LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên ( Không phải biết bài văn )

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên ( Không phải biết bài văn )

3 trả lời
Hỏi chi tiết
210
0
0
Thảo Lê Thị
28/03/2021 18:54:13
+5đ tặng

* Luận điểm 1: Tâm trạng Kiều khi mở lời trao duyên

"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
....
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

- Kiều nhờ cậy Vân, lời nhờ cậy có sắc thái khác thường (cậy, chịu lời, lạy, thưa).

-> Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy, vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”.

- Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim:

  • “Giữa đường đứt gánh tương tư”
  • “Mối tơ thừa”
  • “Quạt ước, chén thề”

-> Mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều.

- Kiều giãi bày lí do đi đến quyết định trao duyên cho Vân

+ Gia đình Kiều gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì”. Kiều buộc phải chọn một trong hai con đường là “hiếu” và “tình” -> Kiều đành chọn hi sinh tình để giữ trọn hiếu.

=> Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.

+ “Ngày xuân em hãy còn dài”

-> Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.

+ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”

-> Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

+ “Thịt nát xương mòn”, “ Ngậm cười chín suối” : Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời.

=> Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.

* Luận điểm 2: Tâm trạng Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò em

- "Chiếc vành, bức tờ mây"

-> Kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.

- Từ “giữ - của chung - của tin”

  • “Của chung” : của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa.
  • “Của tin” : những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim – Kiều (mảnh hương, tiếng đàn)

-> Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.

- Kiều dự cảm về cái chết:

+ hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan

-> Dự cảm không lành về tương lai, sự tuyệt vọng tột cùng. Kiều tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận. Hồn không sao siêu thoát được bởi trong lòng đang nặng lời thề ước với Kim Trọng.

=> Sự đau đớn, đầy tuyệt vọng, tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim Trọng của Kiều.

- Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân

  • “Đền nghì trúc mai”: Đền ơn đáp nghĩa.
  • “Rưới xin giọt nước”: Tẩy oan cho chị.

-> Nỗi bứt rứt, dằn vặt trong lòng Kiều, Kiều như càng nhớ, càng thương Kim Trọng hơn bao giờ hết.

=> Thúy Kiều trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát.

* Luận điểm 3: Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về Kim Trọng

- Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại

- “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”

-> Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình, số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.

- Hành động:

  • Nhận mình là "người phụ bạc"
  • Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu
  • Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

-> Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý.

=> Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Donka
28/03/2021 18:57:46
+4đ tặng

Trao Duyên là một trong những đoạn thơ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du. Đoạn thơ khắc họa được rõ nét nhất tấn bi kịch của cuộc đời Thúy Kiều. Khi vì chữ Hiếu mà nàng phải quên đi chữ Tình quên đi hạnh phúc của đời mình đành dang dở. Bằng bút pháp miêu tả nội tâm tài tình Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy được tâm trạng giằng xé đầy đau khổ của Thúy Kiều.

“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.

Trong không gian tĩnh mịch đêm khuya vắng. Thúy Kiều gọi Thúy Vân đến khẩn thiết cậy nhờ em. Nàng biết rằng điều mình nói ra đây thật sự rất khó khăn nên mới phải sử dụng từ “cậy em”. Sau đó rồi đưa Thúy Vân lên một tầm cao hơn đó là ngồi lên trên để chị “lạy rồi sẽ thưa”. Chỉ hai câu thơ đầu thôi mà chúng ta đã thấy được Thúy Kiều là người hiểu chuyện như thế nào khi lường trước được việc mình cậy nhờ em sẽ thật sự khó khăn nên muốn đưa em vào thế không thể chối từ.

Trong niềm đau đớn của bản thân, Thúy Kiều cố gắng phân bày với em việc tại sao mới có lý do cậy nhờ ngày hôm nay:

"Giữa đường đứt mối tương tư.
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ.
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài.
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn.
Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây.”

Nàng kể về mối tình nồng thắm của mình với Kim Trọng vừa mới chớm nở nay đã phải lụi tàn vì hoàn cảnh gia đình. Không còn nỗi đau khổ nào hơn khi vì chữ Hiếu mà phải dứt bỏ chữ Tình với chàng Kim. Vì thế Thúy Kiều cũng mong Thúy Vân thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà nhận lời chắp nối tơ duyên với Kim Trọng. Nếu Thúy Vân nhận lời làm việc đó thì dù có chết Thúy Kiều cũng vẫn biết ơn em. “Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”. Nàng đã lấy cả cái chết ra để thuyết phục em gái nhận lời cậy nhờ của mình.

3
0
Nguyễn Nguyễn
08/06/2021 21:10:35
+3đ tặng

Nguyễn Du là một ngôi sao sáng trên nền trời thơ ca Việt Nam, ông còn là bậc thầy trong cả việc miêu tả nội tâm nhân vật. Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều bằng cả niềm say mê của mình, ông còn hóa thân trên từng nhân vật để cảm thấu nỗi khổ tâm tư của con người. Chính vì thế cho nên trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn Trao duyên là một trong những đoạn trích miêu tả rõ nhất về diễn biến tâm trạng Thúy Kiều.

Đoạn trích là tiếng lòng đau xót và tê tái của Thúy Kiều khi phải chia lìa hạnh phúc của mình. Nàng trao duyên cho em và nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng hộ mình. Đoạn trích đã miêu tả một cách đầy đủ và sống động nhất về diễn biến tâm lí ngổn ngang trong lòng Kiều. Bằng tài năng miêu tả của mình, Nguyễn Du đã làm dấy lên trang thơ về một hình ảnh Kiều đa sầu đa cảm.

Mở đầu đoạn thơ, chúng ta đã thấy rõ lời nói dịu dàng ân cần của Thúy Kiều với Thúy Vân:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Nàng không nhờ Vân mà “cậy lời”. Trong lời nói của Kiều không chỉ có sự nhờ cậy mà còn có cả sự nài ép van xin. Từng lời nói đó khiến cho chúng ta cảm thấy Kiều là một người khôn khéo.

Nhưng ở đằng sau đó ta còn nhận ra được cả sự mong ngóng và hi vọng của Kiều. Tuy nhiên cái hay ở trong miêu tả nội tâm nhân vật không chỉ dừng lại ở đó, Kiều không chỉ nhờ cậy Vân mà còn “lạy” rồi “thưa”, đó là nghịch lí. Việc mà Kiều sắp nói ra chắc là việc lớn quan trọng. Kiều đẩy Vân vào tình thế khó xử cho nên Vân vẫn nhận lời. Tâm lí nhân vật được miêu tả đặc sắc cho thấy tâm tư sâu kín của nàng.

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

"Đứt gánh tương tư” - chỉ với câu này chúng ta đã có thể cảm nhận được cuộc đời đầy bi kịch và éo le của nàng. Cuộc tình của Kim Trọng với nàng còn đẹp đẽ là vậy thế nhưng giờ đây sắp phải chia lìa nhau. Sự đau đớn và xót xa đó cho thấy Kiều bắt đầu hồi tưởng lại những tháng ngày nàng hạnh phúc bên Kim Trọng.

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kỳ

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Những kỉ niệm về sự hẹn ước và lúc ở bên nhau Thúy Kiều không thể nào quên được. Có lẽ những kỷ niệm về Kim Trọng sẽ không bao giờ nhạt phai trong Kiều. Những ngày tháng vui vẻ, hạnh phúc ấy đến thật nhanh mà đi cũng thật nhanh. Kiều chưa kịp hưởng trọn nó thì hạnh phúc đã vụt khỏi tay nàng.

Bây giờ nàng buộc phải lựa chọn giữa bên tình và bên hiếu. Một bên là hình ảnh cha mẹ và một bên là người yêu. Kiều đã quyết định chọn chữ hiếu để đền ơn cho công sinh thành của cha mẹ. Qua đó cho chúng ta thấy nàng là người hiếu thảo hết mực:

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời

Rưới xin chén nước cho người thác oan

Với Kiều cho dù nàng có chết đi cũng không thể nào quên được lời thề sắt son cùng với Kim Trọng. Kiều thực sự là một con người chung thủy. Giờ đây nàng còn nghĩ tới số kiếp và vận mệnh của mình.

Chỉ với đoạn trích ngắn ngủi này nhưng Nguyễn Du đã đưa ra ba mốc thời gian về ngày xưa, bây giờ và mai sau. Đó cũng chính là tâm trạng của con người. Kiều nuối tiếc cho quá khứ, xót xa cho số phận hiện tại và lo lắng cho tương lai của mình. Những kỉ vật và kỉ niệm ngày xưa mới đây nhưng giờ như đã xa xôi, đó là sự hụt hẫng, đau xót xen lẫn nuối tiếc và bẽ bàng của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư