Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy cho biết Quang Trung đã đưa ra chính sách phục hồi kinh tế và văn hóa dân tộc

Câu 1: Em hãy cho biết Quang Trung đã đưa ra chính sách phục hồi kinh tế và văn hóa dân tộc?
Câu 2: Em hãy cho biết sự ra đời của Chữ Quốc Ngữ?
Câu 3:Em hãy cho biết tổ chức quân đội thời Lê Sơ?
Câu 4:Sự suy yếu của nhà nước phong kiến Tập Quyền?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
197
1
0
Nguyễn Nguyễn
29/03/2021 19:10:31
+5đ tặng
2-

Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây, trong đó có giáo sĩ A-lếc-xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng, đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo.

- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.


+

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Mai Nguyễn
29/03/2021 19:15:06
+4đ tặng
C1:
Với bộ máy chính quyền hùng mạnh, Quang Trung đã thực thi nhiều chính sách cải cách về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục theo hướng khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định trật tự xã hội...Việc ban hành các chiếu cầu hiền, chiếu lập học, chiếu khuyến nông, chiếu mở khoa thi, chiếu dụ các quan văn võ của triều cũ, thành lập Quốc sử quán năm 1790 nhằm cung cấp kiến thức lịch sử - văn hóa cho toàn dân và thành lập Viện Sùng Chính năm 1791 phụ trách giáo dục, biên soạn dịch chú các bộ Tiểu học, tứ thư, ngũ kinh ra chữ Nôm...đã mở ra một thời kỳ mới của lịch sử Việt Nam nói chung và Phú Xuân nói riêng.
Trong thời gian ngắn ngủi 4 năm kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của Quang Trung chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng, ý chí của hoàng đế Quang Trung. Tài năng của Quang Trung bao quát trên nhiều mặt nhưng lĩnh vực tỏa sáng nhất là quân sự. Ông đã đưa tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển lên một đỉnh cao mới. Tinh thần tiến công mãnh liệt, lối đánh thần tốc, bất ngờ là nét nổi bật nhất trong tư tưởng và nghệ thuật quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, từ tuổi 18 tham gia khởi nghĩa cho đến lúc từ trần ở tuổi 39, Nguyễn Huệ chỉ có thắng, chưa hề bại và ghi vào sử sách nhiều chiến công chói lọi.
C2:

- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây, trong đó có giáo sĩ A-lếc-xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng, đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo.

- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.
C3:
 

* Tổ chức quân đội thời Lê sơ:

- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"

- Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

- Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.
C4:1. Triều đình nhà Lê

- Đầu thế kỉ XVI, Nhà Lê bắt đầu suy yếu:

+ Tầng lớp phong kiến thống trị đã thoái hóa. Vua quan không lo việc nước, chỉ hưởng lạc xa xỉ, xây dựng cung điện tốn kém.

+ Triều đình rối loạn nội bộ chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lực.

2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI

a. Nguyên nhân

- Quan lại bóc lột nhân dân thậm tệ, đời sống nhân dân cùng khổ.

- Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc: nông dân - địa chủ, nhân dân - nhà nước phong kiến.

=> Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

b. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu


Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa đầu thế kỷ XVI

- Khởi nghĩa Trần Tuân (1511) - Sơn Tây.

- Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (1512) - Nghệ An và Thanh Hóa.

- Khởi nghĩa Phùng Chương (1515) ở Tam Đảo.

- Tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Trần Cảo (1516) - Đông Triều (Quảng Ninh).

 

 

c. Kết quả - ý nghĩa

-  Kết quả: các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.

-  Ý nghĩa: góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

Luyện tập

Thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XVI có mâu thuẫn gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa

nhân dân với nhà nước phong kiến.
các phe phái phong kiến.
bọn quan lại địa phương với nhân dân.
nông dân với địa chủ.
Kiểm tra
II. Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn 
1. Chiến tranh Nam - Bắc triều

- Nhà Lê suy yếu, sự tranh chấp giữa các phe phái diễn ra quyết liệt.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung đã cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc là Bắc triều.

- Năm 1533, Nguyễn Kim vào Thanh Hóa lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "Phù Lê diệt Mạc" là Nam triều.

=> Cuộc Chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra liên miên, kéo dài hơn 50 năm.

- Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, chiến tranh mới chấm dứt.

 


Chiến tranh Trịnh - Mạc

- Hậu quả:

+ Gây tổn thất lớn về người và của.

+ Nhân dân phiêu tán, đói kém, mất mùa, dịch bệnh.

 

 


Triều đình vua Lê thế kỷ XVII.

- Đàng ngoài: triều đình Vua Lê - chúa Trịnh.

 

- Đàng trong: chính quyền "chúa Nguyễn".


Phủ chúa Trịnh (tranh vẽ thế kỉ XVII)

- Hậu quả:

+ Gây bao đau thương cho dân tộc.

+ Đất nước bị tàn phá, suy giảm tiềm lực nghiêm trọng.

+ Đất nước bị chia cắt lâu dài, ảnh hưởng khối đoàn kết dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo