Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
755
2
0
Bảo Đỗ
28/03/2021 19:00:45
+5đ tặng
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc triệu tập thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản

Nửa cuối năm 1929, đầu năm 1930, ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng (thành lập tháng 6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (thành lập tháng 10/1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (thành lập tháng 1/1930). Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã chứng minh sự thắng thế của xu hướng cộng sản trong phong trào cách mạng Việt Nam.

Ba tổ chức cộng sản ra đời tiếp tục thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Các chi bộ của các tổ chức cộng sản đã trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng ở nhiều xí nghiệp, đồn điền. Từ tháng 4/1929 đến tháng 4/1930 có 43 cuộc bãi công của công nhân. Phong trào đã có sự phối hợp hành động thống nhất giữa các cuộc đấu tranh, giữa các địa phương trong cả nước.

Tuy nhiên, 3 tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, không có lợi cho cách mạng. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam, ngày 5/3/1930, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Khoảng tháng 5/1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp hội nghị toàn quốc. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức ngay một Đảng Cộng sản. Các đại biểu khác đề nghị sau này hãy tổ chức. Nhóm Bắc Kỳ bỏ hội nghị ra về và tổ chức một đảng (Đông Dương). Một số khác, sau đó đã tổ chức một đảng khác  (An Nam). Đó là mối bất hoà đầu tiên. Nhóm Bắc Kỳ tìm hết cách để phá hoại Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vì họ cho rằng: hội đó quá đông và cơ hội chủ nghĩa nên nó có thể làm lu mờ ảnh hưởng và công tác của Đảng Cộng sản trong quần chúng. Nhóm An Nam ra sức giữ cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiếp tục hoạt động vì họ cho rằng: Hội có thể lợi dụng để tập họp tầng lớp trí thức và giai cấp tiểu tư sản. Đó là mối bất hoà thứ hai. Cả hai đều cố thống nhất nhau lại, nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì càng hiểu lầm nhau bấy nhiêu và hố sâu ngăn cách ngày cũng rộng ra bấy nhiêu”(1)

Sự chia rẽ, mất đoàn kết đã làm phân tán sức mạnh chung của phong trào, điều này nếu để lâu sẽ không có lợi cho cách mạng. Yêu cầu của cách mạng Việt Nam lúc này phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.

Nắm được tình hình của cách mạng Đông Dương, với vai trò là một tổ chức lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Quốc tế Cộng sản đã chỉ thị cho những người cộng sản ở Đông Dương về việc phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản. Thư gửi những người cộng sản Đông Dương ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”(2).

Tài liệu nói trên của Quốc tế Cộng sản là một văn kiện chính trị rất quan trọng đối với những người cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, tài liệu này được bí mật gửi qua đường liên lạc của Đảng Cộng sản Pháp nên mãi đến tháng 2/1930 mới đến được Sài Gòn, chuyển cho Xứ ủy Nam Kỳ

Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Xiêm. Người vẫn thường xuyên theo dõi tình hình của cách mạng Việt Nam. Sau khi nhận được tin tức về sự chia rẽ của cách mạng Việt Nam, mặc dù chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, song Nguyễn Ái Quốc đã chủ động lên đường đi Trung Quốc, viết thư gửi các tổ chức cộng sản để bàn về vấn đề hợp nhất. Trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản ngày 18/2/1930, Nguyễn Ái Quốc viết: “tôi đi Trung Quốc, tới đó vào ngày 23/12. Sau đó, tôi triệu tập các đại biểu của 2 nhóm Đông Dương và An Nam, chúng tôi họp vào ngày 6/1… Các đại biểu trở về An Nam ngày 8/2”(3).

Nhận được thư triệu tập của Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu của 2 tổ chức lập tức lên đường. Các đại biểu đều rất vui mừng vì nghĩ sẽ được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người mà tất cả đã “biết từ lâu nhưng chưa từng gặp mặt… Từ lâu, chúng tôi vẫn ao ước có một người mà ai cũng phải thừa nhận là vô tư, là hiểu biết sâu rộng về cách mạng hơn hẳn chúng tôi, để nhận xét và giúp chúng tôi giải quyết mọi vấn đề phức tạp. Người đó chính là đồng chí Vương….Chúng tôi đến Hương Cảng vào dịp Tết Canh Ngọ”(4).

Như vậy, mặc dù chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, song Nguyễn Ái Quốc bằng nhãn quan chính trị nhạy bén của mình đã chủ động triệu tập thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Sự thành công này không phải chỉ xuất phát từ cái danh là đại diện của Quốc tế Cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề của cách mạng Đông Dương mà còn xuất phát từ chính uy tín của bản thân đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Triệu tập thành công hội nghị là thắng lợi bước đầu để Hội nghị hợp nhất được diễn ra tốt đẹp.

Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc chủ trì thành công Hội nghị hợp nhất

Việc hợp nhất là vấn đề phức tạp, bởi lẽ các tổ chức cộng sản trước đây đã nhiều lần họp bàn để hợp nhất nhưng đều không thành công. Các vấn đề như hợp nhất như thế nào? tổ chức nào còn, tổ chức nào mất? tên Đảng là gì? Đường lối ra sao? đều là những vấn đề rất nhạy cảm mà bản thân các tổ chức cộng sản không thể giải quyết được. Hội nghị hợp nhất cần phải có người đủ cả tâm, tầm, trí chủ trì để đưa hội nghị đi đến thành công.

Thực tế là Hội nghị hợp nhất đã diễn ra rất sôi nổi với sự tranh luận gay gắt giữa cả 2 nhóm đại biểu Đông Dương và An Nam. Theo đồng chí Nguyễn Thiệu- đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng tham dự Hội nghị hợp nhất thì những ý kiến đầu tiên của cả hai nhóm “cũng chỉ luẩn quẩn ở chỗ muốn đưa đồng chí Vương đến chỗ là quan tòa phán quyết những đúng sai”(5) của mỗi bên. Khi bàn đến vấn đề hợp nhất thì cũng không bên nào chịu bên nào. Bên này thì cho rằng bên kia tổ chức quá phức tạp, bên kia lại bảo bên này tổ chức vô nguyên tắc, hẹp hòi. Ngay tên Đảng là gì cũng xảy ra bất đồng chính kiến, “các đại biểu nhóm Đông Dương đề nghị giữ lại cái tên Đông Dương Cộng sản Đảng. Các đại biểu nhóm An Nam không đồng ý như vậy, cho rằng đó là cái tên của một nhóm cộng sản cũ rồi, không nên dùng lại làm gì”(6). Cuộc tranh luận giữa hai bên có lúc gay gắt tưởng chừng như lại tan vỡ đến nơi.

Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, trên cương vị là người chủ trì Hội nghị, bằng tài trí và kinh nghiệm hoạt động chính trị của mình, Người đã khéo léo tháo gỡ từng bất đồng, đưa Hội nghị đi đến thành công.

Về vấn đề hợp nhất như thế nào, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của cả hai bên. Đồng chí cho rằng: “Thực ra nhóm nào cũng có cái đúng, cũng có cái sai, nhưng mục đích của cuộc họp này không phải là để chỉ trích lẫn nhau… mà mục đích duy nhất của cuộc họp này là hợp nhất…. Muốn thu hút hết thảy những người, những nhóm người tình nguyện chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản vào một tổ chức cộng sản thống nhất thì bây giờ phải thành lập một Đảng Cộng sản mới, theo đúng đường lối, chủ trương của Quốc tế Cộng sản, có chính cương mới, điều lệ mới, sách lược mới”(7).

Về vấn đề tên Đảng, trước sự tranh luận gay gắt giữa hai bên, đồng chí Nguyễn Ái Quốc lại từ tốn phân tích: “Đông Dương là cái tên chỉ những nước ở trên bán đảo giữa Ấn Độ và Trung Quốc, như thế gồm có Miến Điện, Xiêm La, Mã Lai, Miên, Lào và ba kỳ của nước chúng ta; cho nên thường người ta muốn chỉ Miên, Lào và nước chúng ta thì dùng cái tên “Đông Dương thuộc Pháp” (Indochine Française); nhưng không ai dại gì mà dùng cái tên “Đảng Cộng sản Đông Dương thuộc Pháp”. An Nam là cái tên người Trung Quốc vẫn quen dùng từ lâu để gọi nước ta; nhưng hiện tại đối với người Pháp và thế giới, trên bản đồ, An Nam chỉ là Trung Kỳ. Rốt lại chỉ có cái tên Việt Nam là đúng hơn hết và thích hợp nhất. Đối với người Trung Quốc, cái tên Việt Nam cũng quen chẳng kém gì cái tên An Nam; đối với thế giới thì dần dần người ta cũng quen. Nước ta đang bị bọn đế quốc chiếm cứ, nhân dân ta phải có nhiều hành động quật khởi thì rồi người ta mới biết đến tên tuổi. Cái tên “Đảng Cộng sản Việt Nam” không còn lẫn vào đâu được, mọi người sẽ không còn nghĩ đến một tổ chức cũ nào cả.”(8).

Đồng chí còn phân tích thêm: Dầu sao cái tên Đảng vẫn không phải quan trọng hàng đầu, mà quan trọng hàng đầu chính là đường lối, chính sách, chủ trương và thành phần của Đảng. Nhưng vì rằng, mọi người dự cuộc họp đều tha thiết tìm cho Đảng một cái tên thật thích hợp, nên sau ý kiến đưa ra của các đại biểu quốc tế, các đại biểu hãy suy nghĩ thêm xem có tìm ra một cái tên nào tốt hơn không, và hôm sau sẽ tiếp tục bàn bạc.

Có thể nói rằng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc không chỉ đúng đắn khi đặt tên Đảng mà ngay cả cách chủ trì Hội nghị của Người cũng rất tinh tế, rất dân chủ. Người không lấy cái danh cấp trên là đại biểu của Quốc tế Cộng sản, cũng không lấy uy tín của người bề trên, tức là người thầy sáng lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để quyết định các vấn đề. Người chỉ phân tích, gợi ý, để cho các bên cùng thảo luận. Chính cách điều hành hội nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã góp phần tạo nên sự thành công của Hội nghị hợp nhất. Sau ý kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu không ai còn ý kiến gì khác nữa. Tất cả đều nhất trí với đề xuất của Người.

Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp soạn thảo những văn kiện quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam

Thống nhất về tên Đảng là một vấn đề quan trọng song cũng chưa quan trọng bằng việc thống nhất về đường lối chính trị của Đảng. Trong bối cảnh cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, sự thống nhất về đường lối chính trị cấp thiết hơn sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức. Hội nghị hợp nhất đã thống nhất thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắt tắt và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, nội dung của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên đã bao quát được những vấn đề chiến lược và sách lược đối với cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh xác định: phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ cơ bản của tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng là đánh đổ đế quốc, phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày, sớm hình thành tư tưởng phân hóa giai cấp địa chủ phong kiến, tập trung đánh đế quốc và Việt gian tay sai, giải phóng dân tộc. Về lực lượng cách mạng, trên cơ sở lấy giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chính do giai cấp công nhân lãnh đạo, mở rộng đoàn kết với các giai cấp, các tầng lớp và toàn thể dân tộc. Về phương pháp cách mạng đó là sử dụng sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân để lật đổ ách thống trị của đế quốc, tay sai, lập nên chính phủ cộng hòa. Về mối quan hệ với cách mạng thế giới, Cương lĩnh xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Về vai trò của Đảng lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng tuy vắn tắt nhưng đã xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh đã giải quyết nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp trên lập trường của giai cấp công nhân. Độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Khanh Linh Nguyen
28/03/2021 19:01:13
+4đ tặng
Tiểu luận VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. Nguồn gốc, quá trình hình thành 1. Cơ sở lý luận a. Chủ nghĩa Mác b. Chủ nghĩa Lênin c. Quốc tế cộng sản 2. Cơ sở thực tiễn a. Cách mạng trong nước b. Cách mạng trên thế giới 3. Quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc II. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị những điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản 1. Về tư tưởng 2. Về chính trị 3. Về tổ chức III. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 1. Hội nghị thành lập Đảng 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng IV. Suy nghĩ của bản thân về công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng ta I. Nguồn gốc, quá trình hình thành 1. Cơ sở lý luận a. Chủ nghĩa Mác - Chủ nghĩa Mác ra đời năm 1840, ông nghiên cứu xã hội tư bản và khẳng định rằng sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách qua - Ở phương Tây, cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và vô sản diễn ra quyết liệt, tiêu biểu có các phong trào: công nhân dệt Li-ông Pháp (1831-1834), công nhân Xilidi Đức (1844), phong trào Hiến chương Anh (1838-1848). Các phong trào này đều bị t hất bại do thiếu tổ chức, thiếu sự liên kết và không có lý luận soi đường - M ác đưa ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lật đổ chủ nghĩa tư bản, xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa - Năm 1848 Mác tuy ên bố: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, đưa ra quy luật ra đời của Đảng cộng sản: chủ nghĩa xã hội khoa học + phong trào công nhân b. Chủ nghĩa Lênin - Bối cảnh lịch sử: chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, hệ t hống thuộc địa ra đời trên khắp thế giới, mâu thuẫn dân tộc ngày càng trở nên gay gắt - Tất yếu: “sẽ không có một phong trào vững chắc nếu không có Đảng vững chắc lãnh đạo, hãy cho tôi một tổ chức của những người cộng sản, tôi sẽ làm đảo lộn cả nước Nga này” - Lênin chỉ rõ: Đ ảng cộng sản = Chủ nghĩa Mác + phong trào công nhân c. Quốc tế Cộng sản - Đảng cộng sản = Chủ nghĩa Mác – Lê nin + phong trào công nhân 2. Cơ sở thực tiễn a. Cách mạng trong nước  Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỉ XIX  Tiêu biểu là các phong trào cần Vương, Cuộc khởi nghĩa Yên Thế.  Các cuộc khởi nghĩa này tuy diễn ra sôi nổi nhưng đều không thành công. Vua Hàm Nghi lãnh đạo phong trào cần Vương Hoàng Hoa Thám lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế  Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (Đầu thế kĩ XX)  Các phong trào giải phóng dân tộc do các sĩ phu lãnh đạo, tiêu biểu như: Phan Bội Châu: chủ trương dùng biện Phan Châu Trinh: con đường cải lương, pháp bạo động thông qua sự giúp đỡ bên ngoài chủ yếu là Nhật Bản.  Ngoài ra còn có các phong trào đấu tranh khác nhưng cũng đều thất bại.  Thế nhưng các phong trào này đều không thành công  Qua đó đă thể hiện:  Truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.  Tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc t iếp nhận chủ nghĩa M ác - Lênin và quan điểm cách mạng của Hồ Chí Minh.  Tạo cơ sở cho phong trào yêu nước trở thành một trong 3 nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.  Sự yếu kém trong tiến trình giải phóng dân tộc của giai cấp tư sản.  Những hạn chế về giai cấp, đường lối chính trị; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập hợp rộng rãi được lực lượng dân tộc.  Nhìn thấy được con đường cứu nước của những nhà yêu nước đã lâm vào bế tắc, N guyễn Ái Quốc quyết tâm rời quê hương đi tìm con đường cứu nước mới, tìm con đường giải phóng dân tộc. b. Cách mạng trên thế giới - Năm 1917, CM tháng Mười Nga giành thắng lợi, nhà nước của liên minh công – nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsơvích Nga ra đời, chứng tỏ quá trình hiện thực hóa của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng t hời mở đầu một thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cuộc cách mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân t ộc bị áp bức ở các nước thuộc địa. Nguy ễn Ái Quốc đã khẳng định: Cách mạng tháng Mười như t iếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay - Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời gắn với vai trò sáng lập của Lênin. Sự xuất hiện của Quốc tế III thúc đẩy hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân thế giới. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố tại Đại hội II Quốc tế cộng sản (1920) chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc đ ịa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản. Đối với Việt Nam, Quốc tế cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá CN Mác – Lên và t hành lập Đảng CSVN, N guyễn Ái Quốc nhấn mạnh “An Nam muốn làm cách m ệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế” c. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc  Ngày 5/6/1911, N guyễn Tất Thành ra đi t ìm đường cứu nước.  Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nhìn t hấy và nghiên cứu được những vấn đề hết sức có ý nghĩa trong việc giải phóng dân tộc qua các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới.  Người nhận ra sâu sắc những hạn chế của các nhà yêu nước đương thời. Mặc dù khâm phục lòng yêu nước nhưng N gười không đồng ý đi theo con đường cứu nước của họ. Và ở đây Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua hạn chết của tầm nhìn để tìm cho dân t ộc mình một con đường cứu nước khác.  Người đã thấy được cách mạng dân chủ tư s ản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng.  Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười N ga, đi theo Quốc tế Cộng sản.  Năm 1917, N guy ễn Ái Quốc trở lại Pháp.Khi cách mạng tháng 10 Nga thành công, Người tham gia các hoạt động chính trị sôi nổi. Và vào tháng 6, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhóm người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi “Bản yêu sách 8 điểm”đến Hội nghị Vécxai, nhằm tố cáo chính sách của Pháp và đòi Chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân ỉộc Việt Nam. Dù không được chấp nhận nhưng nó cũng đã gây tiếng vang với nhân dân Pháp và các nước thuộc địa của Pháp.  Tháng 7-1920 : N guyễn Ải Quốc đọc bản Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân ỉộc và thuộc đỊa của Lênin. Người vô cùng phấn khởi và tin tưởng, vì Luận cương đã chỉ rõ cho N gười ỉhấy con đường đề giải phóng dân tộc mình. “Luận cương đến Bác Hồ và người đã khóc. Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin” (Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên)  Tháng 12-1920 :Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tán thành Quốc t ế thứ ba, đặt cách mạng giài phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đàng Cộng sản Pháp và là người Cộng sản đầu tĩên của Vi ệt Nam Nguyễn Ái Quốc phát biều tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đàng Xã hội Pháp, ủng hộ Luậncương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và ỉhuộc địa.  Và từ đây, Nguyễn Ấi Quốc đã nhận ra: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giài phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.  Như vậy, đã thấy Nguyễn Ái Quốc khác với các nhà yêu nước đươngthời, Người có một phương pháp nghiên cứu độc lập, tự chủ, sáng t ạo, đem lý luận đối chiếu với thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc.  Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện nổi bật trong việc vận dụng học thuyết Mác - Lênin, vạch ra đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. II. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị những điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản 1. Về tư tưởng Do cách mạng t huộc địa không được quan tâm đúng mức nên N guyễn Ái Quốc đã đi sâu nghiên cứu, tham gia vào các diễn đàn, viết báo,... để tuyên truyền về vấn đề thuộc địa và cách mạng thuộc Cuối năm 1917, Người lao vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp, lập ra Hội những Người Việt Nam yêu nước với tờ báo m‘Việt Nam hồrí' để tuyên truyền giáo dục Việt Kiều ở Pháp. Năm 1922.N gười làm chủ nhiệm chủ bút cho báo m‘Người cùng khổ" đề vạch trần chính sách đàn áp bọc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần vào việc thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng.Song song đó, viết nhiều bài đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, báo Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp. Đến năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Matxcova để tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp học tập nghiên cứu kinh nghiệm Cách mạng tháng 10 Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin. Người có nhiều bài cho các báo “Sự thật' (là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Liên Xô) và t ạp chí “Thư tín Quốc tế’ của Quốc tế Cộng sản. Qua các bài báo, tạp chí, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần quan trọng vào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các thuộc địa, đồng t hời tiến hành tuyên truyền tư tưởng M ác - Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động. Đây là thời gian N gười thu thập tư liệu cho tác phẩm “Bản án chế độ thực dẫn Pháp”. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc t ế Cộng sản ở Liên Xô và các đại hội của Quốc t ế công hội, Quốc t ế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên,... Và nhất là Đại hội lần V, đã có bảnbáo cáo rất quan trọng về dân tộc và thuộc địa; làm sáng tỏ và phát triển một số luận điểm quan trọng của Lênin về bản chất chủ nghĩa thực dân và nhiệm vụ của các Đảng Cộng Sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh giải phóng dân tộc các ở thuộc địa. “Bản án chế độ thực dân Pháp” (năm 1925) mặc dù bị nhà cầm quy ền Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, cấm đoán, các sách báo nói trên vẫn được bí mật truyền về Việt Nam vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh t hần dân tộc để đánh đuổi t hực dân Pháp xâm lược; "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy người t a phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi còn lại kia sẽ tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra"._ Đây là sự chuẩn bị về tư tưởng, lý luận cho sự thành lập Đảng, có ý nghĩa rất quan trọng. Vì giống như Lênin đã nói” Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh, vận động ... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong" (Tr ích hỏi đáp môn Đường lối cách mạng của Đ ảng Cộng sản Việt Nam _ NXB Đại học Quốc gia 2010) 1922, Người làm chủ nhiệm chủ bút cho báo“Người cùng khổ” 1923, có nhiều bài cho báo “Sự thật” 2. Về tổ chức: Với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp thành lập Hội Hên hiệp thuộc địa năm 1921 nhằm tập hợp tất cả những người ở thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Và cũng thông qua hội này để truyền bá chủ nghĩa Mac - Lê Nin đến các dân tộc thuộc địa.Đến ngày 11 / 11/ 1924, Người tới Quảng Châu. Tại đây, Người cùng các nhà cách mạng Trung Quốc, Thái Lan, Án Độ,... sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức (9/7/1925) đã nêu bật được tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết dân tộc trên thế giới. Và bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản VN chính là Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Hội được Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6/1925 với cơ quan tuyên truyền của Hội là t ờ báo Thanh niên. Sau khi thành lập, Hội đã mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa M ác - Lênin và lý luận giải phóng dân tộc cho những người trong tổ chức nhằm thúc đầy sự phát triển phong trào cách mạng Việt Nam.Chống lại những đường lối dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi tiểu tư sản. Hội đã giáo dục và giác ngộ nhiều người yêu nước chân chính theo con đường Hồ Chí Minh, đào tạo và rèn luyện họ thành những chiến sĩ cách mạng trung t hành, làm nòng cốt trong việc thành lập Đảng Cộng sản sau này. Truyền bá chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh vào trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước gắn liền với xây dựng các tổ chức cơ sở của Hội ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng. Từ năm 1925 - 1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị t ại Quảng Châu, đào tạo nên đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Những bài giảng ở đây của Người đã được tập hợp thành cuốn “Đường cách mệnh”. Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luy ện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân, để truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin và lý luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đầy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam.  Những ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và các lớp huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các phong trào công nhân, phong trào yêu nước.Đưa lý luận Chủ nghĩa Mác Lênin và tôn chỉ, mục đích đấu tranh của Hội vào các phong trào này.  Chứng tỏ: “Lập trường cách mạng giải phóng dân t ộc của vô sản đã thắng lập trường cách mạng giải phóng dân tộc của tư s ản" 3. Về chính trị: Sự chuẩn bị về chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguy ễn Ái Quốc được thể hiện thông qua việc hình thành các quan điểm sau đây, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là cuốn “Đường cách mệnh”: 1. Chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao dộng trên thế giới. 2. Xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng chính quốc có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể thành công trước cách mạng chính quốc, góp phần thúc đẩy cách mạng chính quốc. 3. Trong nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị đế quốc phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, vì vậy cần phải thu phục và lôi cuốn được nông dân, cần phải xây dựng khối công nông làm động lực cách mạng, đồng thời tập hợp được sự tham gia đông đảo các giai tầng khác tham gia. 4. Cách mạng muốn giành được thắng lợi, trước hết phải có Đảng cách mạng nắm vai trò lãnh đạo. Đảng muốn vững phải được trang bị chủ nghĩa Mác - Lênin . 5. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải của một vài người, " công nông là gốc của cách mệnh; còn học trò nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ... là bầu bạn cách mệnh của công nông". Cách mạng "là v iệc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người". Vì vậy, cần phải tập hợp, giác ngộ v à từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao.  Những quan điểm này đã được Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên truyền bá trong nước dưới nhiều hình thức, làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam có sự chuyển biến mạnh mẽ. Sau này, các quan điểm đợc phát triển thành những nội dung cơ bản trong cương lĩnh chính trị của Đảng. III. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 1. Hội nghị thành lập Đảng  Các t ổ chức cộng sản ở Việt Nam Đến năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã phát triển mạnh, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất của một đảng cách mạng. Tháng 6/1929, tại nhà số 213 Khâm Thiên - Hà Nội, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc đại hội, quy ết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, quyết định xuất bản báo Búa Liềm và cử ra Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng. An Nam Cộng sản Đảng ra đời vào tháng 8 năm 1929, đại hội tại Sài Gòn để thông qua đường lối chính trị, Điều lệ Đảng và lập Ban chấp hành Trung ương Đảng. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã t ác động mạnh mẽ đến sự phân hoá trong Tân Việt. Những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã tách ra thành lập các chi bộ cộng sản. Tháng 9/1929, những người giác ngộ cộng sản chân chính trong Tân Việt cách mệnh Đ ảng trịnh trọng tuyên bố chính thức lập ra Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Chỉ trong bốn tháng, ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản ra đời, chứng tỏ xu thế thành lập Đảng cộng sản đã trở thành tất yếu của phong trào dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam nhưng 3 tổ chức cộng sản trên hoạt động phân tán, ch ia rẽ ảnh hướng xấu đến phong trào CM VN, do đó yêu cầu khẩn cấp lúc này là khắc phục nhược điểm đó thống nhất sự lãnh đạo đảm bảo cho quá trình phát triển của CMVN.  Hội nghị thành lập Đảng - Cuối năm 1929 những người cách mạng Việt Nam trong các t ổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách thành lập một tổ chức Đảng thống nhất. - Ngày 27/10/1929, Quốc t ế cộng sản gửi những người cộng sản Đông Dương tài liệu Về việc thành lập một Đảng cộng sản Đông Dương, đồng thời chỉ rõ phương thức để tiến t ới thánh lập Đảng là phải bắt đầu từ việc xây dựng các chi bộ trong các nhà máy, xí nghiệp; chỉ rõ mối quan hệ giữa Đảng cộng sản Đông Dương với phong trào cộng sản quốc tế. - Nhận được Hội nghị hợp nhất Đảng. - Hội nghị đã thảo tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông Dương, Nguy ễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc, bằng uy tín cá nhân, Người triệu tập các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (Trung Quốc) và chủ trì luận và nhất trí với Năm điểm lớn theo đề nghị của N guyễn Ái Quốc. “1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương; 2. Định t ên Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam; 3. Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng; 4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước; 5. Cử một Ban trung ương lâm thời gồm 9 người, trong đó có 02 đại biểu chi bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương”1 Sự kiện Đảng CSVN ra đời (3/2/1930) thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vận động của cách mạng Việt Nam - sự phát triển về chất từ Hội Việt Nam CMTN đến 03 tổ chức cộng sản, đến Đảng CSVN trên nền t ảng chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm cách mạng N guyễn Ái Quốc Hội nghị hợp nhất Đảng, tại Hương Cảng, Trung Quốc tiến hành từ ngày 6/1 đến ngày 7/2 năm 1930 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng CSVN như: Chánh cương vắn t ắt, Chương trình tóm tắt hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CSVN. Cương lĩnh xác định những vấn đề cơ bản của CMVN như sau::  Phương hướng chiến lược: “ làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Xác đ ịnh con đường phát triển cho cách mạng Việt Nam: phải trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn hoàn thành cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng dân tộc dân chủ 1 Đảng CSV N, Văn kiện Đảng, Toàn tập, t2 , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, H.1998 , tr.1 nhân dân sau này) và t iến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa (bỏ qua giai đoạn phát triển của chế độ TBCN).  Nhiệm vụ cụ thể: Về chính trị: - Đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập dân tộc. - Đánh đổ địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân. - Lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của nọn ĐQCN làm của công chia cho dân nghèo; bỏ sưu thuế, mở mang công nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8 giờ… Về văn hóa – xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hóa…  Giai cấp lãnh đạo và lực lượng cách mạng: - Giai cấp vô sản giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thông qua đôi tiên phong của mình là Đảng CSVN. - Lực lượng cách mạng bao gồm Công nhân, nông dân, t iểu tư sản, tư sản dân t ộc, địa chủ vừa và nhỏ.  Đoàn kết quốc tế: Văn kiện Đảng đã xác định: “cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới”, phải đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới để tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị - Xác định đúng đắn con đường giải phóng dân tộc và phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam. - Giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối CMVN. - Nắm được ngọn cờ lãnh đạo CMVN. Thực tiễn quá trình vận động của CMVN trong gần 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học và tính cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng V. Suy nghĩ của bản thân về công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng ta Nguy ễn Ái Quốc, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là t ấm gương sáng về tinh thần cách mạng, chí khí kiên cường bất khuất, toàn tâm toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, tận tụy hy sinh suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng loài người, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội cộng sản. M uốn cách mạng t hành công thì điều kiện không thề thiếu là phải có một chính đảng vững mạnh lãnh đạo.Hiều được sự bức thiết phải thành lập một chính đảng để phục vụ việc giải phóng dân tộc. Nguy ễn Ái Quốc và các đồng chí của mình đã chuần bị rất chu đáo về tư tường chính trị và tồ chức và đến ngày 3-2-1930, đánh dấu mộỉ bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chống thực dân Pháp của nhân dân ta, đó là việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, mở ra một trang sử mới đầy vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Trong đó vai trò to lớn nhất thuộc về Nguyễn Ái Quốc, N gười là cha đẻ của Đảng ta, là tượng trưng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ý tưởng độc lập, tự do với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa; giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với quốc tế vô sản. Người đã tiếp thu phát huy tốt đẹp nhất truyền thống của dân tộc Việt Nam và kết hợp những truyền thống ấy với tư tưởng cách mạng triệt đề của t hời đại ngày nay, tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin. Người đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và rèn luyện Đảng ta thành một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân. Nguyễn Ái Quốc có vai trò rất lớn đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã chuẩn bị đầy đủ và thành công v ề tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Qua quá trình chuẩn bị ấy đã thể hiện sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc phù hợp với điều kiện, hoàn cành Việt Nam. ....
0
0
Donka
28/03/2021 19:01:38
+3đ tặng
Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên gieo hạt giống Mác – Lênin trên đất nước Việt Nam, làm cho cách mạng Việt Nam nở hoa kết quả. Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và dày công đào tạo cho Đảng ta một đội ngũ cán bộ ưu tú, chăm lo xây dựng Đảng ta thành một khối đoàn kết, thống nhất, vững mạnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×