viết baif văn nghị luận giair thích câu tục ngữ:tấc đất,tấcvàng
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đất nước Việt Nam chúng ta từ lâu nay đều có truyền thống làm nghề nông nghiệp phát triển cây lúa nước đã trở thành một truyền thống lâu đời của người dân nước ta. Một nghề truyền thống phát triển từ đời này sang đời khác. Tất cả những nông sản, tài sản của chúng ta đều được hình thành trên đất mà ra. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” nói lên vai trò của đất đai trong cuộc sống của con người.
Chắc hẳn, mỗi người đều tự hỏi “Tấc đất tấc vàng” có ý nghĩa như thế nào. Ngày xưa, ông bà ta thường dùng đơn vị chính là “tấc” để đo đơn vị trọng lượng cũng như đo diện tích. “Tấc đất, tấc vàng” đã so sánh đất đai quý giá như vàng bạc. “Vàng” vốn là một loại kim loại quý từ xưa tới nay. Theo thời gian, đồng tiền có thể mất giá nhưng vàng thì không. Khi so sánh “đất” với “vàng”, người xưa muốn nhấn mạnh tới con cháu phải biết trân trọng đất đai. Bởi có đất đai chính là có vàng bạc, có của cải để phát triển kinh tế đưa đất nước chúng ta ngày càng giàu mạnh, tiên tiến sánh ngang với những nước phát triển trên thế giới. Như vậy, câu tục ngữ chính là lời khuyên vô cùng chí lý để con người ta biết trân trọng đất đai, không để đất đai bị bỏ hoang bỏ phí, những vùng đất đai bỏ hoang cần phải khai hoang để phục vụ sản xuất tạo ra nhiều của cải nông sản cho con người chúng ta.
“Tấc đất tấc vàng” chính là một lời nhận định vô cùng chí lý, khẳng định một chân lý vô cùng đúng đắn bởi nước ta là một nước nông nghiệp đất đai rất cần cho việc canh tác. Đất đai cần phải trân trọng khi mang tới lúa gạo cho con người chúng ta. Nó giúp xây dựng nhà cửa, xây dựng nhà máy xí nghiệp, bệnh viện trường học, nếu không có đất đai thì con người sẽ không thể làm được gì, không phát triển được công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… mọi thứ đều được thực hiện trên đất. Sản xuất nông nghiệp tạo nên hoa quả, lúa gạo, rồi hoa màu cho con người. Đất đai xây dựng công nghiệp giúp chúng ta mở nhà xưởng tạo công ăn việc làm cho những công nhân có công ăn việc làm, phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên đất đai có quý báu tới đau cũng cần phải có bàn tay và khối óc con người bỏ sức lao động của mình ra mới tạo thành của cải vật chất được. Đất đai dù quý tới đâu nhưng con người không chịu bỏ sức lao động của mình ra thì sẽ không thể nào tạo nên của cải vật chất cho chúng ta được.
Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” nhằm khuyên nhủ chúng ta cần phải quý trọng đất đai, bởi đất đai chính là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Một tài nguyên vô cùng đáng trân trọng của nước ta, để giữ được nguồn tài nguyên này chúng ta đã phải hy sinh rất nhiều máu xương của những ông cha đi trước. Đất nước chúng ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương của chúng ta nhiều anh hùng chiến sĩ đã phải trải qua rất nhiều hy sinh gian khổ để quê hương của chúng ta được tự do như ngày hôm nay. Câu tục ngữ này ông cha ta muốn nhắn nhủ con cháu của mình hay bảo vệ giữ gìn ruộng đất, vườn tược, đất đai của quê hương mình. Sau khi chiến tranh kết thúc nhiều vùng đất của nước ta đã bị tàn phá nặng nề nhưng người dân nước ta đã chung tay khai hoang trồng nhiều hoa màu để đất đai của dân tộc ta không bị bỏ hoang.
Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” là một bài học quý giá cho chúng ta để chúng ta bảo vệ từng mảnh đất quê hương của chúng ta làm nên những vàng bạc cho cuộc sống. Mỗi chúng ta cần phải nâng niu trân trọng mảnh đất của quê hương mình biến đất sỏi đá thành đất màu mỡ, tươi xốp mang lại nhiều lợi nhuận.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |