ rất nhiều, cuối cùng đã chiến thắng cuộc đua. Điều này chứng tỏ một điều, chậm nhưng ổn định sẽ dành chiến thắng.
 

Cuộc sống này không bao giờ là công bằng, luôn luôn có những người được tự nhiên ưu ái, và vì vậy sẽ có một bộ phận khác thuộc bên yếu thế. Song “Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ”. Mọi vĩ nhân đều bắt đầu từ những bước đi chậm chạp như Rùa, song họ biết tin vào bản thân, biết nỗ lực không biết bỏ cuộc nên cuối cùng chắc chắn họ sẽ dành được thành quả xứng đáng.

Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ca ngợi những con người có ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó. Và tất nhiên lên án những người lười biếng, khoe khoang, tự cao, kiêu ngạo, xem bản thân là giỏi nhất và xem thường người khác. Truyện còn nhắc nhở chúng ta rằng nhiều người có tài năng thiên bẩm nhưng lại bị hủy hoại vởi chính sự lười nhác, kiêu ngạo, khoe khoang, mặt khác, điềm tĩnh, nhiệt huyết và bền chí có thể chiến thắng lười biếng. Các thành ngữ “chậm mà chắc” hay “tính kiên trì chiến thắng” là để động viên, khích lệ tinh thần những người làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

Bài học về sự dũng cảm dám đương đầu với thử thách

Cuộc thi giữa Rùa và Thỏ là cuộc thi không cân sức, rõ ràng chúng ta đều biết, Rùa chạy chậm hơn Thỏ rất nhiều và chính Rùa cũng hiểu được điều đó. Song, Rùa đã không quan tâm đến sự mất cân bằng của cuộc thi mà vẫn chấp nhận lời thách đấu của Thỏ. Bởi đây là cơ hội nó được khẳng định bản thân và nỗ lực để dành chiến thắng.
BÀI VĂN MẪU
Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ

Người xưa có câu: 

Sông sâu tĩnh lặng

Lúa chín cúi đầu

Câu nói trên ý muốn nói, vẻ đẹp của con người nằm ở sự khiêm tốn, nhún nhường luôn nỗ lực vươn lên. Tự tin vào bản thân là một điều tốt, nhưng thái quá lại hóa thành tự phụ chủ quan. Câu chuyện Rùa và Thỏ là một trong những câu chuyện dạy ta biết thế nào là tự tin vừa đủ cũng như dạy ta cách chiến thắng những người có lợi thế tự nhiên.

  • Giải Thích Câu Tục Ngữ “Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim”
  • Ý nghĩa giáo dục và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa
  • Bài Học Từ Truyện Ngụ Ngôn Dê Đen và Dê Trắng Qua Cầu

 

Tóm lược truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ

Ngảy xửa ngày xưa, có chú thỏ và rùa đã tranh cãi với nhau xem ai nhanh hơn. Sau một hồi cãi nhau thì chúng đã quyết định chạy đua để giải quyết những tranh luận trên, nếu ai về đích trước thì người đó sẽ là người chiến thắng và được công nhận là người chạy nhanh nhất. Chúng đã bàn bạc và đồng ý với lộ trình sẽ chạy qua. Cuối cùng cuộc thi chạy giữa thỏ và rùa cũng bắt đầu.

 

Bắt đầu cuộc đua thỏ xuất phát thật nhanh chạy thục mạng như tên bắn về phía đích, sau khi chạy một khoảng khá xa thỏ nghĩ rằng mình đã bỏ xa rùa, thỏ nghĩ thầm trong đầu: “Còn lâu rùa mới đuổi kịp ta, cậu ta rất chậm chạp, thôi thì mình cứ tranh thủ nghỉ ngơi cái đã.” Thỏ cứ thế mà tung tăng dạo quanh hái hoa bắt bướm trong tâm thế rất vui vẻ không hề lo lắng gì, thỏ ta thản nhiên nhìn trời, nhìn đất ngắm mây, thỉnh thoảng nhấm nháp vài ngọn cỏ non, khoan khái nhịp chân. Đến khi mệt rồi thì thỏ vào ngồi bệch xuống một gốc cây gần đó để nghỉ mệt.

 

Trong khi đó rùa vẫn chăm chỉ cố gắng bước từng bước nặng nhọc hì hục dần dần tiếng về đích phía trước. Thỏ nằm khoan thai ở gốc cây rồi ngủ quên. Rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc. Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh dậy. Thỏ ta còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu dùng hết sức chạy thật nhanh trở lại nhưng đã quá muộn.

 

Ý nghĩa giáo dục rút ra câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ
Bài học về sự chủ quan có thể dẫn tới thất bại

Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng (Walter Scott)

Thật vậy, trong cuộc sống, ta từng chứng kiến rất nhiều người được trao cho khả năng đặc biệt, tài năng hơn người song lại nhanh chóng bước vào con đường sai lầm vì u mê trong chiến thắng, coi thường người khác. Thỏ trong câu chuyện là một ví dụ. Thỏ tượng trưng cho sự nhanh nhẹn tháo vát, cho tài năng thiên bẩm không cần luyện tập cũng có thể hơn hẳn rất nhiều người. Song nó cũng tượng trưng cho tính tự phụ của con người. Vì quá tự tin coi thường đối thủ mà dẫn tới thua cuộc một cách đau đớn.

 

Tự tin là một đức tính tốt của con người, song nếu tự tin thái quá sẽ thành chủ quan, khinh địch. Những người tài giỏi nhưng lười biếng, khoe khoang, “dục tốc bất đạt” thì dễ dàng bị ngủ quên trong vọng tưởng của bản thân, kéo bản thân đi lùi về phía sau, thua cả những kẻ yếu thế hơn mình rất nhiều.

Câu chuyện để lại cho chúng ta lời khuyên, nhanh nhưng chủ quan thì chắc chắn sẽ thua cuộc. Cần phải có sự tỉnh táo và không ngừng vươn lên, cũng như cần có một tâm hồn khiêm nhường luôn biết phấn đấu, không nên tự cao tự đại cũng như khoe khoang.

Bài học về đức tính kiên trì, “chậm mà chắc”

Rùa trong câu chuyện tượng trưng cho tính ổn định của mỗi người. Rùa không có những lợi thế tự nhiên, không có tài năng đặc biệt nhưng Rùa hơn những con vật khác ở đức tính kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc và luôn tin vào bản thân mình. Rùa biết rất rõ mình chạy chậm hơn thỏ nên đã nỗ lực hơn thỏ rất nhiều, cuối cùng đã chiến thắng cuộc đua. Điều này chứng tỏ một điều, chậm nhưng ổn định sẽ dành chiến thắng.

 

Cuộc sống này không bao giờ là công bằng, luôn luôn có những người được tự nhiên ưu ái, và vì vậy sẽ có một bộ phận khác thuộc bên yếu thế. Song “Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ”. Mọi vĩ nhân đều bắt đầu từ những bước đi chậm chạp như Rùa, song họ biết tin vào bản thân, biết nỗ lực không biết bỏ cuộc nên cuối cùng chắc chắn họ sẽ dành được thành quả xứng đáng.

Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ca ngợi những con người có ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó. Và tất nhiên lên án những người lười biếng, khoe khoang, tự cao, kiêu ngạo, xem bản thân là giỏi nhất và xem thường người khác. Truyện còn nhắc nhở chúng ta rằng nhiều người có tài năng thiên bẩm nhưng lại bị hủy hoại vởi chính sự lười nhác, kiêu ngạo, khoe khoang, mặt khác, điềm tĩnh, nhiệt huyết và bền chí có thể chiến thắng lười biếng. Các thành ngữ “chậm mà chắc” hay “tính kiên trì chiến thắng” là để động viên, khích lệ tinh thần những người làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

Bài học về sự dũng cảm dám đương đầu với thử thách

Cuộc thi giữa Rùa và Thỏ là cuộc thi không cân sức, rõ ràng chúng ta đều biết, Rùa chạy chậm hơn Thỏ rất nhiều và chính Rùa cũng hiểu được điều đó. Song, Rùa đã không quan tâm đến sự mất cân bằng của cuộc thi mà vẫn chấp nhận lời thách đấu của Thỏ. Bởi đây là cơ hội nó được khẳng định bản thân và nỗ lực để dành chiến thắng.

 

Đừng bao giờ sợ hãi chướng ngại vật quá lớn, bởi vật cản lớn nhất trên con đường dẫn đến thành công chính là bản thân mỗi người. Vượt qua được mặc cảm và tự ti của bản thân, bạn đã là người chiến thắng. Hãy nhớ rằng cần phải có sự dũng cảm để chiến đấu với những kẻ mạnh hơn mình, họ có thể có tài năng thiên bẩm, song mỗi người đều được thượng đế cho cơ hội để trau dồi bản thân, chỉ cần có ý chí nghị lực, cũng như khát khao được khẳng định bản thân, thì mọi khó khăn cũng sẽ bị ta xô đổ. Cũng như Rùa đã làm được điều không tưởng là chiến thắng thắng Thỏ.

Qua hình ảnh chú rùa trong câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ đó là một bài giáo dục về tính kiên trì, siêng năng, nhẫn nại, không tự cao tự đại, không làm việc bất cẩn, thiếu kỉ luật. Truyện tưởng đã quá xa và không còn lạ gì, nhưng đến nay vẫn có không ít điều khiến chúng ta phải suy ngẫm

2
0
Donka
28/03/2021 18:59:58
+3đ tặng
Tinh thần đoàn kết là rất cần có và trong một tập thể thì vai trò của tinh thần đoàn kết càng trở nên quan trọng hơn nữa vì nếu mọi người cùng nhau xây dựng một tập thể đoàn kết thì mối quan hệ giữa mọi người càng trở nên tốt đẹp hơn.Thể hiện tinh thần đoàn kết còn là biểu hiện của người có văn hóa , tri thức.Vậy mà trong tập thể vẫn còn có”Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Họ luôn tìm cách chia bè phái gây mất đoàn kết , từ đó hình thành nên những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có.Thái đô và hành động đó cần được phê phán.Đoàn kết là một đức tính cần thiết trong việc xây dựng và hình thành tính cách con ngươì.Bản thân em để xây dựng tinh thần đoàn kết em sẽ cùng các bạn trong lớp, trường thắt chặt tình đoàn kết để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp.Em sẽ vận động các bạn trong một lớp cùng chơi với nhau chứ không chia ra chơi theo nhóm để rồi người này nói không tốt về người kia gây ra hiểu lầm.Không chỉ thế, em còn tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè thế giới về con người Việt Nam thân thiện nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×