Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
29/03/2021 08:42:50

Chứng minh rằng sách mở ra trước mắt chúng ta những chân trời mới

CMR SÁCH MỞ RA TRƯỚC MẮT CHÚNG TA NHỮNG CHÂN TRỜI MỚI <TÁC GIẢ MÓT-XIN GÓT KI>

2 trả lời
Hỏi chi tiết
562
2
0
+5đ tặng
Bài tham khảo
  • Mở bài:

Đối với nhân loại, sách có giá trị phi thường. Sách đã ghi lại kiến thức, mở ra những trang sử hào hùng của một quốc gia hoặc những điều bí ẩn về thiên nhiên… Từ xa xưa, sách đã là sản vật, mọi giá trị văn hóa sâu sắc với những thần thoại Hy Lạp, Truyện Kiều của Việt Nam đến những giá trị mang tính chất nhân loại như Chiến tranh và hòa bình của L. Tôn- xtôi. Và đúng như nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lý, một lời khuyên.

  • Thân bài:
“Sách” là gì?

Từ hàng ngàn năm về trước, con người đã sử dụng tới sách. Sách chứa đựng kiến thức của con người đã được tích lũy, chọn lọc, tổng hợp và ghi chép lại nhằm lưu giữ tri thức qua thời gian. Rất xa xưa về trước, kể cả việc in ấn chưa phát triển, chưa được sáng tạo, sách đã là giá trị, đời sống văn hóa không thể thiếu của con người. Sách là cái cần có để con người lưu giữ, truyền lại cho thế hệ sau những kiến thức, sự hiểu biết về thiên nhiên, về thế giới xung quanh.

“Chân trời mới” là gì?

Chân trời mới là những thế giới tưởng tượng, những suy nghĩ mới, ý tưởng mới, khát khao mới mà con người luôn khát khao vươn tới. Mỗi một quyển sách hay luôn có vai trò “mở ra” cho con người những suy tưởng, giúp con người có đủ nghị lực để vươn lên tìm kiếm cuộc sống mới.

Vai trò của sách trong đời sống con người.

Sách là thứ quý giá. Chỉ những điều tinh túy đã được con người chọn lọc, phân tích mới có trong sách. Nói chung sách là phương tiện để con người tìm tòi, học hỏi thế giới tự nhiên và xã hội. Sách truyền bá tri thức đến mọi người bất kể tầng lớp, giai cấp nào. Chính vì thế mà sách luôn được mọi người gìn giữ và phát triển.

Sách có giá trị vượt qua cả thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn rất quan tâm và chú ý tới sách vở hàng ngàn năm trước, từ những trang sách bí hiểm trên các vách đá, những hình vẽ, chữ cổ đại trên đất sét của nền văn minh Ai Cập, Ba-by-lôn cổ , những sách bằng đất, vỏ cây của nền văn minh Lưỡng Hà, rồi những trang sách bằng da cừu của người Châu Âu đã góp phần không nhỏ vào kho tàng tri thức to lớn của thế giới.

Ngày nay, những cuốn sách được in hàng loạt, được mang đến tận tay con người ở những vùng xa xôi nhất. Một ngôi làng nhỏ ở Việt Nam cũng có thể đọc Chiến tranh và hòa bình, Ba chị em gái, Rô -bin-sơn… biết được những gì đã và đang diễn ra trên khắp thế giới. Sách là sản phẩm sáng tạo kỳ diệu của con người, một giá trị phi thường có tác động đến mọi cá nhân.

Sách đưa chúng ta tới những điều mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về các nước xa xôi nhất. Nào ai không đọc sách lại có thể biết tới Mê-hi-cô có hang động sâu nhất thế giới? Có biết một nước chỉ có hơn 300 dân, vẫn tồn tại một quốc gia phong kiến? Có những quyển sách có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó như quyển Vũ trụ – điều kỳ lạ của Antome, có sách lại giúp chúng ta biết trái đất còn quay quanh mặt trời, những sự lạ kỳ về thủy triều, nhật thực lại có liên quan đến mặt trăng…

Những quyển sách xã hội giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các nước khác nhau, hiểu biết về đời sống văn hóa các dân tộc, tâm tư, tình cảm, khát vọng con người. Và có quyền như Các triều đại phong kiến Việt Nam ghi lại đời sông trong hơn một nghìn năm phong kiến Việt Nam. Đó thật sự là những trang sử về một nước. Hay như Châu Á – văn minh và cổ đại lại kể về sự phát triển, tập tục của cả một châu lục rộng lớn. Thật không có gì mà sách không đề cập. Từ cái nhỏ bé nhất như đời sông của một con kiến đến cái to lớn nhất như sự hình thành trái đất do vụ nổ Big Bang.

Sách còn giúp tự khám phá ra dân tộc mình, bản thân mình như cuốn tự sự của Bill Clinton hay như Nghệ thuật viết văn của Tô Hoài. Đó là sự nhìn nhận tổng quát cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở của một cá nhân hay của tập thể.

Con người còn có những ước mơ, những khát vọng cao cả. Sách đã giúp con người nuôi dưỡng ấp ủ điều ấy. Một cậu bé mê khảo cổ thì những sách về khảo cổ, di tích, sẽ đi theo cậu bé nuôi dưỡng ước mơ để cậu trở thành một nhà khảo cổ.

Hay như Niutơn – nhà bác học vĩ đại cũng đã từng ôm khư khư quyển sách để trở thành một người thiên tài. Sách đã giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của người phải làm gì để sống cho đúng và để đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời mới với ước mơ và khát vọng.

Đã từng có nhiều cuốn sách không chỉ mở rộng kiến thức, mở ra những chân trời mới cho mọi người, một cá nhân mà còn mở ra tri thức cho cả nhân loại. Đọc Ga-li-lê, Mcedoman hay Nanomen ta hiểu về vũ trụ, không gian huyền bí. Đọc Ê-đi-xơn, Niu-tơn… ta hiểu về sự kỳ diệu của khoa học, sự học tập không ngừng, tính kiên nhẫn và sự nghiên cứu của những con người tài ba.

Đọc thơ Tago, Lí Bạch, Đỗ Phủ là để bồi dưỡng một tâm hồn yêu quê hương đất nước, cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh sắc đất nước hay vẻ đẹp dịu dàng nơi thiên nhiên con người. Đọc Đác-uyn ta biết tới quá trình tiến hóa của muôn loài, sự lạ kỳ của sinh vật hay những điều về chính con người. Đọc thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… ta hiểu xưa kia cha ông chúng ta đau khổ và mơ ước những gì… có thể nói tóm tắt rằng lợi ích, giá trị của sách là vô tận.

Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh đúng những quy luật tự nhiên, những sự thật chính xác về con người và lịch sử con người. Sách tốt là những quyển sách mang lại tri thức cho mọi người, mang lại sự học hỏi, tìm tòi những đức tính quý cho mọi người. Đó là những điều giúp cho con người gần gũi, thân thiết nhau hơn, sông hòa bình, không chiến tranh, không chia rẽ giữa các tôn giáo, bộ tộc…

Sách tốt còn nuôi dưỡng, khích lệ những khát vọng cao thượng của con người… Đọc sách còn giúp chúng ta tự bảo vệ mình vì dân tộc mình, nuôi dưỡng thêm tâm hồn trong sáng, tấm lòng độ lượng khoan dung của mình. Đọc những cuốn sách như thế, đúng là chân trời mở rộng không chỉ trước mắt ta mà trong cả con người ta, tâm hồn ta.

Chỉ đọc những sách tốt, tránh xa sách xấu.

Bên cạnh những quyển sách hữu ích, còn có những quyển sách có nội dung xấu, tác động tiêu cực đến người đọc. Sách xấu là những cuốn sách gây ra những hiểu lầm tai hại trong cuộc sống, trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người. Nó còn gây ra sự mất đoàn kết, làm mất đi sự gắn bó hòa hợp giữa các tập thể, đề cao dân tộc này mà bôi nhọ dân tộc khác, gây sự căm ghét nhau dẫn đến xung đột, chiến tranh.

Sách xấu kích động những thị hiếu thấp hèn, đề cao lôi sống bản năng, hạ thấp lòng tự trọng của con người, gây những tác hại nghiêm trọng vào tầng lớp trẻ, thanh thiếu niên. Chính vì thế mà chúng ta phải cực lực phê phán những cuốn sách xấu cũng như lên án những kẻ đã làm ra, đã phổ biến chúng nhằm mục đích gây hại cho xã hội.

  • Kết bài:

“Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới“. Bởi vậy, ta có thể tự xác định cho mình một thái độ đối với sách. Đọc sách là một cách tự bồi dưỡng kiến thức một thú vui tinh thần. Ham đọc sách sẽ có lợi ích cho ta nhưng ta cũng phải lựa chọn sách để đọc. Ta đọc sách để hiểu về cuộc sông, từ đó vận dụng những điều hay từ sách vào cuộc sống. Ta đọc sách thì phải biết cách đọc sách làm cho cuộc sống của mình phong phú hơn, góp phần làm cho cuộc sống của đất nước mình, nhân dân mình đẹp hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
29/03/2021 11:14:39
+4đ tặng

“Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lý, một lời khuyên.

Từ lâu con người đã biết đến sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có máy in, chưa có cả giấy bút nữa, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức đầu tiên của sách rồi. Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ, về con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau.

Sách, đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói, cần truyền lại, mới đi vào sách.

Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu, những con chữ tượng hình trên các thẻ tre… cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in điện từ hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo lánh Châu Á cũng có thể đọc được cuốn sách của một người viết từ một đất nước xa xôi ở Châu Mỹ. Thật có thể không ngoa rằng: có sách, các thế kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau.

Sách là thế, sách có sức mạnh như thế, cho nên M. Goóc-ki đã rất có lý khi nói: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được quả đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội học giúp hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.

Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học, giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người, qua các thời kỳ khác nhau, ở các dân tộc khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ.

Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của mỗi người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.

Đã từng có những cuốn sách không chỉ “mở rộng những chân trời mới” cho một người, trăm người, triệu người, mà cho cả nhân loại. Những trang sách của Brunô, Galilê về quả đất và thái dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kỳ mới trên con đường chinh phục tự nhiên. Những trang sách của Đacuyn về các giống loài không chỉ giúp con người hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Sêcxpia, của Diderot, Monteskier rồi của Mac, Angghen… thực sự đã giúp con người làm những cuộc cách mạng. Đọc Bangdac ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạ lùng của đồng tiền. Đọc thơ Tago, thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống và tâm hồn của cả những dân tộc. Đọc Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát… ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và ước mơ những gì… Thật không sao kể hết “những chân trời” mà các trang sách đã mở rộng trước mắt ta. Có thể nói một cách tóm tắt rằng: lợi ích của sách là vô tận. Ta đồng ý với lời nhận xét của M. Gorki cũng là tiếp nhận lời khuyên bao hàm chứa trong câu nói ấy: Hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, chẳng lẽ đó là một lời khuyên vô điều kiện? Ngẫm cho kỹ, ta vẫn thấy có một khoảng trống cần cân nhắc trong lời khuyên ấy. Vì sao? Vì không phải mọi quyển sách đề “mở rộng những chân trời mới”.

Từ khi xuất hiện chủ nghĩa tư bản, mọi vận dụng của con người, trong đó có sách, đều trở thành hàng hóa. Sách không chỉ là cái do con người viết ra cho con người đọc, mà còn là một món hàng cho những ông chủ nhà in, chủ nhà xuất bản kiếm lời. Mục đích của những ông chủ ấy, nói chung, không phải là phục vụ nhân loại mà để kiếm lợi nhuận, lợi nhuận tối đa. Vì thế, trên thị trường sách, không phải bao giờ cũng chỉ có những cuốn sách tốt thực sự phục vụ mục đích cao cả của con người, mà còn có rất nhiều những cuốn sách vì mục đích kiếm lời, đã gây tác hại không nhỏ cho con người.

Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luật của tự nhiên và của đời sống xã hội. Chúng giúp con người ta hiểu rõ về số phận của mình để có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống. Một cuốn sách tốt phải giúp cho các dân tộc hiểu biết nhau hơn. Nó phải ca ngợi sự công bằng và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Nó phải khiến cho con người thêm tự hào về mình, thêm vững tin ở cuộc sống để chiến đấu cho cuộc sống mỗi ngày một hợp lí và hạnh phúc hơn. Nó phải khiến cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn, độ lượng hơn, trong sáng hơn.

Đọc những cuốn sách như thế, đúng là chân trời mở rộng không chỉ trước mắt ta mà còn cả trong tâm hồn ta. Ta không chỉ tăng thêm hiểu biết mà còn tăng thêm giá trị và sức mạnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo